Bài hát hãy xoay nào của nhạc sĩ nào năm 2024

Cuộc vận động sáng tác ca khúc nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước không giới hạn thể loại, phong cách nhạc.

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 14/6 đến hết ngày 6/1/2025, gala trao giải dự kiến tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Mỗi tác giả gửi một tác phẩm, không giới hạn về thể loại hay phong cách âm nhạc.

Ca khúc dự thi chưa từng phổ biến, chưa đoạt giải tại bất kỳ cuộc thi nào, tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền. Chủ đề sáng tác xoay quanh giá trị lịch sử, ý nghĩa của sự nghiệp thống nhất đất nước, vẻ đẹp văn hóa, con người và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, ca khúc dự thi có thể liên quan thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đoàn kết dân tộc.

Bài hát hãy xoay nào của nhạc sĩ nào năm 2024

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh (giữa), chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, tại lễ phát động cuộc thi sáng tác âm nhạc chủ đề "Bài ca thống nhất", sáng 14/6. Ảnh: Duy Dương

Ban tổ chức trao tổng 15 giải chính, trong đó, giải nhất là 80 triệu đồng. Trường hợp một người sáng tác nhạc và một người viết lời, tác giả phần nhạc sẽ hưởng 70% tiền thưởng, tác giả phần lời nhận 30%.

Người dự thi gửi đến ban tổ chức một bản ký âm đầy đủ phần nhạc và lời trên giấy A4, ghi thông tin tác giả, một bản thu âm ca khúc. Cuộc vận động sáng tác do Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Đài Truyền hình TP HCM phối hợp tổ chức, nhằm phát hiện, cổ vũ tài năng âm nhạc, góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, sức mạnh đoàn kết.

Một vị quan chức nhạc sĩ nói thế này với tôi vào năm 1996, "Phượng Hoàng tụi nó là con đẻ của Mỹ ngụy, đặt tên theo một chiến dịch của bọn CIA". Tôi chưa bao giờ kiểm tra lại thông tin ấy nhưng cũng hơi phiền, vì đúng thời điểm trên, tôi muốn viết về anh Lê Hựu Hà và nhóm Phượng Hoàng như những đại diện lớn của Nhạc trẻ Saigon, mà gặp một ý kiến gay gẳt như vậy không thể viết được. Thế là lặng im, mặc dù tôi vẫn hay gặp anh Hà, vẫn đến thăm bác Diệu mẹ của anh Nguyễn Trung Cang, vẫn nghe nhạc Phượng Hoàng thi thoảng. Chỉ chưa lần nào viết gì.

Có viết cũng không được đăng tải.

Tôi nghe nhạc Phượng Hoàng từ chiếc cassette người cậu ruột tôi sắm, bấy giờ tôi mới chừng bảy tuổi. Những băng nhạc được mua từ dãy kiosque Nguyễn Huệ, hoặc đường Võ Tánh, trình bày rất đúng mốt hippie thời ấy, cậu tôi giữ kỹ, và tôi phải học một bài thật kỹ về cách giữ gìn băng cassette mới được phép động vào. Tôi thường nghe anh Elvis Phương hát những bài “Tôi Muốn”, “Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời”, “Phiên Khúc Mùa Đông” vào những xế trưa sau giờ cơm, nghe lén mẹ, vì đó là giờ ngủ của trẻ con.

Trong trí nhớ đứa trẻ bảy tuổi là tôi, Phượng Hoàng là một-cái-gì vừa mới mẻ vừa thân thuộc như The Beatles. Mà thật, anh Cang và anh Hà đúng là linh hồn của Phượng Hoàng, như John và Paul làm nên The Beatles vậy.

Khi đã vào môi trường nhạc chuyên nghiệp và thân với anh Lê Hựu Hà, tôi nhận ra thêm một điều: Âm nhạc Phượng Hoàng điển hình cho tinh thần nhạc trẻ Saigon, tức là rất Âu châu, “thế giới cũ”, vương vấn thật nhiều triết lý hiện sinh; còn về nhạc học, thì phát triển dựa trên hình mẫu của phong trào Swinging London mà anh Hà vô cùng yêu mến. Bộ sưu tập đĩa vinyl của anh, vốn được coi như kho quý đối với dân mê đĩa nhựa, có đầy đủ những đại diện lớn của phong trào nhạc trẻ Tây phương đó.

Một trùng hợp nhỏ thú vị: anh Hà lập ban nhạc Hải Âu năm 1963 (tám năm sau mới chuyển tên thành Phượng Hoàng) trong khi một người trùng tên anh, Nguyễn Hà, cũng thuộc thế hệ 7x, cũng có ban Hải Âu của mình. Những cái tên Hải Âu, Phượng Hoàng thuần Việt đã xác lập một chữ ký trên nền nhạc trẻ Saigon cũ, giữa rừng tên Tây tên Mỹ (The Uptight, The Enterprises, Crazy Dog...) và ấn định một lối chơi nhạc trẻ hiệu năng tối giản, theo xu thế những nhóm tam tấu, tứ tấu nhạc trẻ Tây phương. Cũng trong lần đổi tên này, ca sĩ Elvis Phương được mời vào hát chính. Phượng Hoàng cất cánh từ tàn tích chính mình, với biên chế mới và những sáng tác hoàn toàn mới mẻ về hình thức âm nhạc và nội dung triết lý của anh Hà và anh Cang.

Về hình thức tác phẩm, các ca khúc Phượng Hoàng được xây dựng trên một vòng chuyển hành hòa âm đặt trước: đặt hợp âm, sáng tác giai điệu, rồi mới viết lời. Đây là điều trước đó chưa ai làm. Vòng hòa âm thường ngắn, với những hợp âm ba liên kết chặt, dễ chơi bằng guitar. Tiết tấu thì thay đổi từ những nhịp độ chậm như Slow Rock đến nhanh như Swing Rock, là những tiết tấu căn bản trong nhạc rock ‘n’ roll quốc tế đương thời.

Khi xin phép sử dụng một số ca khúc của anh Cang, tôi đã đến thăm bác Diệu, được tiếp cận với văn bản gốc nhiều bài hát anh Cang để lại. Trong số ấy, có những bản thảo được hai anh cùng viết, xây dựng thành hai bài khác nhau. Thoạt nghe, ta khó phân biệt được đâu là nhạc của người nào, nhưng thật ra họ khác nhau. Anh Cang gần với tinh thần u uẩn của John; anh Hà tươi mới và lạc quan kiểu Paul.

Như mưa ngày nào thấm ướt vai em

Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm

Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên

Tôi muốn sống như loài hoa hiền

Các sáng tác đều được viết phần nhập khúc (Intro) và các gian khúc (Interludes) rõ ràng từng note một, như thể xây dựng một căn nhà với bản vẽ chi tiết. Ở các ban nhạc khác và lối sáng tác khác, ta thấy đều chỉ dựa vào tài trình tấu ngẫu hứng chứ không viết ra như thế.

Giọng hát Elvis Phương đặc biệt thích hợp cho những ca khúc Phượng Hoàng: barytone đầy đặn, hùng hồn, rung sâu, có những cuộn xoáy như cơn lốc, thật chưa tìm thấy ở bất kỳ người nào khác.

"Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào" anh Hà viết là khai triển từ bài “Vết Chân Hoang” đã viết cho phim trước năm 1975; với cùng cấu trúc đó anh Cang viết “Tình Còn Lất Phất Mưa Bay”. Sử dụng cùng một nguồn “nguyên liệu” là chuyện thường gặp trong nhạc trẻ: đôi song ca Simon & Garfunkel, bộ đôi John & Paul đều đã làm thế; ở đây không có vấn đề gì về “vi phạm bản quyền” cả.

Hồi đó anh Hà thường ngồi cùng tôi ở Givral, đấy là chỗ tôi lui tới gần như hàng ngày và anh cũng hay tiếp bạn hữu ở đó. Chúng tôi đã trao đổi nhiều câu chuyện về các sáng tác cũ mới, thông qua chúng, tôi thực lòng ngưỡng mộ và kính trọng anh: một nhân cách nghệ sĩ vừa lặng lẽ vừa nồng cháy, vừa từng trải cay đắng vừa lạc quan yêu người. Chỉ không liên lạc trong vòng hai năm và cuối cùng nhận được hung tin: anh qua đời không ai hay biết, ngày 9 tháng 5 năm 2003, hưởng dương 57 tuổi.

Tôi chưa phải là người hâm mộ cuồng nhiệt ban Phượng Hoàng như nhạc sĩ Tuấn Khanh. Tôi chỉ cảm mến vừa phải và đánh giá đúng đóng góp của họ vào nền nhạc trẻ phôi thai của Saigon. Nhưng đối với anh Hà, tôi có thiện cảm lớn và gìn giữ mãi như một hình ảnh nghệ sĩ Saigon điển hình. Giữ đó, có thể chẳng bao giờ viết về. Bởi đã in trong lòng chẳng bao giờ phai.