Bất hòa hàng xóm phải làm sao

Cho dù bạn sống trong nhà dân, căn hộ hay ký túc xá, có những quy tắc bạn nên biết và tuân theo. Nhờ đó, bạn sẽ duy trì được mối quan hệ tốt với hàng xóm, tránh được nhiều rắc rối khác nhau và cũng tránh được bầu không khí khó chịu/ căng thẳng trong thang máy hoặc trong một cuộc gặp gỡ tình cờ trên phố. Cho mượn dụng cụ hay nguyên liệu để chuẩn bị bữa tối, trông trẻ giúp hay nhận hộ bưu kiện – khi hàng xóm quý mến, họ có thể giúp bạn ngay trong những tình huống như vậy. Vậy bạn có thể làm thế nào để có được tình cảm ấy? Hãy xem các mẹo của chúng tôi. 

1. Hãy tôn trọng sự yên tĩnh về đêm

Tại Cộng hoà Séc, sự yên tĩnh về đêm được quy định từ 22:00 đến 6:00. Trong thời gian này, bạn không nên mở nhạc to và các thiết bị gây tiếng ồn trong căn hộ của mình, tiến hành công việc xây dựng hay thực hiện bất cứ hoạt động ồn ào nào khác có thể làm phiền hàng xóm của bạn. Nếu bạn đang chờ một cuộc thăm hỏi vào buổi tối có thể kéo dài đến tận sáng hay bạn đang có kế hoạch sửa sang lại, bạn nên thông báo cho hàng xóm của mình để không xảy ra những bất đồng không đáng có.

2. Tuân thủ quy tắc nhà ở

Mỗi toà chung cư có quy tắc nhà ở của mình, trong đó, những nội quy được viết ra và mọi cư dân trong toà nhà phải tuân theo. Các quy tắc này liên quan tới việc, ví dụ, khoá cửa chính, các hướng dẫ phòng cháy chữa cháy hoặc dọn dẹp các không gian chung. Nội quy của ngôi nhà thường được treo trên bảng thông tin của toà nhà hay tại chỗ của người quản lý nhà ở.

3. Hãy chào hỏi hàng xóm của mình

Thông tin này đã được chúng tôi chia sẻ với các bạn rất nhiều lần và nó lại ở đây một lần nữa – người Séc thích chào hỏi và việc không chào hỏi được coi là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Nếu bạn gặp hàng xóm của mìn – dù là trên phố hay cầu thang nhà hoặc trong thang máy – hãy luôn chào hỏi họ rõ ràng và lý tưởng nhất là thêm một nụ cười đi kèm với lời chào :-).

4. Hãy phân loại rác

Ngoài các thùng rác màu đen thông thường, chắc chắn bạn đã thấy các thùng rác màu trong khu vực lân cận nơi bạn ở. Chúng chứa những rác thải có thể được tái chế – nhựa, giấy, thuỷ tinh, đồ hộp sắt, đồ uống hộp giấy v.v. Nhờ phân loại rác thải, bạn sẽ giúp cho môi trường và dành thêm chỗ đựng rác thải hỗn hợp trong các thùng rác màu đen để chúng không bị quá tải hoặc không phải đổ thường xuyên. Chúng tôi đã viết riêng một bài viết về việc phân loại rác thải, bạn có thể tìm thấy tại ĐÂY.

5. Hãy dọn dẹp cho chó của mình

Ai trong chúng ta cũng đã từng dẫm phải phân chó. Nó không hề dễ chịu, phải không? Thêm vào đó, những đống nâu hôi hám trước nhà trông không được thẩm mỹ cho lắm. Nếu bạn nuôi cún cưng, hãy thử nghĩ tới điều đó và luôn luôn dọn phân của nó vào túi ni lông rồi vứt vào thùng rác gần nhất. Trên đường phố, bạn thường xuyên bắt gặp những giá đứng đặc biệt với những chiếc túi có sẵn miễn phí dành riêng cho mục đích này.

6. Hãy đi họp tổ dân phố

Các buổi họp tổ dân phố là dành cho các chủ sở hữu căn hộ. Chúng là một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ những người hàng xóm của mình và tham gia tích cực vào việc quyết định về tương lai toà nhà mà căn hộ của bạn đang toạ lạc. Các cuộc họp giải quyết các vấn đề như quyết toán tiền điện, sửa chữa, sử dụng các không gian chung v.v. Các cuộc họp của tổ dân phố thường được người quản lý triệu tập nhiều lần trong năm và bạn biết tới chúng qua bảng thông tin của toà nhà hoặc những nơi dễ thấy khác.

7. Hãy quan tâm tới các sự kiện diễn ra tại địa bàn bạn ở

Bạn nên hiểu rõ khu vực thành phố, nơi mà bạn đang ở và theo dõi các tin tức cập nhật địa phương. Tạp chí quận là một công cụ tuyệt vời cho việc này và chúng được gửi đến hòm thư của bạn miễn phí. Trong đó, bạn tìm thấy các thông tin về các sự kiện văn hoá đã được lên kế hoạch, về các công trình xây dựng hay sửa chữa đường phố và thay đổi phương tiện công cộng liên quan. Ngoài việc có cái nhìn bao quát, bạn có thêm những chủ đề tuyệt vời để trò chuyện với những người hàng xóm của mình :-). Chúng tôi đã viết thêm thông tin về việc theo dõi các sự kiện địa phương trong bài viết tại ĐÂY.

Theo thông tin Anh/Chị cung cấp, gia đình Anh/Chị đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu phần đất của nhà Anh/Chị bị nhà hàng xóm lấn chiếm thuộc quyền sở hữu của gia đình Anh/Chị, có thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013:"Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai".

Đối với người thực hiện hành vi lấn, chiếm đất của người khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo quy định trên, nếu nhà hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất của gia đình Anh/Chị thì sẽ bị xử phạt hành chính, đồng thời phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để trả cho gia đình Anh/Chị.

Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, khi phát hiện ra sai phạm của nhà hàng xóm, gia đình Anh/Chị hoàn toàn có quyền yêu cầu UBND xã/phường tiến hành thủ tục hòa giải. Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất không thành, Anh/Chị có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất tranh chấp yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình Anh/Chị theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!

Trân trọng!