Bài tập trắc nghiệm cacbon silic hóa 11

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Bài tập trắc nghiệm Chương 3: Cacbon - Silic lớp 11 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Hy vọng đây là tài liệu bổ ích, giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức về cacbon và silic. Có kĩ năng viết phương trình hóa học hoàn thành dãy phản ứng, nhận biết gốc cacbon. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Câu 1. Kim cương và than chì là các dạng:

  1. đồng hình của cacbon
  1. đồng vị của cacbon
  1. thù hình của cacbon
  1. đồng phân của cacbon

Câu 2. Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của ĐTHN, theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai

  1. Độ âm điện giảm dần
  1. Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần
  1. Bán kính nguyên tử giảm dần
  1. Số oxi hoá cao nhất là +4

Câu 3. Trong nhóm IVA, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất:

  1. C, Si
  1. Si, Sn
  1. Sn, Pb
  1. C, Pb

Câu 4. Trong các phản ứng nào sau đây, phản ứng nào sai

Bài tập trắc nghiệm cacbon silic hóa 11

Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm:

  1. Chỉ có CaCO3
  1. Chỉ có Ca(HCO3)2
  1. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
  1. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,05 mol Ca(OH)2 thu được 2g kết tủa. Giá trị của V là:

  1. 0,448 lít
  1. 1,792 lít
  1. 1,680 lít
  1. A hoặc B đúng

Câu 7. Cho dãy biến đổi hoá học sau:

Điều nhận định nào sau đây đúng:

  1. Có 2 phản ứng oxi hoá. khử
  1. Có 3 phản ứng oxi hoá. khử
  1. Có 1 phản ứng oxi hoá. khử
  1. Không có phản ứng oxi hoá. khử

Câu 8. Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở trạng thái lai hoá

  1. sp
  1. sp2
  1. sp3
  1. Không ở trạng thái lai hoá.

Câu 9. Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hổn hợp, ta dùng

  1. Dung dịch NaHCO3 bão hoà
  1. Dung dịch Na2CO3 bão hoà
  1. Dung dịch NaOH đặc
  1. Dung dịch H2SO4 đặc

Câu 10. Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là

  1. đồng(II) oxit và mangan oxit
  1. đồng(II) oxit và magie oxit
  1. đồng(II) oxit và than hoạt tính
  1. than hoạt tính

Câu 11. Cho 2,44g hổn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa.Thể tích dd BaCl2 2M tối thiểu là

  1. 0,01 lít
  1. 0,02 lít
  1. 0,015 lít
  1. 0,03 lít

Câu12. Cho2,44g hổn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Lọc tách kết tủa,cô cạn dd nước lọc thu được m gam muối clorua. Giá trị của m:

  1. 2,66g
  1. 22,6g
  1. 26,6g
  1. 6,26g

Câu 13. Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều

  1. tan trong nước
  1. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit
  1. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
  1. không tan trong nước

Câu 14. Cho m gam hổn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 32,3g muối clorua. Giá trị của m là:

  1. 27g
  1. 28g
  1. 29g
  1. 30g

Câu 15. Cho 3,45g hổn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít CO2 (đkc) và 3,12g muối clorua. Giá trị của V là :

  1. 6,72 lít
  1. 3,36 lít
  1. 0,67 lít
  1. 0,672 lít

Câu 16. Hiện tượng xảy ra khi trộn dd Na2CO3 với dd FeCl3 là

  1. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
  1. Có bọt khí thoát ra khỏi dd
  1. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
  1. A và B đúng

Câu 17. (TSĐH-A/07) Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đkc) và dd X. Khi cho dư nước vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:

  1. V = 22,4(a-b)
  1. V = 11,2(a-b)
  1. V = 11,2(a+b)
  1. V = 22,4(a+b)

Câu 18. (TSĐH-A/07) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít, thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 17.

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của Silic

Bài giảng Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của Silic

Câu 1: Cho các phản ứng:

(1) SiO2 + C →to

(2) SiO2 + Mg →to

(3) Si + dung dịch NaOH →to

(4) C + H2O →to

(5) Mg + CO2 →to

(6) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C→to

Số phản ứng tạo ra đơn chất là

  1. 4.
  1. 3.
  1. 5.
  1. 6.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

(1) SiO2 + 2C →toSi + 2CO

(2) SiO2 + 2Mg →to2MgO + Si

(3) Si + 2NaOH +H2O →toNa2SiO3 + 2H2

(4) C + H2O →to CO + H2

(5) 2Mg + CO2 →to 2MgO + C

(6) Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C →to3CaSiO3 + 2P + 5CO

Câu 2: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

  1. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.
  1. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH.
  1. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng.
  1. F2, Mg, NaOH.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Si + 2F2→toSiF4

Si + 2Mg→toMg2Si

Si + 2NaOH + H2O→toNa2SiO3 + 2H2

Câu 3: Khẳng định nào sau đây không đúng?

  1. SiO2 tan được trong dung dịch HF.
  1. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.
  1. Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
  1. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

  1. đúng SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O (phương trình này ứng dụng dùng để khác thủy tinh)
  1. Sai: Si + 2Mg →to Mg2Si
  1. đúng vì thành phần chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
  1. đúng vì Si + 2NaOH + H2O→to Na2SiO3 + 2H2↑

Câu 4: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  1. SiO2+2C→t°Si+2CO
  1. SiO2+4HCl→SiCl4+2H2O
  1. SiO2+2Mg→t°2MgO+Si
  1. SiO2+4HF→SiF4+2H2O

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SiO2 chỉ tác dụng với dung dịch HF chứ không tác dụng với dung dịch HCl.

Câu 5: Một loại phân kali chứa 59,6% KCl; 34,5% K2CO3 về khối lượng và còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân này là:

  1. 61,10.
  1. 49,35.
  1. 50,70.
  1. 60,20.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Trong 100g phân kali có 59,6 gam KCl và 34,5 gam K2CO3

⇒nK2O=59,674,5+2.34,51382=0,65 mol

→ Độ dinh dưỡng của phân kali là:

% K2O \=94.0,65100.100%=61,1%

Câu 6: Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng; tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. Silic đioxit thuộc loại oxit nào dưới đây ?

  1. Oxit lưỡng tính.
  1. Oxit axit.
  1. Oxit không tạo muối (trung tính).
  1. Oxit bazơ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SiO2 là một oxit axit có axit tương ứng là axit silixic H2SiO3.

Câu 7: Người ta thường dùng cát (SiO2) để chế tạo khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng hóa chất nào dưới đây ?

  1. dung dịch H2SO4 loãng
  1. dung dịch HNO3 loãng
  1. dung dịch HF
  1. dung dịch NaOH loãng

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Để làm sạch cát bám trên bề mặt vật dụng kim loại, có thể dùng dung dịch HF do SiO2 tan được trong axit HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.

Dựa vào tính chất này, người ta còn dùng dung dịch HF để khắc chữ và hình lên thủy tinh.

Câu 8: Trong quá trình luyện gang, người ta thường sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ SiO2 ra khỏi gang?

  1. CaCO3
  1. CO
  1. Ca
  1. CO2

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Chất chảy CaCO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành CaO, sau đó hóa hợp với SiO2 là chất khó nóng chảy có trong quặng sắt thành xỉ silicat dễ nóng chảy, có khối lượng riêng nhỏ nổi lên trên gang.

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, silic được điều chế bằng phương pháp nào ?

  1. đốt cháy một hỗn hợp bột magie và cát nghiền mịn
  1. cho silic đioxit tác dụng vời axit flohiđric
  1. dùng than cốc khử silic đioxit ở nhiệt độ cao
  1. nung than cốc, cát (SiO2) và Ca3(PO4)2 trong lò điện (1200Co)

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, silic được điều chế bằng cách dùng chất khử mạnh như Mg, Al khử SiO2 ở nhiệt độ cao.

SiO2 + 2Mg →t° 2MgO + Si

Câu 10: Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường ?

  1. F2
  1. Br2
  1. Cl2
  1. O2

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Ở nhiệt độ thường, silic có thể tác dụng với flo; còn có nhiệt độ cao, silic có thể tác dụng với các phi kim khác.

Câu 11: Silic không phản ứng với

  1. oxi đốt nóng.
  1. dung dịch NaOH.
  1. Mg ở nhiệt độ cao.
  1. H2O ở điều kiện thường.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Silic không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Axit silixic (H2SiO3) có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
  1. Trong phản ứng với oxi, cacbon đóng vai trò là chất oxi hóa.
  1. Silic đioxit tan được trong dung dịch NaOH đặc, nóng.
  1. Khí CO2 thường được dùng để chữa cháy vì CO2 là một oxit axit.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì axit silixic (H2SiO3) có tính axit yếu hơn axit cacbonic.

B sai vì trong phản ứng với oxi, cacbon đóng vai trò là chất khử.

C đúng.

SiO2 + 2NaOH đặc, nóng → Na2SiO3 + H2O

D sai vì khí CO2 không duy trì sự cháy nên được dùng để chữa cháy.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O.
  1. SiO2là oxit axit.
  1. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
  1. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì dung dịch bị vẩn đục.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: C sai vì SiO2 không tan trong dung dịch HCl mà tan được trong dung dịch axit HF.

Câu 14: Cấu hình electron nguyên tử của silic là

  1. 1s2 2s2 2p5.
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
  1. 1s2 2s2 2p4.
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Silic có 18 electron → Cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2

Câu 15: Điều nào sau đây là sai ?

  1. Silicagen là axit salixic khi bị mất nước.
  1. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.
  1. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm và amoni).
  1. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Axit silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic, nên dễ bị khí CO2 đẩy ra khỏi dung dịch muối silicat:

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓

Câu 16: Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp ?

  1. SiO2 + 2Mg→t° Si + 2MgO
  1. SiO2 + 2C →t°Si + 2CO
  1. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si
  1. SiH4 →t° Si + 2H2

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Trong công nghiệp, silic được sản xuất bằng cách dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao.

SiO2 + 2C→t°Si + 2CO

Câu 17: Đun nóng m gam silic trong oxi dư thu được 53,4 gam silic đioxit. Giá trị của m là

  1. 18,69 gam
  1. 24,92 gam
  1. 37,38 gam
  1. 12,46 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Si + O2 →t°SiO2

→nSi=nSiO2=53,460=0,89 mol→mSi=0,89.28=24,92 gam

Câu 18: Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y. Giá trị của m là

  1. 22.
  1. 28,1.
  1. 22,8.
  1. 15,9.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3↓

nNa2CO3=nCO2=3,3622,4=0,15 mol

nNa2SiO3=nH2SiO3 ↓=3,978=0,05 mol

→m=0,15.106+0,05.122=22 gam

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng về Silic?

  1. Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.
  1. Silic chiếm khoảng ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
  1. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
  1. Một số hợp chất của silic: cát trắng, đất sét (cao lanh).

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Trong tự nhiên Silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Câu 20. Khi cho nước tác dụng với oxit axit nào sau đây sẽ không thu được axit?

  1. CO2.
  1. SO2.
  1. SiO2.
  1. N2O5.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SiO2 không phản ứng với nước.

Bài 21: Nung nóng NaOH dư với 5 kg cát khô, thu được 9,15 kg Na2SiO3. Hàm lượng SiO2 trong cát là

  1. 90%.
  1. 96%.
  1. 75%.
  1. 80%.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Bài 22: Cho 25 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp ban đầu là ( biết hiệu suất phản ứng là 100%)

  1. 56%.
  1. 14%.
  1. 28%.
  1. 42%.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Bài 23: Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y. Giá trị của m là

  1. 22.
  1. 28,1.
  1. 22,8.
  1. 15,9.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Bài 24: Công thức hoá học của thuỷ tinh là:

  1. Na2O.CaO.6SiO2
  1. CaO.6SiO2
  1. Na2O.6SiO2
  1. Na2O.CaO.2SiO2

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Bài 25: Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là:

  1. không màu.
  1. màu đỏ.
  1. màu hồng.
  1. màu tím.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Bài 26: Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào dưới đây trước bữa ăn ?