Bà rịa ở đâu

Nhiều người thắc mắc Bà Rịa – Vũng Tàu ở đâu? thuộc miền nào? có bao nhiêu huyện? Bài viết hôm nay https://chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Bà Rịa – Vũng Tàu ở đâu? thuộc miền nào?

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở 10°24′37″B 107°08′12″Đ thuộc vùng (miền) Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối thuận lợi với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt.

Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

Chi tiết về Bà Rịa – Vũng Tàu:

Vùng: Đông Nam Bộ (địa lý) Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị)
Tỉnh lỵ:thành phố Bà Rịa
Phân chia hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện
Thành lập: 12/8/1991
Chính quyền
Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Long (quyền)
Chủ tịch HĐND Nguyễn Hồng Lĩnh
Chủ tịch UBMTTQ Bùi Chí Thành
Chánh án TAND Nguyễn Văn Hiến
Viện trưởng VKSND Lê Thị Đầy
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh
Diện tích: 1.980,8 km²
Dân số (2017)
Tổng cộng: 1.148.313 người
Thành thị: 670.769 người (58,4%)
Nông thôn: 447.544 người (41,6%)
Mật độ: 556 người/km²
Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, Chơ Ro, Chăm
Mã hành chính:VN-43
Mã bưu chính: 790.000
Mã điện thoại: 254
Biển số xe: 72

Bà Rịa – Vũng Tàu giáp tỉnh thành nào? có giáp biển không?

Bà Rịa – Vũng Tàu là 1 tỉnh thành ven biển và là 1 khu du lịch thu hút du khách từ các tỉnh lân cận như TP.HCM, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng v.v.. vào các dịp nghỉ lễ thì tại Bà Rịa – Vũng Tàu rất đông khách. Việc tiếp giáp biển mang lại nguồn thu rất lớn cho Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như cải thiện đời sống người dân rất nhiều.

Ngoài ra, vị trí địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu còn tiếp giáp các vùng trọng điểm khác như:

Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.

Phía Nam giáp Biển Đông.

Bà Rịa – Vũng Tàu có bao nhiêu huyện?

Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 5 huyện. Trong đó được chia nhỏ thành 82 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 6 thị trấn, 29 phường và 47 xã.

Thành phố Bà Rịa
Thành phố Vũng Tàu
Thị xã Phú Mỹ
Huyện Châu Đức
Huyện Côn Đảo
Huyện Đất Đỏ
Huyện Long Điền
Huyện Xuyên Mộc

Qua bài viết Bà Rịa – Vũng Tàu ở đâu thuộc miền nào có bao nhiêu huyện? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc có thể vào link Nhà thuốc Pharmacity Hoặc Nhà thuốc 365 Hoặc nếu cần mua các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ có thể tìm các sản phẩm tốt tại Nhà thuốc Thân Thiện với giá cả vô cùng phải chăng. Đây được biết đến là 1 cửa hàng thuốc chất lượng và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc có thể tải app TAPTAP để có thể mua các sản phẩm thuốc - TPCN hỗ trợ của Nhà Thuốc Long Châu một cách dễ dàng hơn giúp ích cho sức khỏe của bạn. Việc tải app và chỉ cần SDT sẽ tạo được tài khoản nhanh chóng và sau đó bạn có thể mua hàng và tích điểm trên app này.

Link tải Android (sangsung, xiaomi, oppo): https://shorten.asia/Jbmjn8Up


Link tải IOS (Iphone): https://shorten.asia/EVBQ8pBW

Bà rịa ở đâu

Nhiều người thắc mắc Đồng nai ở đâu? thuộc miền nào? có bao nhiêu huyện? …

Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và 6 huyện Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh gần 2.000 km2. Phía bắc tỉnh giáp Đồng Nai, phía tây giáp TP HCM, phía đông giáp Bình Thuận, phía nam giáp biển Đông.

Bà rịa ở đâu

Trung tâm thương mại Bà Rịa ở thành phố Bà Rịa. Ảnh:Wikipedia

Năm 1991, Quốc hội ra nghị quyết thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Vũng Tàu. Năm 2012, thành phố Bà Rịa mới được thành lập từ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bà Rịa trước đó. Trong năm này, tỉnh lỵ của Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu sang thành phố Bà Rịa.

Câu 3: Đâu là huyện đảo của Bà Rịa - Vũng Tàu?

a. Côn Đảo

b. Long Điền

c. Tân Thành

Mạnh Tùng

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Bà rịa ở đâu
Vùng đất Bà Rịa xưa là nơi cư dân người Việt vào khai khẩn từ rất sớm, trước khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý. Tám năm sau khi khôi phục được vương triều, Gia Long (Nguyễn Ánh) đổi Gia Định trấn thành 5 trấn. Năm 1832, trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa, đến năm 1837, vua Minh Mạng đặt thêm phủ Phước Tuy. Phủ lỵ Phước Tuy đóng tại Bà Rịa, địa bàn thành phố Bà Rịa ngày nay trở thành trung tâm hành chính một tỉnh.

Năm 1862, Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp và được chia làm 5 hạt tham biện. Hạt Bà Rịa tương đương giới huyện Phước An. Năm 1930, địa hạt Bà Rịa chỉ có hai quận Long Điền và Đất Đỏ. Trước 1975 thành phố Bà Rịa về mặt hành chính chỉ là cấp xã Phước Lễ, vừa là quận lỵ quận Long Lễ Phước Tuy, vừa là tỉnh lỵ Phước Tuy. Ngày 8/12/1982, thị trấn Bà Rịa được thành lập từ xã Phước Lễ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngày 02/6/1994, thị xã Bà Rịa được thành lập (tách ra từ huyện Chậu Thành), theo nghị định số 45/CP của Chính phủ.

Trải qua 19 năm xây dựng và phát triển thành phố không ngừng đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bộ mặt đô thị của thành phố ngày một khang trang hiện đại, xứng đáng là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua nhiều năm phấn đấu, với truyền thống đoàn kết, gắn bó Đảng bộ và nhân dân thành phố Bà Rịa đã nỗ lực, phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh việc chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đảng bộ và nhân dân thị xã được Đảng và nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: năm 2001 được phong tặng huân chương lao động hạng Ba, danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang; năm 2003 huân chương lao động hạng Nhì; năm 2007 được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và đồng thời được công nhận là đô thị loại III (quyết định số 574/QĐ-BXD ngày 16/4/2007); năm 2008 được phong tặng huân chương lao động hạng Nhất; năm 2010 thành phố Bà Rịa (khi đó là thị xã Bà Rịa) được công nhận thị xã văn hóa.

Ngày 02/05/2012, trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa (nay là thành phố). Ngày 22/8/2012, chính phủ ra nghị quyết số 43/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi đó, thành phố Bà Rịa có 9.146,50 ha diện tích tự nhiên và 122.424 nhân khẩu; 11 đơn vị hành chính, gồm 08 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm và 03 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

Trong nhiều năm qua, kể từ khi thành lập thành phố Bà Rịa  thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đảng bộ và nhân dân thành phố đã vượt qua nhiều khó khăn, nỗ lực phấn đấu giành thắng lợi tương đối toàn diện trên các lĩnh vực: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở  quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bà Rịa giai đoạn 2006-2015 định hướng đến năm 2020, Thành phố đã được ưu tiên đầu tư phát triển xây dựng và thực hiện tốt các quy định về quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng cải tạo, nâng cấp; hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị có bước phát triển vượt trội; nhiều công trình với kiến trúc mới, hiện đại được  hình thành. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao được duy trì và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, bộ mặt của thành phố có nhiều thay đổi, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và vùng Đông Nam bộ.

Ban Biên Tập Cổng thông tin điện tử Thành phố Bà Rịa.