Bảng tổng kết phần văn bản nhật dụng lớp 9 năm 2024

Soạn Văn 9: Tổng kết phần văn bản nhật dụng dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

  • Soạn Văn 9: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
  • Soạn Văn 9: Ôn tập về thơ
  • Soạn Văn 9: Mây và sóng
  • Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng siêu ngắn

Soạn Văn: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

  1. Khái niệm văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng không phải là kiểu văn bản. Trong chương trình đã học 6 phương thức biểu đạt, ứng với sáu kiểu văn bản là: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết đối với đời sống. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến trên báo chí, các phương tiện truyền thông hằng ngày. Ví dụ như tệ nạn xã hội, các quyền trẻ em, vấn đề môi trường, …Văn bản nhật dụng do đó bao gồm nhiều kiểu văn bản, nhiều thể loại khác nhau: Truyện, kí, thơ, văn nghị luận.

II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học

Lớp 6

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Hình thức thể hiện

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Thuý Lan Di tích lịch sử

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Xi-át-tơn

Quan hệ giữa thiên nhiên và con người

Nghị luận và biểu cảm

Động Phong Nha

Trần Hoàng

Danh lam thắng cảnh

Thuyết minh và miêu tả

Lớp 7

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Hình thức thể hiện

Cổng trường mở ra

Lí Lan

Giáo dục

Tự sự và biểu cảm

Mẹ tôi

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

Vai trò của người phụ nữ

Tự sự

Cuộc chia tay của những con búp bê

Khánh Hoài

Mái ấm gia đình

Tự sự và miêu tả

Ca Huế trên sông Hương

Hà Ánh Minh

Văn hoá

Thuyết minh và miêu tả

Lớp 8

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Hình thức thể hiện

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội

Môi trường

Nghị luận

Ôn dịch, thuốc lá

Nguyễn Khắc Viện

Tệ nạn ma tuý, thuốc lá

Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm

Bài toán dân số

Thái An

Dân số và tương lai loài người

Nghị luận

Lớp 9

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Hình thức thể hiện

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

G.G.Mác-két

Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh

Nghị luận và biểu cảm

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em

Quyền trẻ em

Nghị luận

Phong cách Hồ Chí Minh

Phạm Văn Đồng

Việc hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa trong con người Hồ Chí Minh

Nghị luận

III. Hình thức văn bản nhật dụng

- Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản).

- Giống như các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng

Xem các lưu ý khi học văn bản nhật dụng trong SGK – trang 96.

  • Văn bản nhật dụng là gì? Tổng kết văn bản nhật dụng

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Tổng kết phần văn bản nhật dụng, đến các bạn học sinh.

Bảng tổng kết phần văn bản nhật dụng lớp 9 năm 2024
Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Tài liệu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo bên dưới.

Soạn văn 9: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Soạn văn Tổng kết phần văn bản nhật dụng

I. Khái niệm văn bản nhật dụng

- Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.

- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi của chính vấn đề được đặt ra.

II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học

1. Lớp 6

  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan): Di tích lịch sử
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn): Quan hệ giữa con người và thiên nhiên
  • Động Phong Nha (Trần Hoàng): Danh lam thắng cảnh

2. Lớp 7

  • Cổng trường mở ra (Lý Lan): Giáo dục
  • Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi): Vai trò của người phụ nữ
  • Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài): Mái ấm gia đình
  • Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Văn hóa

3. Lớp 8

  • Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội): Môi trường
  • Ôn dịch, thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện): Tệ nạn ma túy, thuốc lá
  • Bài toán dân số (Thái An): Dân số và tương lai loài người

4. Lớp 9

  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G. Mác-két): Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em): Quyền trẻ em
  • Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà): Hội nhập thế giới với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

III. Hình thức văn bản nhật dụng

- Trình bày dưới dạng hình thức văn bản đa dạng (tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu: thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận…)

- Một số văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt (tự sự với miêu tả, thuyết minh với miêu tả, nghị luận với biểu cảm….)

\=> Văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học,

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng

- Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện

- Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống

- Mỗi học sinh cần có kiến giải riêng, quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp

- Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt.

Tổng kết:

- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

- Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt, để phân tích tác phẩm.