Bệnh chống đối xã hội là gì

Những người có xu hướng thao túng hoặc gây tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần của những người xung quanh mà không nhận thấy lỗi, không cảm thấy hối hận là người có dấu hiệu mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Vậy cần làm gì khi vướng phải vấn đề tâm lý phức tạp này?

Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? 

Hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội còn có tên tiếng Anh là Antisocial personality disorder hoặc Psychopath, là hiện tượng tâm lý có liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần, được xếp vào nhóm B - nhóm cảm xúc và bốc đồng, rối loạn nhân cách. Người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội là người:

  • Luôn có dấu hiệu tỏ ra không quan tâm đến ai đúng ai sai, luôn trái ngược ý kiến với mọi người xung quanh bất chấp ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai.
  • Bỏ qua, không quan tâm hoặc xâm phạm đến quyền và cảm xúc của những người xung quanh.
  • Có xu hướng luôn đối kháng, chống chọi với mọi người, thao túng hoặc đối xử một cách khắc nghiệt với những người xung quanh.
  • Thái độ tỏ ra thờ ơ, không có cảm giác hối lỗi hay nhận trách nhiệm về những hành vi, thái độ chưa đúng của mình. 

Bệnh chống đối xã hội là gì

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là vấn đề tâm lý phức tạp

Những người mắc hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm với nhiều mức án phạt khác nhau, tùy vào tính nghiêm trọng của tội danh mà họ gây ra. Họ có thể là người nói dối, lừa đảo, bốc đồng, phản ứng thái quá hoặc thô bạo với mọi người xung quanh. 

Theo nhiều cuộc khảo sát cũng cho thấy những người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường sử dụng ma túy và rượu với mục đích chính là tự ổn định tâm trạng. Họ cũng thường không hoàn thành các nghĩa vụ với gia đình, xã hội, công việc hay thậm chí là chính mình. 

Dấu hiệu khi bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Việc rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường có dấu hiệu từ khi người bệnh còn khá nhỏ, tâm lý bị tác động mạnh, tổn thương dẫn đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội với những dấu hiệu như: 

  • Bắt đầu từ khi 15 tuổi, người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường có dấu hiệu coi thường và xâm phạm đến quyền lợi, cảm xúc của những người xung quanh, biểu hiện cụ thể là chống đối xã hội, vi phạm pháp luật, luôn làm ngược lại những điều được khuyên bảo, nói dối, lừa gạt, hành vi thể hiện sự bốc đồng, không quan tâm đến an toàn của người khác, thậm chí là bản thân,...
  • Thiếu trách nhiệm về những hành vi của mình, không hối lỗi khi làm sai và luôn nghĩ rằng mọi người đang chống đối mình; 
  • Người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay không đến đủ 18 tuổi mới có thể chẩn đoán vì độ tuổi này có thể xuất hiện những biến đổi tâm lý.
  • Có dấu hiệu rối loạn đạo đức thông qua hành động như gian dối, trộm cắp, lừa đảo, trấn lột, bốc đồng, phá hủy tài sản, đồ vật, gây hại cho người khác hoặc các loài động vật,...
  • Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội còn có một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng khác và thường không kèm theo chứng tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực. 

Mặc dù chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội được nhận định có thể kéo dài cả đời nhưng có rất ít trường hợp rơi vào tình trạng này có thể nhận thức được và cũng có nghiên cứu chỉ ra những triệu chứng vụ thể như phạm tội, vi phạm pháp luật,... có thể giảm theo thời gian nhưng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, tình trạng của mỗi người. 

Bệnh chống đối xã hội là gì

Xâm phạm người khác về tinh thần hoặc thể chất là dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Nhân cách con người là sự kết hợp của nhiều yếu tố ảnh hưởng như môi trường giáo dục, gia đình, những tổn thương trong quá khứ,... khiến nhân cách có những biến chuyển nhất định. Và nguyên nhân gây rối loạn nhân cách chống đối xã hội rất khó xác định, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, tuy nhiên có thể kể đến như: 

  • Ảnh hưởng từ gen di truyền từ người thân trong gia đình có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội hơn.
  • Thay đổi trong cách thức vận hành của não bộ cũng có thể gây nên hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. 

Ngoài ra, còn có những yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, cụ thể như: 

  • Rối loạn hành vi từ thời thơ ấu.
  • Gia đình có tiền sử mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc rối loạn tâm thần cũng làm đứa trẻ bị ảnh hưởng từ khi còn nhỏ.
  • Trẻ em bị lạm dụng hoặc bỏ bê, đối xử tệ thời thơ ấu để lại vết thương lớn về tâm thần.
  • Cuộc sống gia đình kém hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên xảy ra bạo lực, chửi bới, giáo dục con cái bằng bạo lực,...

Theo các cuộc khảo sát diện rộng cho thấy tỷ lệ đàn ông bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao hơn phụ nữ. Nguyên nhân gây nên sự chênh lệch này còn đang được các nhà khoa học và tâm lý học tìm hiểu, nghiên cứu thêm. 

Bệnh chống đối xã hội là gì

Bạo lực gia đình khiến trẻ dễ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội như thế nào? 

Hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là vấn đề tâm lý tương đối phức tạp và để điều trị được tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sự hợp tác của bệnh nhân, am hiểu của bác sĩ, thời gian bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội,... 

Nhìn chung, chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội khá khó để điều trị một cách hoàn toàn, nhiều nhà tâm lý học nhận định để cải thiện tình trạng này đã rất tốt rồi. 

Khi tiến hành điều trị tâm lý cho người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bác sĩ tâm lý cần trò chuyện với bệnh nhân thường xuyên, có phương án hỗ trợ nhất định và điều đặc biệt là tìm được nguyên nhân gây ra hiện tượng tâm lý này, đây chính là yếu tố mang tính quyết định để điều trị, cải thiện được hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. 

Nói chung, rối loạn nhân cách chống đối xã hội là vấn đề tâm lý phức tạp, cần có quá trình điều trị lâu dài với sợ hợp tác, phối hợp từ cả phía bệnh nhân và bác sĩ. Nếu nhận thấy bản thân hoặc người thân có dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bạn cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt. 

Rối loạn tâm lý chống đối xã hội là gì?

Bệnh nhân có rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể biểu hiện sự coi thường người khác và pháp luật bằng cách phá hủy tài sản, quấy rối người khác hoặc ăn cắp. Họ có thể lừa dối, bóc lột, lừa đảo hoặc thao túng con người để có được thứ chúng muốn (ví dụ như tiền, quyền lực, tình dục).

Ghét xã hội là gì?

Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn.

Antisocial person là gì?

Rối loạn nhân cách chống xã hội (Antisocial personality disorder - ASPD) một tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu đồng cảm và quan tâm đến người khác. Những người mắc ASPD rất ít khi hoặc không quan tâm đến điều đúng hay sai. Họ chống đối và thường hành động vô cảm hoặc theo cách không có cảm xúc.

Sociopath có nghĩa là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (hay sociopath) một loại rối loạn tâm thần, trong đó một người luôn tỏ ra không quan tâm đến việc đúng sai, phớt lờ quyền và cảm xúc của người khác.