Bệnh nào sau đây hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh năm 2024

Ở nước ta, hiện đang là mùa đông – xuân, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), sởi, rubella, tiêu chảy, ho gà… Trong dịp lễ Tết do nhu cầu giao lưu và đi lại của người dân rất lớn cũng là cơ hội cho dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi phát triển. Bệnh có thể mắc ở tất cả những người chưa có miễn dịch với bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh, có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi –rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi).

Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là: 1) các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. 2) Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin tiêm cho trẻ và an toàn. Hiện nay các loại vắc xin tiêm chủng tại các điểm tiêm dịch vụ như vắc xin MMR phòng bệnh sởi - quai bị - rubella, vắc xin 6 trong 1- Infanrix Haxe -phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B và các loại vắc xin khác không được cung cấp ổn định cho các cơ sở tiêm dịch vụ do một số nhà sản xuất thay đổi địa điểm, dây chuyền sản xuất nhằm cải tiến chất lượng hiện hành và điều chỉnh kế hoạch sản xuất nên không thể đáp ứng ngay được nhu cầu vắc xin trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin. 3) hoặc không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm (mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm), trẻ không được giữ ấm đúng cách trong mùa đông xuân dẫn đến nhiễm bệnh làm mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ trong tháng và khi cha mẹ không cho trẻ tiêm bù lại ngay khi có thể dẫn đến trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 4) Một số đối tượng cần được tiêm chủng chưa được thống kê, điều tra đầy đủ dẫn đến số trẻ bị bỏ sót không được đưa vào danh sách theo dõi tiêm chủng.

Để phòng bệnh cho trẻ Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tăng cường vệ sinh các nhân cho trẻ, tăng cường dinh dưỡng, gữi ấm cho trẻ đúng cách, giữ gìn vệ sinh nhà ở và đảm bảo thông thoáng; đồng thời thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ phòng bệnh theo lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bà mẹ cần lưu ý:

Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có nguy cơ gây tử vong. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin được hầu hết các chính phủ và bác sĩ khuyên dùng để bảo vệ trẻ em và người dân khỏi dịch bệnh.

Vắc-xin
Bệnh
Triệu chứng và ảnh hưởng

Lao (BCG) Lao

Lao (còn gọi là TB) là một bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng thường tấn công phổi, phần lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy bệnh lao phổi thường gặp nhất, nhưng bạn cũng có thể mắc bệnh lao ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ như não). Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, lao phổi có thể gây ra biến chứng hoặc dẫn đến tử vong.

Một khi đã bị lây nhiễm, bệnh lao rất khó điều trị. Điều trị thường kéo dài và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Viêm gan B Viêm gan B Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lây lan qua đường máu và tình dục. Khi mắc bệnh từ thuở nhỏ, người bệnh phần lớn không có triệu chứng nào trong nhiều thập kỉ. Viêm gan B có thể đẫn đến xơ gan và ung thư gan sau này. Bại liệt Bại liệt Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus gây nên. Virus Polio có thể gây bại liệt 1 trong 200 người bị nhiễm. Trong các ca nhiễm bệnh đó, 5 – 10% người bệnh chết khi cơ hô hấp của họ bị tê liệt. Không có cách nào để chữa bệnh bại liệt một khi tình trạng tê liệt xảy ra, chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng. DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) Bạch hầu Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thường xảy ra ở niêm mạc của mũi và họng, khiến trẻ khó thở hoặc nuốt. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương tim, thận và/hoặc thần kinh. DTP (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) Uốn ván Uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt. Uốn ván có thể khiến cổ và hàm của trẻ bị cứng lại, gây ra tình trạng khó mở miệng, khó nuốt (khi bú) hoặc khó thở. Ngay cả khi được điều trị, uốn ván vẫn thường gây tử vong. DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) Ho gà Ho gà gây ra những cơn ho có thể kéo dài hàng tuần. Trong một số trường hợp, ho gà có thể dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi, và tử vong. Hib Các bệnh phế cầu khuẩn Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Phế cầu

khuẩn

Pneumococcal diseases

Các bệnh phế cầu khuẩn bao gồm những bệnh nghiêm trọng như viêm màng não và viêm phổi đến những bệnh nhẹ hơn nhưng phổ biến hơn như viêm xoang và viêm tai.

Các bệnh phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh và tử vong trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Virus Rota Virus Rota Virus Rota gây tiêu chảy nặng và nôn, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và sốc ở trẻ nhỏ, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị ngay, đặc biệt là không được bù nước ngay. Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Bệnh sởi Sởi là bệnh có tính lây nhiễm nhanh với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nổi hạt trắng phía trong miệng, phát ban trên da. Bệnh nặng có thể gây mù lòa, viêm não và tử vong. Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Quai bị Quai bị có thể gây ra đau đầu, khó chịu, sốt và viêm tuyến nước bọt. Biến chứng của quai bị có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tinh hoàn và điếc. Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Rubella Nhiễm Rubella ở trẻ nhỏ và người lớn thường nhẹ, nhưng ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, phôi thai chết, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh HPV Virus papillomavirus ở người (HPV) Virus papillomavirus ở người thường không có triệu chứng, nhưng một số loại có thể gây ra ung thư tử cung – loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung (99%) là do nhiễm trùng HPV sinh dục gây ra. HPV cũng có thể gây ra mụn rộp ở cả nam và nữ giới, cũng như làm ung thư những bộ phận khác trong cơ thể.

Để biết được lịch tiêm chủng khuyến cáo nên thực hành ở quốc gia của bạn, hãy hỏi bác sỹ, trung tâm y tế hoặc Bộ Y tế.