Bài thơ mây và bông của ngô văn phú năm 2024

Nhà thơ Ngô Văn Phú, tác giả câu ca dao "Trên trời mây trắng như bông, ở dưới cánh đồng bông trắng như mây" vừa qua đời ở tuổi 85, vào chiều 24/10.

Nhà thơ Ngô Văn Phú sinh ngày 8/4/1937 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc mà chính ông bộc bạch “Quê hương là dáng cọ / Tán xanh lộng gió trời / Là tầng hoa, tầng quả / Ngả đầu vào vai tôi”.

Nhà thơ Ngô Văn Phú tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội với hai cột mốc đáng nhớ, khi trở thành sinh viên thì ông đoạt giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn học năm 1958, và khi vừa cầm bằng cử nhân thì ông đoạt giải nhất cuộc thi ca dao báo Văn học năm 1962.

Bài thơ mây và bông của ngô văn phú năm 2024

Bài ca dao Mây và bông đoạt giải nhất của nhà thơ Ngô Văn Phú, đã đi vào đời sống người dân Việt Nam suốt 60 năm qua, một cách gần gũi và thân quen: “Trên trời mây trắng như bông / Ở dưới cánh đồng,bông trắng như mây / Những cô má đỏ hây hây / Đội bông như thể đội mây về làng”.

Nhà thơ Ngô Văn Phú từng công tác ở báo Văn nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân đội, rồi gắn bó với Nhà xuất bản Hội Nhà văn từ năm 1976 đến năm 2002. Dù có giai đoạn làm công tác quản lý, nhưng nhà thơ Ngô Văn Phú có sức viết rất sung mãn. Ông sáng tác, dịch thuật và biên soạn nhiều thể loại khác nhau, có cả những tiểu thuyết như Bụi và lốc, Ngôi vua và những chuyện tình, Gươm thần vạn kiếp, Ấn kiếm trời ban, Dòng đời xuôi ngược...

Năm 2007, ở tuổi 70, nhà thơ Ngô Văn Phú đã tổng kết ông có cả thảy 220 đầu sách. [...]

Phần lớn thời gian cuộc đời của nhà thơ Ngô Văn Phú sinh sống tại Hà Nội. Nỗi nhớ thương chốn chôn nhau cắt rốn được ông gửi gắm trong thơ: “Những giải cọ xanh trồng dọc phố / Đi về xe cộ vút đưa thoi / Có ai biết được cây vươn ngọn / Ngóng một trung du phía núi đồi”.

Tính cách từ tốn và lặng lẽ, nên tác phẩm của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng có giọng điệu nhẹ nhàng. Đề tài chiếm lĩnh cảm hứng thi ca ông vẫn là những tâm sự về nông thôn. Không chỉ có "cánh đồng bông trắng như mây", nông thôn có lúc làm ông thảng thốt “Làng tôi hóa phố từ lâu / Nhà to nhà nhỏ gối đầu cập kênh / Chỗ bôi đỏ, chỗ bôi xanh / Giấu đâu chẳng kín nổi phần nhà quê” và nông thôn cũng có lúc khiến ông bồi hồi “Tôi đi tìm hồn vía của làng/ Đầm sen nở giữa mùa, hoa thắp đuốc / Những bậc gạch một thời ai gánh nước / Mắt dao cau liếc đổ quán xiêu đình”.

Bài thơ mây và bông của ngô văn phú năm 2024

Tuyển tập tác phẩm được trao Giải thưởng Nhà nước của nhà thơ Ngô Văn Phú.

Nhà thơ Ngô Văn Phú được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012, cho hai tập thơ Phương gió nổi và Vầng trăng dấu hỏi. Nếu cộng những tập thơ khác của ông như Tháng năm mùa gặt, Đi ngang đồi cọ, Cỏ bùa mê, Nhặt nắng trong mưa... thì không khó để nhận ra nhà thơ Ngô Văn Phú luôn mang nặng ân tình làng quê.

Ông quan sát cảnh vật làng quê bằng đôi mắt đôn hậu “Đê dài cao trội như thành quách / Đứng vượt trên làng, đối mặt sông / Lũ lên lũ xuống phù sa quánh / Sắc cỏ hòa theo với sắc đồng” và ông yêu mến làng quê bằng trái tim ân cần "Nắng chiều lặn hút vào đêm/ Một vầng trăng khuyết hiện lên trước thềm / Mắt mèo trong vắt ngó nghiêng / Mõ khuya dẫn một giọng thiền xa xăm”.

Bây giờ, nhà thơ Ngô Văn Phú đã trở về với “cánh đồng bông trắng như mây”. Thơ của ông không bay lơ đãng như mây, mà để lại thanh âm như ông mơ ước: “Đời là thế, trong vòng quay được mất/ Trốn hư vinh thì mắc bả hư vinh / Nếu thật có luân hồi, xin hóa kiếp / Thành sơn ca say hót trước bình minh”.

Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Ngô Văn Phú - tác giả của bài thơ nổi tiếng “Mây và bông” đã qua đời vào lúc 15h15’ ngày 24/10, hưởng thọ 86 tuổi.

Nhắc tới nhà thơ Ngô Văn Phú, nhiều người nhớ ngay tới 4 câu thơ lục bát nổi tiếng: “Trên trời mây trắng như bông/Ở giữa cánh đòng bông trắng như mây/Mấy cô má đỏ hây hây/Đội bông như thể đôi mây về làng”. 4 câu thơ ấy của ông quen thuộc, gần gũi đến nỗi nhiều người còn lầm tưởng đó là ca dao.

Con đường văn học của nhà thơ Ngô Văn Phú gắn liền với nhiều tập thơ: “Tháng năm mùa gặt” (1978); “Đi ngang đồi cọ” (1986); “Hoa trắng tình yêu” (1995)… Bài thơ “Mây và bông” với bốn câu thơ nổi tiếng vừa dẫn ở trên được nhà thơ viết năm 1961.

Không chỉ nổi tiếng với những bài thơ, ông còn được mệnh danh là người viết truyện lịch sử nhiều nhất Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với nhiều tập tiểu thuyết dã sử, truyện ngắn, truyện vừa: “Ngõ trúc” (truyện ngắn về danh nhân, 1986); “Bụi và lốc” (tiểu thuyết, 1988); “Ngôi vua và những chuyện tình” (tiểu thuyết lịch sử, 1990); “Gươm thần Vạn Kiếp” (tiểu thuyết lịch sử, 1991); “Ngang trái Phủ Tây Hồ” (tiểu thuyết lịch sử, 1993); “Tuyên Phi họ Đặng” (1996); “Sao không là tình yêu”? (1996)…

Nhà văn, nhà thơ Ngô Văn Phú, sinh ngày 8/4/1937 tại Nam Viêm, Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay là Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc).

Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970). Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành ngữ văn), ông về làm biên tập viên báo Văn học (1961-1963); báo Văn nghệ (1963-1966); biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Năm 1972 ông giải ngũ; Từ 1972 đến 1976 phụ trách tổ thơ và tổ văn xuôi, tuần báo Văn nghệ. Từ 1976 đến 1998 là Trưởng ban thơ, Phó giám đốc NXB Tác phẩm mới, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn, nay đã nghỉ hưu.

Ông đã được vinh dự nhận: Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961; Giải thưởng văn xuôi báo Văn học. Giải thưởng ca dao của báo Văn học, 1962; Giải thưởng văn học 5 năm của Hội Văn nghệ Hà Nội (1980-1985); Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980)...