Baà bầu bị thủy đậu lúc nào nguy hiểm năm 2024

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần.

Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước từ 2 – 5mm.

Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp bệnh tại Mỹ. Nguy cơ bệnh tăng lên khi có kèm viêm phổi. Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ viêm phổi trong bệnh thủy đậu.

  1. Tần suất bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Anh và Mỹ, tần suất bệnh thủy đậu trên thai kỳ khoảng 3/1000. Tại Mỹ, có ít nhất 3 triệu thai phụ mỗi năm, như vậy có khoảng 9000 trường hợp thai phụ mắc bệnh thủy đậu mỗi năm.

Tại bệnh viện Từ Dũ, hàng năm với hơn 70.000 trường hợp đến khám thai, trong đó có 1 số không nhỏ thai phụ bệnh thủy đậu. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2009 có 11 thai phụ bệnh thủy đậu.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000 – 7/10000, bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.

3. Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?

Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.

Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%.

Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này.

Đối với những thai phụ bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

- Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.

- Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.

- Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm.

  1. Cách xử trí khi thai phụ bệnh thủy đậu.

Thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.

Vì thai phụ có nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu: nên dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) đối với những thai phụ có phơi nhiễm với bệnh mà những thai phụ này chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chủng ngừa .

Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh

Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Để dự phòng biến chứng cho trẻ, nên dùng VZIG cho bé sơ sinh.

Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên được tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovircó vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.

Thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu mắc thủy đậu khi mang thai thì người mẹ cần hết sức cảnh giác. Thủy đậu khi mang thai có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Thủy đậu là căn bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Bình thường, thủy đậu là căn bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, bà bầu bị thủy đậu có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kì khiến bệnh nhân hết sức lo lắng.

Không phải bà bầu nào bị thủy đậu cũng phải bỏ thai. Quan trọng là bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị thủy đậu đúng cách để giảm thiểu tối đa biến chứng.

Thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Ở người khỏe mạnh, thủy đậu thường lành tính và ít để lại di chứng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai do khả năng bảo vệ suy giảm nên có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…), đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 - 20 tuần.

Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu có thể xảy ra quanh năm và tập trung nhiều nhất là vào cuối mùa mưa đầu mùa khô. Trong những thời điểm giao mùa, bà bầu nên chú ý chăm sóc sức khỏe cũng như đề phòng bệnh thủy đậu.

Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng thủy đậu chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Người lớn cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, bà bầu vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu như không chú ý phòng bệnh.

Bị thủy đậu trong thời kì mang thai khá nguy hiểm, đặc biệt, nếu bà bầu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nên hết sức thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kì, bà bầu có nguy cơ sẩy thai hoặc thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Một số dị tật ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ mắc thủy đậu khi mang thai:

  • Sẹo
  • Vấn đề với cơ bắp và xương
  • Teo cơ, co giật, biến dạng chi
  • Động kinh
  • Vấn đề về nhận thức, chậm phát triển
  • Microcephaly - Đây là một khuyết tật bẩm sinh trong đó đầu của em bé nhỏ hơn dự kiến, so với những em bé cùng giới tính và cùng tuổi.
  • Biến chứng viêm phổi, viêm não
    Baà bầu bị thủy đậu lúc nào nguy hiểm năm 2024
    Trẻ bị động kinh do mẹ bị thủy đậu khi mang thai - Ảnh: flickr.com

Bị thủy đậu có nên bỏ thai không?

Không ít chị em bị thủy đậu trong quá trình mang thai nghĩ đến chuyện bỏ thai vì sợ con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, không phải cứ mẹ mắc thủy đậu là sinh ra con dị dạng bẩm sinh.

Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 thì điều này hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh thì trẻ sinh ra dễ mắc phải bệnh thủy đậu lan tỏa

Chỉ cần được theo dõi điều trị tốt, mẹ bầu vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bệnh thủy đậu, mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị:

Bị thủy đậu có được tắm không?

Kiêng tắm khi bị thủy đậu là một trong những sai lầm của người bệnh. Theo các bác sĩ Da liễu, bệnh nhân cần hết sức chú ý vấn đề vệ sinh da khi bị thủy đậu:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bình thường nhưng chú ý không nên tắm bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao.
  • Khi tắm rửa xong cần dùng khăn sạch lau khô, bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi vì nhiều loại thuốc không sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Bà bầu bị thủy đậu nên ăn gì?

Để bệnh mau lành, mẹ bầu nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm dưới đây:

  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại quả: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo,... để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh ra lượng collagen, phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra.
  • Các món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: Cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt heo, các loại canh thanh nhiệt và các loại nước uống như rau sam, kim ngân hoa, nước tam đậu cam thảo.

Sau khi bệnh thủy đậu được điều trị và khỏi hẳn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh nên sử dụng nghệ tươi để điều trị sẹo thủy đậu.

Cách làm nghệ chữa sẹo thủy đậu: Rửa sạch nghệ và cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, người bệnh thoa nước cốt nghệ xung quanh các vết sẹo mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, tiếp tục kiên trì bôi các lớp khác đến khi khỏi hẳn.

Bà bầu bị thủy đậu nên kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm lành tính, bà bầu cũng nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sự tiến triển của bệnh:

  • Ăn ít chất đạm, cứng, dai gây khó tiêu
  • Tránh các loại gia vị cay nóng như: tỏi ớt, gừng, hạt tiêu, cà ri, mù tạt,....
  • Không ăn các loại thịt như thịt chó, thịt dê, các loại gia cầm hải sản như tôm, sò, ốc, ngao.
  • Kiêng các loại quả có tính nóng như vải, nhãn, mận, xoài, mít
  • Không sử dụng nhục quế vì vị thuốc này có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa nên rất nguy hiểm cho bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu.
    Baà bầu bị thủy đậu lúc nào nguy hiểm năm 2024
    Bà bầu nên kiêng gì và ăn gì khi bị thủy đậu - Ảnh: Pixabay

Điều trị bệnh thủy đậu ở phụ nữ có thai

Việc điều trị bệnh thủy đậu cho bà bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Mẹ bầu cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên
  • Uống nhiều nước
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo củ năng kết hợp với ý dĩ, lá tre non, cháo gạo lứt, măng tây, chuối, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt, các loại rau
  • Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên bạn cần phải nhập viện và điều trị với thuốc chống virus cao hơn thông qua đường tĩnh mạch.

Thủy đậu trong thời gian mang thai rất nguy hiểm, vì vậy, ngay khi có biểu hiện thủy đậu, thai phụ không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ sớm nhất có thể.

Nếu như mẹ bầu không thuận tiện hoặc chưa sắp xếp được thời gian đến trực tiếp các bệnh viện, phòng khám thì nên đăng kí tư vấn với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để có phương hướng điều trị bệnh phù hợp.

Phòng bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu khi mang thai, chị em phụ nữ nên lưu ý:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
  • Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  • Tiêm phòng thủy đậu trước khi có thai.
  • Thăm khám với bác sĩ ngay khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai.

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân khám chữa bệnh Da liễu qua video. Các mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn để quá trình thăm khám và điều trị bệnh dễ dàng, hiệu quả hơn.