7 lãng phí trong sản xuất là gì năm 2024

Trong quá trình sản xuất, nếu không được quản lý tốt sẽ dẫn đến các lãng phí và gây ra nhiều tốn kém cho doanh nghiệp. Bạn đang tìm kiếm cách nhận diện 7 lãng phí trong sản xuất để tối ưu chi phí và tăng lợi nhuận? MECI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại lãng phí thường gặp trong sản xuất và cách tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp ở bài chia sẻ này.

Mục lục

Thông tin chung về lãng phí trong sản xuất

Lãng phí trong sản xuất là một trong những vấn đề lớn mà các công ty sản xuất đang phải đối mặt. Lãng phí có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất, gây tổn thất về thời gian, nguyên liệu và chi phí. Có thể nhóm thành 7 loại lãng phí trong sản xuất, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Những lãng phí này là nguồn gốc của những chi phí không cần thiết, tiêu tốn tài nguyên và thời gian, giảm hiệu quả sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, lãng phí còn gây ra sự phiền toái cho khách hàng, gây mất uy tín và sự tin tưởng của họ đối với sản phẩm và doanh nghiệp.

7 lãng phí trong sản xuất là gì năm 2024
7 lãng phí trong sản xuất tác động lớn đến chi phí sản xuất, kho bãi, nhân sự,… của doanh nghiệp

Không phải lãng phí nào cũng là không cần thiết hoặc không thể tránh được. Một số lãng phí có thể được loại bỏ hoặc giảm thiểu bằng cách sử dụng các phương pháp và công cụ tối ưu hóa sản xuất. Do đó, việc nhận diện và giảm thiểu lãng phí trong sản xuất là rất quan trọng.

Tìm hiểu về 7 lãng phí trong sản xuất và các ví dụ thực tế

Trong quản lý sản xuất, lãng phí là các hoạt động, quá trình, tài nguyên hoặc sản phẩm không cần thiết hoặc không cung cấp giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Dưới đây là 7 loại lãng phí thường gặp trong sản xuất:

Lãng phí vận chuyển

Đây là một 7 lãng phí trong sản xuất mà hàng hóa hoặc sản phẩm được vận chuyển từ điểm A đến điểm B mà không đạt được giá trị cuối cùng mong đợi. Lãng phí vận chuyển trong sản xuất có thể bao gồm các yếu tố như quá trình đóng gói không hiệu quả, chọn sai loại vận chuyển hoặc công ty vận chuyển không tin cậy, hao phí thời gian, năng lượng và tài nguyên để vận chuyển, mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển,…

Ví dụ: sử dụng các bao bì lớn hơn cần thiết để đóng gói sản phẩm, khiến cho chi phí vận chuyển tăng lên một cách không cần thiết.

Doanh nghiệp muốn giảm thiểu lãng phí vận chuyển có thể sử dụng các giải pháp như tái thiết kế đóng gói, tìm kiếm đối tác vận chuyển đáng tin cậy và hiệu quả, cải thiện quá trình kiểm soát chất lượng hàng hóa. Đồng thời, doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ hiện đại để quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển.

7 lãng phí trong sản xuất là gì năm 2024
Giảm thiết lãng phí vận chuyển bằng quy trình xử lý chuẩn chỉnh đóng gói

Lãng phí tồn kho

Lãng phí tồn kho là hiện tượng hàng hóa không được sử dụng hoặc bán trong thời gian dài. Lúc này đây, hàng hoá đã không có giá trị sử dụng hoặc giá trị thấp hơn so với giá trị của sản phẩm tương tự trên thị trường. Nằm trong 7 lãng phí trong sản xuất, lãng phí tồn kho ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất, các chi phí liên quan đến kho và cả mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến lãng phí tồn kho có thể từ sản xuất quá mức, sử dụng nguyên liệu quá nhiều so với nhu cầu, sản phẩm bị lỗi hoặc hư hỏng trong quá trình sản xuất, hoặc không có kế hoạch bán hàng đúng mức,…

Ví dụ: Hàng tồn kho không được sử dụng trong khoảng thời gian dài, sản phẩm hết hạn sử dụng. Doanh nghiệp cần tốn thêm chi phí xử lý.

Khi phát hiện lãng phí tồn kho, các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp để giảm thiểu lãng phí như tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm soát nguyên liệu và sản phẩm, hoặc áp dụng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý để đảm bảo sản phẩm không bị dư thừa.

Lãng phí thao tác

Lãng phí thao tác là loại một trong 7 lãng phí trong sản xuất có thể xảy ra trong quá trình sản xuất khi các thao tác thực hiện bị dư thừa. Lãng phí này làm tăng thời gian sản xuất và tiêu tốn tài nguyên. Nguyên nhân dẫn đến lãng phí này bao gồm: sử dụng quá nhiều nhân công không đủ kỹ năng hoặc việc đào tạo cho nhân viên chưa hiệu quả; không sử dụng các công cụ và thiết bị phù hợp; hoặc quá trình sản xuất không được tối ưu hóa.

Ví dụ: Nhân viên phải đi lại nhiều lần giữa kho và vị trí làm việc để lấy các vật dụng cần thiết gây mất thời gian trong quá trình sản xuất.

Để tối ưu và giảm lãng phí thao tác trong sản xuất, doanh nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và đào tạo cho nhân viên sử dụng các công cụ và thiết bị tối ưu hóa sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, và sử dụng các phương pháp quản lý chất lượng.

7 lãng phí trong sản xuất là gì năm 2024
Lãng phí thao tác một trong 7 thao tác trong sản xuất cần tối ưu

Lãng phí chờ đợi

7 lãng phí trong sản xuất có sự lãng phí về thời gian và tiền bạc là lãng phí chờ đơi. Nó do quá trình sản xuất bị gián đoạn bởi sự chậm trễ hoặc dừng sản xuất. Lãng phí chờ đợi làm giảm hiệu suất và tăng chi phí sản xuất. Nguyên nhân của lãng phí này có thể bao gồm thiếu kế hoạch sản xuất hiệu quả, quá tải sản xuất, sự cố về thiết bị hoặc nguyên vật liệu, và sự phụ thuộc vào các công đoạn trước đó.

Ví dụ: Đợi vật liệu được cung cấp cho quá trình sản xuất tiếp theo tại xưởng.

Để giảm thiểu lãng phí chờ đợi trong sản xuất, doanh nghiệp áp dụng các kỹ thuật quản lý sản xuất như Lean Manufacturing. Đồng thời, các nhà sản xuất cần chú trọng đến: kế hoạch sản xuất và lập lịch sản xuất hiệu quả; sử dụng các công nghệ tự động hóa và quản lý dữ liệu để giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người; tăng cường đào tạo và cải thiện kỹ năng cho nhân viên sản xuất.

Lãng phí xử lý thừa

Lãng phí xử lý thừa trong sản xuất là một trong 7 lãng phí trong sản xuất phổ biến. Điều này thường xảy ra khi sản xuất ra quá nhiều sản phẩm hơn so với nhu cầu thực tế hoặc khi thiết kế sản phẩm không tối ưu. Sản phẩm được sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, doanh nghiệp sẽ phải bỏ tiền để lưu trữ sản phẩm thừa, chi phí tổng thể của quá trình sản xuất tăng.

Ví dụ, trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử, nếu thiết kế mạch điện quá nhiều mà chưa dùng đến để tiếp tục làm ra thành phẩm, khiến doanh nghiệp phải tốn chi phí lưu kho, bảo quản…

Doanh nghiệp để giảm thiểu lãng phí xử lý thừa trong sản xuất cần thiết kế sản phẩm một cách tối ưu. Nhà sản xuất đảm bảo rằng chỉ sản xuất đúng số lượng sản phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế và đảm bảo tính khả thi của quá trình sản xuất.

7 lãng phí trong sản xuất là gì năm 2024
Quá trình sản xuất dư thừa sản phẩm hơn so với nhu cầu thực tế gây lãng phí xử lý thừa

Lãng phí sản xuất thừa

Lãng phí sản xuất thừa xảy ra khi sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu thực tế hoặc khi sản xuất không đúng sản phẩm cần thiết. Nó gây lãng phí tài nguyên và chi phí sản xuất không cần thiết. Nguyên nhân của lãng phí này có thể bắt nguồn từ lỗi trong kế hoạch sản xuất, thiết kế sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường, thừa hóa nguyên vật liệu, linh kiện hoặc phụ kiện không cần thiết để sản xuất sản phẩm,…

Ví dụ: Sản xuất quá số lượng phụ tùng để làm máy pha cà phê, khi sản xuất đủ số lượng máy cần, phụ tùng bị dư ra, gây lãng phí cho doanh nghiệp.

Cách doanh nghiệp giải thiểu được 7 lãng phí trong sản xuất cần chú trọng đến quá trình kế hoạch sản xuất, thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất và đào tạo nhân viên vận hành sản xuất hiệu quả hơn,… Từ đó, lãng phí thừa sẽ được kiểm soát và giảm thiểu.

Lãng phí khuyết tật

Lãng phí khuyết tật trong sản xuất là tình trạng sản phẩm không đạt chuẩn chất lượng hoặc không đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Nguyên nhân gây ra có thể từ quá trình sản xuất, từ chất lượng nguyên liệu đầu vào, hoặc từ sai sót trong quá trình kiểm tra chất lượng. Đây là là một trong 7 lãng phí chi phí trong sản xuất lớn, vì những sản phẩm bị lỗi phải được xử lý, hoặc bỏ đi, làm tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra, nó còn gây tổn thất về uy tín của thương hiệu.

Ví dụ: Sản phẩm linh kiện vi mạch loa bị lỗi, không đáp ứng được chất lượng yêu cầu của khách hàng.

Để giảm thiểu lãng phí khuyết tật trong sản xuất, các công ty nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng và đảm bảo nguyên liệu đầu vào chuẩn chất lượng. Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo, huấn luyện nhân viên nâng cao kỹ năng và tối ưu hóa quy trình sản xuất để đảm bảo đạt được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

7 lãng phí trong sản xuất là gì năm 2024
Sản phẩm không đạt chuẩn chất lượng sẽ bị loại bỏ và gây lãng phí cho sản xuất

Lợi ích của việc nhận diện và loại bỏ 7 lãng phí trong sản xuất

Lãng phí trong sản xuất tác động đến doanh nghiệp rất nhiều về chi phí sản xuất, tài nguyên và uy tín thương hiệu. Việc nhận diện và loại bỏ 7 lãng phí trong sản xuất có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, Lợi ý bao gồm kết quả tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp và tiết kiệm tài nguyên.

Tại sao nói tồn kho là 1 trọng 7 lãng phí lớn nhất?

Tồn kho (Inventory): các dạng tồn kho có thể là nguyên liệu, bán thành phẩm (WIP) hoặc là các sản phẩm hoàn thiện. Điều này phản ánh nguồn vốn bỏ ra nhưng chưa tạo ra doanh thu, vì vậy, tồn kho quá mức cần thiết sẽ gây ra lãng phí cho cả nhà sản xuất và khách hàng.

Over Processing là gì?

Gia công thừa (Over Processing): gia công vượt quá yêu cầu của khách hàng, bao gồm việc sử dụng các thành phần phức tạp hơn so với yêu cầu, hay gia công với chất lượng vượt yêu cầu, chẳng hạn như đánh bóng bề mặt quá mức hoặc tại vị trí không cần thiết,..

Trọng doanh nghiệp có bao nhiêu loại lãng phí?

Theo cách tiếp cận trên, lãng phí trong sản xuất, kinh doanh được phân thành bảy loại, bao gồm: Lãng phí do Sai lỗi/ Khuyết tật (Defect), Sản xuất dư thừa ( Over Production), Tồn kho (Inventory), Thao tác (Motion), Vận chuyển ( Transportation), Chờ đợi (Waiting), Gia công/xử lý thừa (Over processing).

Excess Processing là gì?

Excess processing – Lãng phí quá trình. Rất nhiều quy trình làm việc hiện nay không hợp lý hoặc chưa thuận tiện cho người lao động. Điều này không những gây lãng phí lớn mà còn làm hạn chế năng lực của người lao động và tạo cơ hội cho những khuyết tật phát sinh.