Bà bầu uống sữa đậu nành nhiều có tốt không

Sữa đậu nành là thực phẩm rất tốt, đặc biệt là cho phụ nữ nên nhiều chị em đã có thói quen uống sữa đậu nành hằng ngày. Liệu thói quen này có tốt cho thai kỳ? Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Công dụng tốt của sữa đậu nành

Sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như:

  • Bổ sung đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết, giàu canxi, sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ bé sinh ra còi xương, nhẹ cân; giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non và hạn chế tình trạng loãng xương.
  • Chứa chất béo có nhiều axit béo không no thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic, omega-3 giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất, giúp mẹ bầu ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp.
  • Chứa chất xơ tiêu hóa hòa tan và không hòa tan, để kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón cho mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa đậu nành hay không?

Nếu đang có thói quen uống sữa đậu nành, mẹ bầu hãy yên tâm vì cho đến nay, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone  trong đậu nành có thể hấp thu qua nhau thai và các bé sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành cũng không có bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe.

Vậy mẹ bầu có thể không còn băn khoăn mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì, uống sữa đậu nành có được không rồi nhé! Tuy nhiên, trong thai kỳ, khi uống sữa đậu nành mẹ nên nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

Uống sữa đậu nành đúng cách mới tốt cho thai nhi

  • Không dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu để tránh uống phải sữa bị biến chất, hư hỏng, từ đó dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Không pha sữa đậu nành với đường đỏ vì sẽ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng
  • Không uống quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc.
  • không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành vì axit trong các loại trái cây này sẽ làm kết tử protein của đậu nành, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
  • sữa đậu nành cần được đun sôi kỹ, đảm bảo vệ sinh.

Vậy ngoài sữa đậu nành, mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì? Mẹ bầu có thể uống Optimum Mama Gold với hương vị Vani thơm ngon, thay thế bữa ăn phụ, bổ sung DHA, Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật đáng nhớ và khỏe mạnh nhé!

Trước khi tìm hiểu, bầu uống sữa đậu nành được không; chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của đậu nành. Đậu nành là một loại hạt thuộc họ nhà đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Hiện nay, đậu nành được trồng chủ yếu ở Châu Á, Nam và Bắc Mỹ. Đậu nành thường được chế biến thành đậu phụ và sữa đậu nành.

Sữa đậu nành cung cấp một lượng protein đáng kể; không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật. Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành như hàm lượng protein, vitamin A, D, riboflavin. Đối với những mẹ bị dị ứng lactose trong sữa bò, sữa đậu nành là một giải pháp thay thế tuyệt vời.

Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu; giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm táo bón.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là một trong những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không ít phụ nữ nghi ngờ sữa đậu nành không phải là thực phẩm tốt cho bà bầu. Vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính thai nhi. Vậy thật sự bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Năm 2001 theo nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người. Như thế, chất isoflavones trong sữa đậu nành không có hại cho thai nhi và mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất này còn được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư vú.

Ngoài ra, trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics – chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã cho biết: “Sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ”.

Như vậy, có bầu uống sữa đậu nành được không? Câu trả lời là việc bà bầu uống sữa đậu nành được. Điều đó không gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi các mẹ nhé.

Cách uống sữa đậu nành dành cho bà bầu

Mặc dù đã có câu trả lời tích cực về bầu uống sữa đậu nành được không? Song sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không thì vẫn còn tùy thuộc vào cách uống nữa đấy. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu khi uống sữa đậu nành.

Bà bầu uống sữa đậu nành nhiều có tốt không
Bầu uống sữa đậu nành được không?

1. Không uống quá nhiều

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe, bà bầu không nên uống sữa đậu nành quá 500ml sữa/ngày. Đặc biệt, mẹ không nên uống một lượng lớn cùng lúc; cũng như không nên uống quá nhiều trong thời gian liên tiếp. Vì có thể gây khó tiêu; đầy hơi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất khác. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần khoảng 250ml sữa đậu nành.

Bà bầu uống nước đậu có tác dụng gì?

Đậu phụ thể đem lại một lượng lớn protein cho bà bầu. Do đó, hỗ trợ phát triển nhanh chóng cho các tế bào của thai nhi. Chất sắt trong đậu phụ giúp mẹ bầu ngăn ngừa sinh non và sinh con ra không bị nhẹ cân.

Bà bầu nên uống sữa đậu nành khi nào?

Đậu nành được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống trong 3 tháng đầu vì sở hữu nhiều khoáng chất và vitamin tốt như canxi, protein, chất xơ,… Vì vậy, uống sữa đậu nành giúp mẹ bầu ngăn ngừa loãng xương, táo bón, thiếu máu thai kỳ.

Bà bầu nên uống sữa gì tốt nhất?

Top 10 loại sữa cho bà bầu được ưa chuộng.
Sữa bầu Imperial XO Mom. ... .
Sữa bầu Meiji Mama Milk. ... .
Sữa bầu Frisomum Gold. ... .
Sữa bầu Abbott Similac Mom IQ Plus. ... .
Sữa bầu Enfamama A+ ... .
Sữa bầu Morinaga. ... .
Sữa bầu Matilia. ... .
Sữa bầu Anmum Materna..

Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Để đáp ứng nhu cầu này, một người phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên được khuyến cáo nên tiêu thụ 1.000mg canxi mỗi ngày. Một ly sữa không béo (250ml) sẽ cung cấp khoảng 309mg canxi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tiêu thụ khoảng 3-4 ly sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày.