Báo cáo ngành công nghiệp sản xuất hóa chất

Năm 2022 và quý I/2023 vừa qua là thời gian đầy thách thức đối với công nghiệp hóa chất trên thế giới. Những yếu tố vĩ mô như kinh tế toàn cầu suy yếu, lạm phát, những rối loạn về chuỗi cung ứng do hậu quả của dịch COVID-19, giá nguyên liệu và năng lượng tăng cao do chiến sự tại Ucraina đã gây ra nhiều khó khăn cho các công ty hóa chất.

Báo cáo tổng kết cuối năm 2022 của các công ty hóa chất lớn tại Mỹ cho thấy, ngành công nghiệp hóa chất Mỹ đã phải đối mặt với nhiều trở ngại trong năm 2022, đặc biệt là ở nửa sau của năm.

Trong báo cáo tổng kết quý I/2023, Công ty Dow Chemical cho biết đã phải tiếp tục ghi nhận tình trạng thua lỗ. Doanh số của Công ty trong quý I chỉ đạt 11,9 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Công ty đã phải chịu lỗ ròng 73 triệu USD trong quý này, trong khi đó đã đạt lợi nhuận gần 1,6 tỷ USD trong quý I năm trước. Theo giám đốc điều hành của Dow Chemical, lợi nhuận ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty đều giảm do kinh tế vĩ mô trên toàn cầu tiếp tục suy yếu.

Tại châu Âu, báo cáo kết quả sơ bộ quý I/2023 của các công ty hóa chất BASF và Covestro cho thấy, năm 2023 có vẻ như đã khởi đầu không thuận lợi đối với công nghiệp hóa chất châu Âu. Doanh thu của BASF trong quý này dự tính giảm 13% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn dự báo của các nhà phân tích thị trường. Là nhà sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới, BASF cho biết doanh số của mình đã giảm đáng kể. Tuy lợi nhuận dự kiến tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, nhưng quý I/2022 Công ty đã phải chịu tổn thất lớn sau khi công ty liên kết Wintershall Dea rút khỏi hoạt động ở Nga.

Một công ty hóa chất khác của Đức là Covestro báo cáo doanh thu quý I/2023 giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Công ty dự kiến sẽ phải chịu mức lỗ nhỏ trong quý này. Tuy nhiên, giám đốc Covestro cho rằng những kết quả quý này đã tốt hơn đáng kể so với dự báo đầu năm.

Triển vọng trong thời gian tới

Trong báo cáo kết quả hoạt động năm 2022, Công ty DuPont dự báo kết quả hoạt động của mình sẽ tốt hơn trong nửa sau năm 2023 nhờ nhu cầu về hàng điện tử tiêu dùng trong khi mức hàng tồn kho ở các công ty khách hàng đã trở về bình thường và Trung Quốc đã tái mở cửa nền kinh tế. Năm 2022, DuPont đã phải vật lộn với chi phí tăng cao và các hạn chế của chuỗi cung ứng, do đó đã phải tăng giá bán của nhiều sản phẩm.

Trung Quốc chiếm 20% doanh thu của DuPont nhưng trong năm 2022 đã áp dụng chính sách zero covid chặt chẽ, trái với phần còn lại của thế giới, vì vậy đã chịu nhiều tổn thất về kinh tế. Tuy đã hủy bỏ chính sách zero covid-19 trong tháng 12/2022 nhưng sau đó Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng các ca nhiễm covid-19 tăng cao.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp tăng nhu cầu đối với các sản phẩm trên thị trường, vì vậy Công ty DuPont dự báo doanh thu năm 2023 sẽ đạt 12,90 tỷ USD.

Tuy nhiên, những báo cáo mới đây cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm bất ngờ trong tháng 4/2023. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phải vất vả duy trì động lực cho quá trình hồi phục kinh tế của mình.

Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, trong quý IV/2022 Trung Quốc đã mở rộng hoạt động kinh tế với tốc độ nhanh nhất nhờ động lực là chi tiêu của người tiêu dùng, khi việc hủy bỏ những hạn chế vì dịch COVID-19 đã mở cửa cho các hoạt động của xã hội. Một số ngân hàng lớn đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc lên khoảng 6% hoặc cao hơn, dự kiến nền kinh tế này sẽ vượt mức tăng trưởng 5% do chính phủ đề ra.

Ngành Da giày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư FDI. Cùng với đó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Xuất khẩu của ngành tăng trưởng cao, giai đoạn 1993-1995 đạt hơn 20%/năm. Năm 1995, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định khung về hợp tác, tạo đà cho kim ngạch mặt hàng này sang EU tăng nhanh trong giai đoạn sau. Năm 1995 đạt trên 480 triệu USD, đến 1999 đã tăng hơn gấp đôi, đạt trên 1,3 tỷ USD.

[2022-MT] "Ngành công nghiệp hoá chất và các giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn và ứng phó với biến đổi khí hậu"

Đó là chủ đề Hội thảo do, VRCC phối hợp với Cục Hoá chất (Bộ Công Thương), Viện Chính sách chiến lược (Bộ Tài Nguyên Môi Trường) và DOW Chemical Việt Nam tổ chức ngày 18/11, tại TP. Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội thảo có Đại diện Cục Hoá chất, Viện CSCL, các cán bộ kỹ thuật chuyên trách về môi trường, an toàn, sức khoẻ từ các doanh nghiệp thành viên của VRCC.

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực của các doanh nghiệp hoá chất Việt Nam nói chung và thành viên “Hội đồng trách nhiệm tự nghuyện của các doanh nghiệp hoá chất VN (VRCC) trong triển khai “kinh tế tuần hoàn” và “ứng phó với biến đổi khí hậu”, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam.

Công nghiệp hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và là ngành sản xuất lớn thứ năm toàn cầu. Theo báo cáo “Ngành công nghiệp hóa chất toàn cầu: Thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các thách thức về tính bền vững của thế giới” của Hiệp hội Hóa chất quốc tế, ngành này đóng góp ước tính 5,7 nghìn tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới thông qua các tác động trực tiếp, gián tiếp và gây ra, tương đương với 7% GDP của thế giới và hỗ trợ 120 triệu việc làm trên toàn thế giới. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất cho hay, Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh ngành CNHC, tuy nhiên, quy mô và tốc độ phát triển của ngành chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng phát triển, nhiều loại nguyên liệu và sản phẩm hóa chất còn phụ thuộc vào nhập khẩu; đầu tư cho ngành còn hạn chế, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chưa hình thành chuỗi giá trị các sản phẩm hóa chất trong khu vực và toàn cầu.

Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 mà Bộ đang trình Chính phủ cũng ưu tiên, khuyến khích đầu tư xây dựng các Tổ hợp công nghiệp hóa chất, các khu công nghiệp hóa chất chuyên sâu với nhiều doanh nghiệp hóa chất có liên quan để tạo thành chuỗi liên kết, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là một trong những giải pháp đột phá trong chiến lược. Từ trước đến nay, hóa chất vẫn bị một số địa phương e dè, ngại cấp phép cho các dự án hóa chất đơn lẻ. Hiện nay đã có 5 địa phương là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận, Phú Yên rất ủng hộ, và chủ trương thu hút xây dựng các khu công nghiệp hoá chất tập trung tại địa phương.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất xây dựng khung khổ pháp luật, xây dựng các chính sách hỗ trợ đủ mạnh làm tiền đề cho ngành công nghiệp hóa chất phát triển thành ngành công nghiệp nền tảng hiện đại. Từ đó tạo nên lợi thế vùng đưa Việt Nam trở thành nước có thể cung cấp hoá chất cho các nước lân cận như Lào, Campuchia,… ông Thanh nói.

Chia sẻ tại Hội thảo, Bà Mai Uyên - Giám đốc PTBV Công ty Dow Chemical Việt Nam cho biết, là công ty cung cấp các sản phẩm đầu vào thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp phụ trợ và hạ nguồn tại Việt Nam, Dow Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các giải pháp bền vững mang tới một tương lai các-bon thấp.

Dow Việt Nam cam kết Không rác thải: chú trọng hợp tác đầu tư vào các công nghệ và cơ sở hạ tầng để nhanh chóng đẩy mạnh đáng kể việc tái chế trên toàn cầu. Mục tiêu: Đến năm 2030, 1 triệu tấn rác thải nhựa sẽ được thu gom, tái sử dụng hoặc tái chế thông qua hành động trực tiếp của Dow và các đối tác. Dow cam kết tái thiết kế quy trình sản xuất và thúc đẩy việc tái sử dụng hoặc tái chế các sản phẩm sử dụng bao bì đóng gói nhựa. Đến năm 2035, Dow sẽ tạo ra vòng tuần hoàn khép kín bằng cách thúc đẩy 100% sản phẩm của Dow trên thị trường có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

Theo TS. Phùng Hà - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam: Ngành hóa chất gắn với mọi ngành kinh tế và là ngành tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường do đặc điểm của hóa chất như tính ô xy hóa, tính ăn mòn, tính cháy, tính nổ, tính tích lũy sinh học,... Hiện nay nhiều quốc gia đang hướng hoá học thành ngành hoá học xanh, các dự án đầu tiên về hydro xanh, amoniac xanh đang được nghiên cứu và triển khai.

Đối với ngành phân bón là ngành có nhiều tác động trực tiếp đến đời sống con người. Ở Việt Nam dùng lượng phân bón khá lớn, khoảng 11 triệu tấn, trong đó là 7 triệu tấn sản xuất và 4 triệu tấn nhập khẩu; nữa là ngành phân bón cũng là ngành tiêu hao năng lượng rất lớn... Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu tự thân, từ trước một số nhà máy ure đã thực hiện công nghệ thu hồi CO2 như nhà máy Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc. Có thể nói mỗi một hành động của các doanh nghiệp sản xuất phân bón góp phần không nhỏ vào việc giảm tác động đến môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập chung chia sẻ và thảo luận về kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức ở nhiều cấp quản lý ngành Hóa chất và môi trường của Việt Nam, của cộng đồng công nghiệp hóa chất Việt Nam nói riêng và cộng đồng công nghiệp Việt Nam nói chung về vai trò của khoa học công nghệ nói chung và hóa học nói riêng trong thực thi cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, góp phần thực sự cho việc đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững tại Việt Nam.