Cưới con trai có được thanh toán chế độ không năm 2024

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định bao quát các nội dung về hôn nhân và gia đình, như: kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình (giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình); cấp dưỡng, xác định cha mẹ con; con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong gia đình; ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi chuyên đề, bài viết đề cấp đến một số nội dung về quan hệ hôn nhân và gia đình trong nước là: kết hôn, quan hệ giữa vợ chồng và ly hôn.

Tôi quê ở Nghệ An, con trai tôi hiện tại là sỹ quan quân đội công tác được 05 năm tại đơn vị. Con trai tôi chuẩn bị kết hôn. Cho tôi hỏi khi kết hôn thì con trai tôi sẽ được nghỉ tối đa mấy ngày? Xin giải đáp giúp tôi

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 153/2017/NĐ-CP quy định về chế độ nghỉ hằng năm như sau:

1. Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:

  1. Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
  1. Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
  1. Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Thông tư 153/2017/NĐ-CP về chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với sĩ quan như sau:

Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:

1. Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

2. Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.

Theo quy định trên thì sĩ quan có thời gian công tác dưới 15 năm sẽ được 20 ngày nghỉ phép hằng năm. Đối với trường hợp sĩ quan kết hôn sẽ được nghỉ phép đặc biệt tối đa không quá 10 ngày. Do đó, nếu con trai bạn kết hợp giữa ngày nghỉ phép hằng năm với nghỉ phép đặc biệt thì sẽ được nghỉ tối đa là 35 ngày.

Chào anh chị, em năm nay 25 tuổi, đang là viên chức tại một bệnh viện công ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sắp tới em dự định sẽ kết hôn. Anh chị cho em hỏi nếu em kết hôn thì em được nghỉ hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

1. Khi kết hôn, viên chức sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?

Tại có quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
  1. Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  1. Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  1. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, trong trường hợp viên chức nghỉ việc để kết hôn thì sẽ được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương.

2. Người nước ngoài có được đăng ký dự tuyển viên chức ở Việt Nam?

Tại được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 có quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
  1. Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
  1. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
  1. Có đơn đăng ký dự tuyển;
  1. Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

  1. Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
  1. Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

  1. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

Căn cứ theo quy định trên, cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam mới có thể được đăng ký dự tuyển viên chức. Chính vì vậy, người nước ngoài không thể đăng ký dự tuyển viên chức.

3. Những việc nào viên chức không được làm?

Tại có quy định về những việc viên chức không được làm như sau:

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.