Bài tập nghĩa gốc nghĩa chuyển lớp 6

Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa. Chỉ rõ các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

Ví dụ 1: Từ Mắt

  • Cô ấy có đôi mắt thật đẹp! (Nghĩa gốc: mắt là một bộ phận trên khuôn mặt con người)
  • Quả na này nhiều mắt quá

Ví dụ 2: Từ Ăn

  • Tôi đang ăn cơm (Nghĩa gốc: ăn là hoạt động đưa thức ăn vào để nuôi sống cơ thể)
  • Ôi! Bức ảnh đẹp quá! Chị thật ăn ảnh (nghĩa chuyển: vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh)
  • Chúng tôi đi ăn cưới thầy giáo chủ nhiệm (Nghĩa chuyển: Ăn uống nhân dịp đám cưới)

Ví dụ 3: từ Nhà

  • Ngôi nhà ấy thật rộng. (Nghĩa gốc: Nhà là công tình xây dựng để ở hoặc làm việc)
  • Từ thời nhà Lí, nhâ dân ta đã đắp đê ngăn lũ.(Nghĩa chuyển: Nhà chỉ một triều đại trong lịch sử)
  • Cả nhà tôi cùng sum họp đông đủ dịp cuối tuần (Nghĩa chuyển: Nhà chỉ những người cùng một gia đình)

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

  1. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Từ nhiều nghĩa

Trong tiếng Việt các từ sau đây là từ một nghĩa : học sinh, rau muống, rau cải, nhanh nhẹn, linh hoạt, cá rô, nam giới, khoai lang, dừa, máy ảnh, giai cấp, tôn giáo, Phật học, ôxi, axít, bồ hòn, bồ hóng,…

Ngoài các từ một nghĩa, trong tiếng Việt còn có hiện tượng một từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau.

Từ xuân có các nghĩa khác nhau trong các trường hợp sau đây :

– Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ.

Ví dụ : Mùa xuân là tết trồng cây

(Hồ Chí Minh)

– Tươi đẹp.

Ví dụ : Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

– Tuổi của một người.

Ví dụ : Ông ấy năm nay hơn sáu mươi xuân.

– Trẻ, thuộc về tuổi trẻ.

Ví dụ : Tuổi xuân chẳng tiếc sá chi bạc đầu.

(Tố Hữu)

Từ mắt có các nghĩa khác nhau trong các trường hợp sau đây :

– Cơ quan để nhìn của người hay vật.

Ví dụ : Thương ai con mắt lá răm

Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười

(Ca dao)

– Chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.

Ví dụ : Cây này nhiều mắt quá.

– Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả.

Ví dụ : Mắt na hé mở nhìn trời trong veo.

(Trần Đăng Khoa)

– Lỗ hở đều đặn ở các lỗ đan.

Ví dụ : Mắt lưới này to quá.

Vậy : Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

2. Hiện tượng chuyên nghĩa của từ

Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa.

Sở dĩ có hiện tượng chuyển nghĩa của từ là vì trong quá trình phát triển của xã hội, nhiều sự vật hiện tượng mới ra đời, ngôn ngữ cũng phải phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ có hiện tượng tạo thêm nghĩa mới cho từ đã có sẵn để chỉ sự vật, hiện tượng mới. Hiện tượng này gọi là sự chuyển nghĩa tạo nên các từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ thể hiện quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ.

Trong quá trình chuyển biến về nghĩa của từ, nghĩa ban đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc. Các nghĩa được nảy sinh từ nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc là nghĩa chuyển.

3. Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ có vỏ ngữ âm giống nhau ngẫu nhiên. Giữa các từ đồng âm không có mối liên hệ nào về nghĩa.

Trong từ nhiều nghĩa, các từ ít nhiều có liên hệ với nghĩa gốc. Cụ thể là giữa nghĩa gốc và các nghĩa chuyển đều có ít nhất một nét nghĩa chung trùng với một nét nghĩa của nghĩa gốc.

Ví dụ 1 :

– Con chào bọ mẹ.

Trường hợp này bọ là cha, bố.

– Giết bọ cho chó.

Trường hợp này bọ là con bọ chét.

ớ ví dụ này, bọ là hiện tượng đồng âm.

Ví dụ 2 :

– Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

Trường hợp này đầu có nghĩa là bộ phận chủ chốt, ở trên hết hoặc phía trước nhất, có chứa bộ óc của người haỳ động vật. Đây là nghĩa gốc, từ đó nảy sinh ra các nghĩa khác.

Các nghĩa của đầu ở trong : đầu bãi, đầu đề, đi đầu, hàng đầu, cứng đầu, mụ đầu,… đều có liên hệ với nghĩa gốc. Đây là từ nhiều nghĩa.

4. Nghĩa trong câu của từ

Nghĩa của từ chỉ được bộc lộ cụ thể khi quan hệ với các từ trong câu.

Ví dụ : – Trong câu :

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông ?

(Tố Hữu)

*từ mắt có nghĩa là : cơ quan để nhìn của người hay động vật. Đây là nghĩa gốc.

– Trong câu :

Cây mía này mắt thưa lắm. từ mắt có nghĩa là : chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.

– Trong câu :

Mắt na hé mở nhìn trời trong veo.

(Trần Đăng Khoa)

từ mắt có nghĩa là : bộ phận giống hình con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả.

Rõ ràng muốn hiểu được nghĩa cụ thể của từ trong câu ta phải liên hộ với các từ khác trong câu và ý chung của câu.

Trong tác phẩm văn học, một từ đôi khi được hiểu theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển, tạo ra những khám phá, những nhận thức bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Đoạn thơ sau đây trong trường ca Nước non ngàn dặm của Tố Hữu là một ví dụ :

Con thuyền rời bến sang Hiên Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung Chập chùng thác Lửa, thác Chông Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà

Thác, bao nhiêu thác, cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

Hình ảnh thuyền trong đoạn thơ là hình ảnh độc đáo, một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh một con thuyền cụ thể xuôi ngược trên các dòng sông cụ thể. Gặp thác, thuyền biến mất, chỉ còn thác và quyết tâm vượt thác. Lúc đầu còn là những con thác cụ thể, đếm được : thác Lửa, thác Chông, thác Dài, thác Khó, thác ông, thác Bà. Thác ngày càng nhiều đến nỗi không đếm được thì quyết tâm vượt thác càng cao :

Thác, bao nhiêu thác, cũng qua

Khi qua khỏi thác ghềnh, chiếc thuyền lại hiện ra nhưng thuyền ở đây không còn là thuyền cụ thể. Do kết hợp với trên đời mà thuyền được chuyển sang tầng ý nghĩa khác : nghĩa hình tượng (con thuyền cách mạng), đã đưa đến một nhận thức mới mẻ, bất ngờ, độc đáo cho người đọc. Từ nhận thức mới mẻ này, người đọc bất giác cảm thụ được các nghĩa hình tượng khác trước đó trong đoạn thơ.

II-BÀI TẬP

1.

Các từ sau đây là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa, vì sao ?

  1. Kim loại, pháp luật, triết học, bồ hòn, khoai tây, rau cải, cá chép, phốt pho, kẽm, mía.
  1. Võ Thị Sáu, Dốc Miếu, Khe Sanh, Cồn Tiên, Trần Phú, Cầu Treo, Cửa Tùng, Hà Nội.

2. Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau :

a)

Trùng trục như con chó thui

Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.

(Ca dao)

b)

Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau

(Xuân Diệu)

  1. Quân ta chia làm hai mũi tấn công.
  1. Tôi đã tiêm phòng ba mũi.

3. Trong đoạn trích sau đây từ đường có những nghĩa nào ? Hãy giải thích nghĩa của các từ đường có trong đoạn thơ :

Nghìn năm nửa lạ nửa quen

Đường xuôi về biển đường lên núi rừng.

Bàn chân đặt lại bàn chân

Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may

Lưới đường chằng chịt trên tay

Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao

Từ nơi vầng trán thanh cao

Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường

Bây giờ tóc đã thành sương

Tìm đâu thấy lại nẻo đường tuổi thơ

Ước mơ chỉ để mà mơ

Bến bờ cũng chỉ bến bờ xa xăm

Con đường lên dạo cung trăng

Xưa là hư ảo nay gần tấc gang

Sao đường ở giữa thế gian

Người không mở được lối sang với người.

(Lê Quốc Hán – Lời khấn nguyện)

4. Hãy giải thích nghĩa các từ mặt trong các câu thơ sau của Nguyễn Du. Các nghĩa đó có nghĩa nào là nghĩa gốc hay không ?