Bội nhiễm vi khuẩn là gì

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một trong những dạng viêm da tiến triển nặng do sự xâm nhập của vi khuẩn. Đối với những trường hợp bệnh nhân viêm da cơ địa bội nhiễm cần có hướng xử trí phù hợp để bệnh không tiến triển nặng, gây ra những khó khăn không mong muốn trong việc điều trị.

Viêm da cơ địa bội nhiễm (Atopic Dermatitis Superinfection) là một dạng viêm da tiến triển nặng. Ngoài những tổn thương đặc trưng của viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể gặp phải sự xâm nhập của các chủng vi khuẩn lên vùng da mắc bệnh. Vết thương có thể trở nên viêm nhiễm nặng hơn, điều trị gặp nhiều khó khăn hơn so với những trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm thông thường.

Bệnh nhân có thể mắc viêm da cơ địa bội nhiễm do một số chủng vi khuẩn như:

  • Nhiễm vi khuẩn Staphylococcus Aureus.
  • Ảnh hưởng của vi khuẩn Enterobacter asburiae.
  • Một số chủng vi khuẩn khác như tụ cầu vàng cũng có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên tỉ lệ mắc phải ở trẻ nhỏ thường cao hơn vì đây là độ tuổi chưa có sức đề kháng hoàn thiện, dễ gặp phải sự tấn công của các loại vi khuẩn. Đồng thời, hàng rào bảo vệ da của trẻ nhỏ cũng kém hơn so với người lớn.

Bội nhiễm vi khuẩn là gì
Trẻ nhỏ mắc viêm da cơ địa thường dễ chuyển sang thể bội nhiễm hơn so vơi người lớn

Viêm da cơ địa bội nhiễm cũng có những thương tổn tương tự như viêm da cơ địa thông thường. Ngoài ra, vị trí bội nhiễm cũng có thêm những đặc trưng riêng để nhận biết, bao gồm:

  • Dấu hiệu nổi mẩn đỏ, đặc biệt là trên vùng da mặt. Vị trí viêm da cơ địa thường khô hơn so với vùng da thường.
  • Ngoài vùng da mặt, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng trên thân thể, sau tai, nổi đỏ trên cánh tay, trên chân,… Một số trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm có thể xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn toàn thân.
  • Với những trường hợp bội nhiễm nặng, quanh vùng da của bệnh nhân viêm da cơ địa còn có thể kèm theo viêm sưng loét, đôi khi rỉ dịch tiết và mưng mủ. Sau một thời gian chảy dịch, vùng da này có thể đóng vảy và bắt đầu nứt nẻ.
Bội nhiễm vi khuẩn là gì
Viêm da cơ địa bội nhiễm thường nặng nề và gây ra nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể nhiễm khuẩn do một số yếu tố tác động từ bên ngoài tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với da. Những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm ở vị trí viêm da cơ địa gồm:

  • Những bệnh nhân viêm da cơ địa mắc phải các bệnh nhiễm trùng ngoài da và một số bệnh do vi khuẩn khác.
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài làm tăng tiết mồ hôi, khiến cho vi khuẩn gia tăng trên da. Ngoài ra, một số hoạt động gây tăng tiết mồ hôi như hoạt động ngoài trời, sử dụng các loại quần áo chật, nóng, bí hơi, môi trường sống nóng bức.
  • Những bệnh nhân có cơ địa da khô, dễ kích ứng cũng làm tăng nguy cơ bội nhiễm tại vị trí viêm da cơ địa.
  • Chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng các sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh, các hóa chất mạnh,… có thể dẫn đến viêm da cơ địa bội nhiễm.
  • Những trường hợp bệnh nhân dị ứng, kích ứng với các yếu tố ô nhiễm, khói bụi trong không khí, tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật,… có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm ở bệnh nhân viêm da cơ địa.

Hầu hết những nguy cơ kể trên đều có thể khiến cho bệnh nhân viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn, dẫn đến tình trạng bội nhiễm trên bề mặt da.

Bội nhiễm vi khuẩn là gì
Lạm dụng các sản phẩm tẩy rửa có thể gây ra tác dụng ngược, khiến cho viêm da cơ địa dễ chuyển sang bội nhiễm.

Thông tin dưới đây mang tính tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán, toa thuốc trực tiếp từ bác sĩ.

Viêm da cơ địa bội nhiễm cần điều trị đúng cách để cải thiện thương tổn trên bề mặt. Hướng điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm phổ biến gồm có:

  • Điều trị với các loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn là hướng điều trị phổ biến đối với những bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoài da. Tùy theo tình trạng bội nhiễm ngoài da, bệnh nhân có thể được chỉ định các loại kháng sinh phù hợp.
  • Phối hợp điều trị các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da với các loại Corticoid tại chỗ bôi ngoài da.
  • Điều trị với các loại thuốc kháng dị ứng để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, thương tổn ngoài da. Một số nhóm thuốc kháng dị ứng phổ biến thường được chỉ định sử dụng là Chlorpheniramine, Cetirizine, các thuốc kháng histamine H1,…
  • Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin nhóm C để góp phần làm tăng sức đề kháng, cải thiện các vấn đề ngoài da, bổ sung các yếu tố cần thiết cho hàng rào bảo vệ da.

*Lưu ý: điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm, đặc biệt là điều trị bằng thuốc kháng sinh cần đặc biệt cẩn thận. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh để tránh những nguy cơ đối với sức khỏe. Việc lạm dụng thuốc, kháng sinh bừa bãi có thể gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bội nhiễm vi khuẩn là gì
Thăm khám sớm đối với các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa bội nhiễm rất quan trọng. Càng điều trị sớm, hiệu quả càng cao và khả năng tái phát bệnh càng thấp.

Bản thân viêm da cơ địa là một bệnh ngoài da dễ tái phát nếu không được dự phòng đúng cách. Đối với những trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm, người bệnh càng dễ tái phát bệnh hoặc tiến triển nặng hơn. Do đó, bên cạnh việc điều trị sớm và đúng hướng, các biện pháp phòng tránh cũng rất quan trọng. Một số biện pháp chăm sóc, phòng tránh mà bệnh nhân cần áp dụng bao gồm:

  • Sử dụng các loại quần áo phù hợp, ưu tiên chất liệu thấm hút tốt, rộng rãi, thoải mái, tránh chất liệu dày, bí hơi khiến cho mồ hôi ra nhiều.
  • Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, thoải mái để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi trên bề mặt da.
  • Ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, ít gây kích ứng da. Không nên dùng các sản phẩm có khả năng tẩy rửa mạnh vì có khả năng khiến cho da thương tổn nặng hơn.
  • Khi vệ sinh da, bệnh nhân cần chú ý dùng nước ấm vừa phải, không nên sử dụng nước nóng để hạn chế tình trạng khô da và làm cho thương tổn nặng nề hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể khiến cho da dễ viêm nhiễm như bụi bẩn, các yếu tố kích ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi và một số yếu tố khác.
  • Không gãi, chà xát, hạn chế chạm vào vùng da bị viêm da cơ địa dị ứng để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
  • Áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho làn da để hạn chế tình trạng khô da và viêm nhiễm. Nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ kích ứng da.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho các chẩn đoán, toa thuốc và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bệnh nhân có các triệu chứng ngoài da do viêm da cơ địa bội nhiễm cần chú ý thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Các loại lá tắm trị viêm da cơ địa hiệu quả

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết hầu hết bệnh nhân mắc Covid-19, các triệu chứng sẽ hồi phục trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có diễn biến lâm sàng xấu đi sau một tuần, tiến triển đến bệnh nặng bao gồm hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS). Khoảng 5-10% bệnh nhân có thể giảm oxy máu thầm lặng, bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua.

Bên cạnh đó, khi mắc Covid -19, nguy cơ nhiễm trùng hay còn gọi là bội nhiễm vi khuẩn rất lớn. Viêm phổi bội nhiễm là một trong những biến chứng đáng lo ngại trên nền những bệnh nhân có tổn thương phổi do Covid-19. Người bệnh có bội nhiễm vi khuẩn do nhiều nguyên nhân, trong đó có vi khuẩn cơ hội trên nền tổn thương phổi sẵn có do Covid -19 gây ra, tiếp theo là suy giảm miễn dịch khi điều trị bằng Dexamethasone (Dexamethasone cải thiện tỷ lệ tử vong trong điều trị Covid-19 nặng và nguy kịch).

Viêm phổi bội nhiễm là một trong những biến chứng đáng lo ngại trên nền những bệnh nhân có tổn thương phổi do Covid-19, cần được điều trị kịp thời. Ảnh: Clinica Medica Familiar

Theo bác sĩ Thiệu, bệnh nhân nam tuổi càng cao, có các bệnh đi kèm càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi bội nhiễm. Béo phì, tiểu đường, các bệnh lý phổi nền. Những người uống thuốc ức chế hệ miễn dịch và phụ nữ có thai cũng thuộc đối tượng nguy cơ cao. Đối với những người nhập viện do Covid-19, 15-30% sẽ tiếp tục phát triển hội chứng suy hô hấp cấp tính liên quan đến viêm phổi bội nhiễm.

Trong quá trình theo dõi F0 tại nhà, ngoài thuốc dùng đúng phác đồ, thì việc theo dõi chỉ số oxy máu bằng máy đo SpO2 cầm tay rất quan trọng. Việc không đảm bảo SpO2 là cơ sở để đánh giá sơ bộ bệnh nhân có tổn thương phổi hoặc bội nhiễm. Những người bệnh này bắt buộc nhập viện. Các triệu chứng thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 5 đến 12 của bệnh, đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Với những người bị viêm phổi bội nhiễm do Covid-19, việc đầu tiên là phải đảm bảo thông số oxy phù hợp bằng liệu pháp thở oxy, kết hợp với thuốc kháng virus Remdesivir, Dexamethasone, kháng sinh thích hợp, thường khởi đầu là Ceftriaxone 1g x 2 lọ mỗi ngày. Bác sĩ cần theo dõi đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với tình trạng nhiễm trùng và xét nhiệm để đánh giá đề phòng cơn bão Cytokin. Ngoài ra, người bệnh còn cần sử dụng những thuốc điều trị triệu chứng khác, vitamin, bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng.

Khi điều trị cho người bị viêm phổi bội nhiễm, bác sĩ phải phân loại chẩn đoán biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và xem xét liệu tình trạng mắc bệnh nhẹ, trung bình (không cần oxy bổ sung), nặng (cần oxy lưu lượng thấp), hoặc bệnh nguy kịch (trên HFNC, NIV, IMV, hoặc ECMO). Điều này có ý nghĩa chính đối với việc lựa chọn cách điều trị và quản lý bằng thuốc.

Bác sĩ Thiệu cũng đưa ra một số lưu ý cho người mắc Covid-19 trong quá trình điều trị nhằm giảm nguy cơ bội nhiễm. Đó là không nên tự ý dùng các thuốc ức chế miễn dịch như: thuốc corticoid (dexamethasone hay methylprednisolone); chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ hoặc được tư vấn bởi các chuyên gia y tế hay những người có kinh nhiệm trong khám và điều trị Covid-19. Người bệnh cần ngừng thuốc hoặc giảm liều ngay khi hết chỉ định theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trong quá trình tư vấn và điều trị cho F0, bác sĩ Thiệu nhận thấy, nhiều người lạm dụng việc xông mũi, họng và thường làm theo hướng dẫn truyền tai nhau trên mạng xã hội. Việc xông mũi, họng quá nhiều lần trong một ngày, dễ làm tổn thương niêm mạc đường thở, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài.

"Về nguyên tắc, xông mũi họng với gừng, sả... có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp trên, hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng nhưng không phải là phương pháp điều trị Covid-19", bác sĩ nói. Đối với thuốc kháng sinh, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, được theo dõi y tế đầy đủ; và cần bù đủ nước, bổ sung vitamin 3B, vitamin C...

Sau khi khỏi, người bệnh vẫn cần lưu ý các vấn đề về dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng, thực hiện những bài tập phục hồi như tập thở. Ngoài ra, F0 cũng cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin cậy, tự theo dõi sức khỏe và biểu hiện của chính mình, giữ tinh thần lạc quan, điều chỉnh cuộc sống bằng các hoạt động tích cực với gia đình và xã hội. Tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K nhằm tránh tái nhiễm hoặc lây chủng virus khác cũng rất quan trọng. Người khỏi bệnh có thể tiêm vaccine sau 2 đến 4 tháng và cần khám lại ngay khi có triệu chứng sốt, mệt mỏi, khó thở, lú lẫn...

Hải My