Bị loại vì giá dự thầu cao hơn dự toán năm 2024

Đơn vị bà Trần Thị Việt Nga (Đà Nẵng) có 1 gói thầu tư vấn, được phê duyệt tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, giá gói thầu được duyệt là 8,2 tỷ đồng, hình thức hợp đồng trọn gói.

Hồ sơ mời thầu được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015, được phê duyệt, phát hành tới các nhà thầu và tổ chức đấu thầu đúng quy định về đấu thầu.

Sau khi tiến hành đánh giá các hồ sơ dự thầu, thì chỉ có 1 nhà thầu (nhà thầu A) đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và được đánh giá tài chính. Tuy nhiên, nhà thầu A có giá dự thầu là 8,4 tỷ đồng (lớn hơn giá gói thầu được duyệt là 8,2 tỷ đồng).

Theo Khoản 8, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ: “Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì xem xét xử lý theo một trong các cách sau đây:

  1. Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu nếu giá gói thầu đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí thực hiện gói thầu”.

Bà Nga hỏi, trường hợp chỉ có một nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và chào giá vượt giá gói thầu thì có được áp dụng Điểm a, Khoản 8, Điều 117 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP nêu trên không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 8, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý tình huống trong trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt.

Theo đó, đối với gói thầu tư vấn, trường hợp chỉ có một nhà thầu nằm trong danh sách xếp hạng và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định nêu trên.

Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì xem xét xử lý theo một trong các cách sau đây:

  1. Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu nếu giá gói thầu đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí thực hiện gói thầu;
  1. Cho phép đồng thời với việc các nhà thầu chào lại giá dự thầu, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết...
  1. Cho phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất...

2. Giải pháp Kỹ thuật: xem có hợp lý, đảm bảo tiến độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ không? 3. Giá: xem hợp lý không?Đó là NGuyên lý. Còn cụ thể, theo Nghị định 85 sẽ có 2 giai đoạn chấm:I. Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ: Chia làm 3 bước 1. Bước 1: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: đơn dự thầu, Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh, Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (giấy phép kinh doanh..), Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu, Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu, Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu. 2. Bước 2: Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định 85 3. Bước 3: Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển: tùy theo điều kiện của từng gói thầu, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể được thực hiện: + tại bước đánh giá sơ bộ đối với tất cả các nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, không vi phạm điều kiện tiên quyết: thường được áp dụng cách này nhất trên thực tế. + hoặc việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm được thực hiện: sau khi xác định giá đánh giá và phải được quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu mới được xem xét ở các bước tiếp theo Lưu ý: - HSDT không đạt bước trước thì loại không cần xem xét bước sau. - Qua bước đánh giá sơ bộ, sẽ chốt được danh sách các nhà thầu đáp ứng sơ bộ. Những nhà thầu bị loại ở bước này không được xem xét đánh giá ở các bước tiếp theo.II. Giai đoạn 2: Đánh giá chi tiết HSDT: gồm 2 bước1. Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật - Theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT.

- Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung chưa rõ, khác thường trong hồ sơ dự thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu được chủ đầu tư phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 85.

Trong quá trình xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án Lưu ý: - Qua bước đánh giá kỹ thuật, sẽ chốt được danh sách các nhà thầu đáp ứng kỹ thuật. Những nhà thầu bị loại ở bước này không được xem xét đánh giá ở các bước tiếp theo.2. Bước 2: Xác định giá đánh giá Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 3 Điều 26 Nghị định 85 như sau:

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:

- Xác định giá dự thầu (trường hợp có thư giảm giá, thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định 85);

- Sửa lỗi: tổng giá trị tuyệt đối sửa lỗi >10% giá dự thầu sẽ bị loại.

- Hiệu chỉnh các sai lệch: tổng giá trị tuyệt đối sai lệch>10% giá dự thầu sẽ bị loại.

- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);

- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

+ Điều kiện tài chính, thương mại;

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

+ Các yếu tố khác.

3. Bước 3: Xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá:

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.

Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.

Các bạn đọc kỹ quy trình trên kẻo nhầm lẫn về giá dự thầu với giá đánh giá nhé.

Ngoài ra, để hiểu rõ về sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cần biết thêm (chứ không kẻo nhầm như bạn nào đó nói: thích sửa lỗi kiểu gì thì sửa, thích hiệu chỉnh loại bỏ nhà thầu nào thì loại)

Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch

1. Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

  1. Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:

- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;

- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.

  1. Các lỗi khác:

- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;

- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;

- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đây là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;

- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;

- Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.

Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.

\==> Tổng giá trị tuyệt đối sửa lỗi >10% giá dự thầu sẽ bị loại

2. Hiệu chỉnh các sai lệch

Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều dưỡng những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:

Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự toán;

\==> Tổng giá trị tuyệt đối sai lệch>10% giá dự thầu sẽ bị loại

Ở đây nói rõ tình huống bạn nêu: - Nếu HSDT có giá đánh giá vượt dự toán vẫn phải xếp hạng bình thường, kể cả tất cả HSDT đều vượt dự toán vẫn phải xếp hạng. - Tuy nhiên, khi đề nghị trúng thầu thì lúc đó mới xem xét nhà thầu xếp hạng 1 đó có giá đánh giá vượt dự toán hay không mới được đề nghị trúng thầu. Nếu tất cả các nhà thầu đều có giá đánh giá vượt dự toán thì rơi vào tình huống xử lý tình huống trong đấu thầu được nêu rất rõ tại điều 70 Nghị định 85 như sau:

Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây:

  1. Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;
  1. Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày (song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá) kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư.

  1. Cho phép mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo vào đàm phán.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đàm phán của mình trên cơ sở bảo đảm các điều kiện sau:

- Gói thầu đó được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi;

- Quá trình tổ chức đấu thầu được tiến hành đúng quy trình và bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng;