Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Bỏng là tai nạn thường xảy ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tại vết bỏng, các tế bào da bị chết cần nguyên bào sợi, sợi GAP, collagen… để tự tái tạo. Khi da lành lại, dày lên và bị đổi màu được gọi là vết sẹo bỏng. Sẹo bỏng có thể là tạm thời và mờ đi theo thời gian. Nhưng một số khác là sẹo vĩnh viễn ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo của bạn. Một phần không nhỏ là do chúng ta không có một chế độ ăn hợp lý, vậy hãy cùng tìm hiểu xem khi bị bỏng không nên ăn gì?

Các cấp độ bỏng

Dựa trên sự thương tổn của da chia ra 3 cấp độ chính của bỏng là:

  • Cấp độ thứ 1: da tấy đỏ, không bị bong da
  • Cấp độ thứ 2: bề mặt da xuất hiện mụn nước, da bị phồng rộp
  • Cấp độ thứ 3: diện tích phồng rộp lớn, da chuyển màu trắng.

Thường bỏng sẽ chỉ rơi vào 3 cấp độ trên, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị bỏng nặng như bỏng toàn bộ lớp da hay bỏng sâu đến các lớp dưới da, nội tạng.

Bị bỏng không nên ăn gì để tránh để vết thương mau lành

Hạn chế đường trong thực đơn của bạn, vì đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy sự sưng viêm.

Khi vết bỏng đang chuẩn bị lên da non, đây là thời điểm tái tạo làn da mới. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn nhiều trứng sẽ khiến vết thương lâu lành và hình thành sẹo trắng gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi bị bỏng, đặc biệt là trong thời kỳ vết thương lên da non, nên hạn chế sử dụng trứng.

Thịt bò là nguồn cung cấp protein, vitamin B5, kali,… không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày. Nhưng nếu ăn nhiều thịt bò khi vết sẹo bỏng bắt đầu khép miệng có thể tăng sinh sắc tố melanin, tạo thành sẹo thâm mất thẩm mỹ.

Rau muống giúp tăng sinh các sợi collagen giúp vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, nhưng sẽ tạo thành vết thẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Không nên ăn rau muống trong giai đoạn lên da non

Người bị bỏng ăn nhiều đồ nếp và thịt gà sẽ làm vết thương bị ngứa, dễ mung mủ và sưng tấy. Đây cũng là lý do khiến vết thương dễ bị viêm nhiễm, dễ hình thành sẹo xấu.

Hải sản rất bổ dưỡng, nhưng đây không phải là thực phẩm tốt dành cho người bị bỏng. Vì khi ăn hải sản, có thể gây tình trạng ngứa vết bỏng. Thậm chí nếu không chịu đựng được vết ngứa, bệnh nhân sẽ gãi vào vết thương làm vết bỏng lâu lành, dễ hình thành sẹo.

Người bị bỏng nên ăn gì?

Người bị bỏng không nên ăn gì và nên ăn gì? Là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Một chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, có bổ sung vitamin và chất khoáng kết hợp với liệu pháp điều trị phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy lành thương, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết thương nhanh lành.

Khi bị bỏng cơ thể bị mất một lượng nước nhất định, bên cạnh đó cơ thể lại cần một lượng nước đáng kể để tự chữa lành vết thương. Vì vậy mục tiêu đầu tiên là bạn phải uống bổ sung đủ nước. Theo TS BS Nguyễn Thị Kim Thanh, ở Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: “Người bị bỏng cần lượng nước từ 2,5 lít đến 3 lít nước mỗi ngày. Nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô, mất nhiều thời gian chữa lành vết thương hơn”

Chế độ giàu protein giúp bổ sung năng lượng thiết yếu để sửa chữa tất cả các tế bào bị hư hỏng. Người bị bỏng cần phải ăn gấp đôi khẩu phần protein bình thường.

Những thực phẩm giàu protein bao gồm:

  • Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, đậu phộng… tất cả đều có hàm lượng protein cao có lợi cho cơ thể.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa là nguồn cung cấp dồi dào carbohydrate và protein, nên bổ sung trong thực đơn của bệnh nhân một cốc sữa hoặc sữa chua 2-3 lần trên ngày.
  • Ngoài ra còn một số thực phẩm như: chuối, ngô ngọt, rau bina…cũng giàu protein cần thiết.

Thực phẩm giàu chất béo Omega-3 giúp giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô. Trong quá trình chữa lành vết thương do bỏng rất cần hạn chế mức độ sưng viêm của vết thương, trong khi đó axit béo Omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kháng viêm hiệu quả. Các thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm: cá, hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành,….

Bổ sung các vitamin A, C, E chất chống oxi hóa giúp cơ thể phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch, khả năng chữa lành vết thương, vết bỏng và hạn chế hình thành sẹo.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Trong hoa quả có rất nhiều vitamin cần thiết cho người bị bỏng

  • Vitamin A:loại vitamin quan trọng hàng đầu, thúc đẩy quá trình lành thương và sản sinh ra những tế bào da mới để hạn chế nguy cơ sẹo. Những thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A là rau có lá màu xanh sẫm như cải xoong, cải bó xôi…; các loại trái cây thuộc họ cam quýt, thực phẩm chế biến từ bơ sữa.
  • Vitamin C:quan trọng cho việc tổng hợp collagen và tác dụng chống oxy hóa, ngoài ra vitamin C còn tham gia tích cực vào quá trình sản sinh những bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm hại. Cam, quýt, trái cây có nhiều vị chua, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh là nguồn vitamin C phong phú.
  • Thực phẩm có vitamin E như rau bina, bơ, bông cải xanh.

Kẽm: Cũng giống như vitamin C, kẽm có chức năng chống lại sự viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng viêm sưng, kích thích ăn ngon miệng. Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm như gan, hạt bí, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi.

Ngoài một chế độ ăn cân bằng, kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình liên thương, bệnh nhân bỏng hoàn toàn có thể thúc đẩy lành thương và hạn chế sẹo xấu nhờ một giải pháp đến từ Châu Âu – Gel trị vết thương Healit.

Với thành phần Copolymer of 2-hydroxyethyl methacrylate được cấp bằng sáng chế tại Cộng Hòa Séc, Healit đã mang đến nhiều tác dụng quan trọng.

– Rút ngắn thời gian liền thương: Quá trình lành thương được diễn ra trong môi trường sinh lý tối ưu: độ ẩm và pH được luôn ổn định, nồng độ gốc tự do được kiểm soát ở mức sinh lý, các tế bào miễn dịch được phát huy tối đa tác dụng. Kết quả là mô hạt được hình thành và phát triển mạnh mẽ, thời gian liền thương được rút ngắn đáng kể.

– Giảm đau: Khi vết thương được giữ ẩm, không đóng vảy, không bị co kéo và được duy trì tại pH sinh lý sẽ giúp giảm đau tại chỗ rất rõ rệt.

– Hạn chế sẹo xấu: Các mô mới hình thành được bảo vệ bởi lớp gel polymer, bề mặt vết thương được hoàn thiện đồng nhất, hạn chế tình trạng sẹo co kéo. Đặc biệt, việc kiểm soát nồng độ ROS (gốc tự do) cũng làm giảm nồng độ H2O2, rút ngắn thời gian viêm tại vết thương, từ đó làm giảm rõ rệt việc lắng đọng quá mức collagen. Kết quả là hình thành sẹo mỏng, mềm, đồng nhất, làm tăng tính thẩm mỹ và giảm thiểu hạn chế chức năng vận động của bệnh nhân.

– An toàn: Do có kích thước phân tử rất lớn, Copolymer 2- hydroxyethylmethacrylate không thể bị hấp thu hay khuếch tán vào máu hoặc dịch kẽ mà chỉ có tác dụng tại chỗ, không gây tác dụng toàn thân, không gây kích ứng, dị ứng, do vậy an toàn với mọi đối tượng.

Với giải pháp an toàn và hiệu quả đến từ Châu Âu, không còn nỗi lo sẹo xấu – vết thương lâu lành.

Để được Dược sĩ tư vấn, độc giả liên hệ tổng đài 1900.2153.

Trẻ bị bỏng kiêng ăn gì để da mau lành và không để lại sẹo, một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng chỉ khi ở trong cuộc mới thấy phức tạp vô cùng. Bởi lúc này chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến sức khỏe và sự hồi phục của trẻ.

Bỏng là tình trạng chấn thương đối với da hoặc các mô do ảnh hưởng của nhiệt, điện, hóa chất hoặc bức xạ, trong giai đoạn từ 40-60 ngày sau khi bị bỏng là thời gian quan trọng nhất để da phục hồi, vì vậy bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp vết thương mau lành, liền da non, tránh để lại sẹo và hoại tử.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Trẻ bị bỏng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị bỏng kiêng ăn những gì?

Làn da trẻ vốn đã non nớt và nhạy cảm khi bị bỏng sẽ càng trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn. Đặc biệt những nhóm thực phẩm dưới đây nếu bình thường có thể rất bổ dưỡng nhưng khi trẻ bị bỏng mà dung nạp vào cơ thể sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn, khiến quá trình lên da non chậm hơn và dễ để lại sẹo. Dưới đây là 8 nhóm thực phẩm trẻ bị bỏng cần tránh xa.

1. Trẻ bị bỏng nên kiêng Trứng

Trứng là món khoái khẩu của nhiều trẻ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trứng cũng rất giàu dưỡng chất tuy nhiên trứng lại là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành, hình thành những khoảng trắng gây ra vết sẹo loang lổ, không đều màu. Bởi vậy, trong thời gian đầu khi trẻ bị bỏng, cha mẹ lưu ý cần loại bỏ trứng khi khỏi thực đơn của trẻ.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Trứng dễ gây loang lổ da trẻ

2. Bé bị bỏng kiên kiêng ăn Rau muống

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Bị bỏng kiêng rau muống

Rau muống được xem là “thủ phạm” làm năng tăng sinh, kích thích các sợi collagen quá mức, khiến vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, tạo thành nhiều lớp mô xơ cứng, hình thành sẹo lồi, sẹo lõi gây mất thẩm mỹ nên rau muống được các chuyên gia khuyến cáo cần loại bỏ trong các bữa ăn của trẻ bị bỏng hoặc có vết thương hở.

3. Kiêng Thịt bò

Là thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin B5, kali… rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng nếu ăn thịt bò vào lúc vết thương bị bỏng trên da trẻ đang có dấu hiệu khép miệng thì thực sự là điều không nên. Vì thịt bò sẽ làm tăng sắc tố melanin, gây hiện tượng sậm màu và tạo thành các vết sẹo thâm trên khu vực da bị bỏng của trẻ, rất mất thẩm mỹ.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Thịt bò dễ để lại sẹo thâm

4. Kiêng Đồ nếp và thịt gà

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Kiêng sử dụng xôi và da gà

Được xem là “chủ mưu” góp phần làm vết thương hở sưng, mưng mủ, khó lành da, dễ viêm nhiễm, để lại sẹo xấu trên da nên cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ bị bỏng ăn thịt gà và đồ nếp.

5.Kiêng Hải sản

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Bị bỏng kiêng hải sản

Bao gồm tôm, cua, ghẹ… là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng da, gây ngứa ngáy, khiến vết thương ở trẻ sưng, tấy đỏ, khó lành nên dù rất bổ dưỡng, ngon miệng nhưng cha mẹ cũng phải thẳng tay loại bỏ thực phẩm này trong bữa ăn của trẻ.

6. Kiêng Thực phẩm giàu natri

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

thịt xông khói khiến vết thương khó lành

Thực phẩm giàu natri có nhiều trong thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn, bánh hotdog… là nguyên nhân khiến mạch máu bị tổn thương, vết thương khó lành, làm chậm quá trình lành sẹo và tự chữa lành của cơ thể, đồng thời gây ra bệnh xơ vữa động mạch nên nếu trẻ bị bỏng hoặc có vết thương hở đang trong quá trình hồi phục, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này. Ngoài ra, khi trẻ lành bệnh, cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu natri vì nó không tốt cho sức khỏe.

7. Kiêng Đồ ăn nhanh

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Bị bỏng kiêng đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh vừa không tốt cho sức khỏe, lại chứa nhiều dầu hydro hóa, thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo cơ thể nên với trẻ bị bỏng cũng kiêng thực phẩm này.

8. Kiêng Đường

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Đường khiến vết bỏng dễ sưng viêm

Trẻ bị bỏng nên kiêng ăn gì? Ngoài 7 thực phẩm ở trên thì trẻ bị bỏng cần kiêng thêm đường, lí do là đường là tác nhân làm chậm quá trình tự chữa lành của mô, thúc đẩy sưng viêm và dung nạp nhiều đường cũng gây ra nhiều bệnh trọng. Nói chung trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đồ ngọt và cần hạn chế đường trong thực đơn.

Thực phẩm trẻ bị bỏng nên ăn

Người bị bỏng nói chung và trẻ bị bỏng nói riêng nên ăn gì để giúp tăng đề kháng, giúp vết thương chóng phục hồi và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị bỏng nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, khoáng chất và vitamin để tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương, tránh sự xuất hiện của sẹo. Đặc biệt vết thương do bỏng càng nặng và sâu thì nhu cầu dinh dương lại càng nhiều, bởi vậy, cha mẹ nên nằm lòng những thực phẩm sau để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.

1. Nên ăn thực phẩm giàu Protein

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Trẻ bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu Protein

Thực phẩm giàu Protein có nhiều trong đậu hà lan, sữa, phô mai, đậu lăng, đậu phụ, thịt nạc heo, bông cải xanh, bơ, các loại hạt, chuối… sẽ giúp bổ sung năng lượng thiết yếu để sữa chữa các tế bào cơ và da bị hư hỏng do bỏng gây ra. Việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu Protein cho trẻ bị bỏng còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm và làm lành vết thương mau chóng hơn.

2. Nên ăn thực phẩm giàu Omega-3

Có nhiều trong các loại cá và các loại hạt như hạt lanh, óc chó, đậu nành được xem là giải pháp hữu hiệu giúp giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm hiệu quả nên rất cần thiết cho trẻ bị bỏng.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Vitamin C giúp tăng cường đề kháng

3. Nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C

Là chìa khóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và cung cấp một lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non, đó là lí do cha mẹ cần thiết phải bổ sung nhiều vitamin C cho trẻ bị bỏng.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong các loại rau củ và trái cây như bưởi, cam, chanh, quýt, ổi, ớt chuông…

4. Nên ăn thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có  nhiều trong các thực phẩm như sò biển, hạt bí đỏ, rau bina, gan, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi… Cha mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu kẽm cho trẻ bị bỏng là vì kẽm có khả năng chống viêm, ngừa sưng viêm, thúc đẩy vết bỏng nhanh lành và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Vitamin E tốt cho quá trình phục hồi ở trẻ bị bỏng

5. Nên ăn thực phẩm giàu vitamin E

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E

Được xem là thành phần không thể thiếu giúp thúc đẩy quá trình bảo vệ và phục hồi da bé sau khi bị bỏng. Thực tế cho thấy, thực phẩm giàu vitamin D có chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch nên rất cần được ưu tiên bổ sung trong thực đơn hàng ngày với trẻ bị bỏng. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều cà chua, đu đủ, dưa leo, ngô, ngũ cốc… đây là những thực phẩm dễ ăn lại chứa nhiều vitamin E.

6. Nên Uống nhiều nước

Bị bỏng có an được thịt ngăn không

Bé bị bỏng nên cho uống nhiều nước mỗi ngày

Ít ai biết rằng nước không chỉ cần thiết cho cơ thể lúc khỏe mạnh mà khi bị bỏng nước cũng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau lành và tránh mất nước. Bàn về việc uống nhiều nước khi bị bỏng, TS BS Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia nhận định: “Người bị bỏng cần lượng nước từ 2,5 lít đến 3 lít nước/ngày. Nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô và mất nhiều thời gian chữa lành vết thương”.

Tham khảo: >>> Cách xử lý bỏng bô xe máy không để lại sẹo an toàn và hiệu quả