Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Bài 2 Trang 7 SGK Toán 7 Tập 1 có nội dung về Tập hợp Q các số hữu tỉ. Dưới đây là lời giải chi tiết của bài Ôn tập lý thuyết và giải bài tập giúp các em hiểu chắc về lý thuyết,đồng thời giải được các dạng bài về tập hợp Q.

Các em hãy cùng kiến Guru tìm hiểu nhé:

I. Tổng hợp lý thuyết trong giải bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1

1. Số hữu tỉ

• Các phân số bằng nhau là cách viết khác nhau của cùng một số, số đó được gọi là số hữu tỉ.

• Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số a/b với a, b ∈ Z và b ≠ 0

• Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là Q (x là số hữu tỉ thì ghi là x ∈ Q)

Ví dụ 1:

Ta có thể viết

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Ví dụ 2:

Các số hữu tỉ ví dụ như:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Ví dụ:

Các số hữu tỉ ví dụ như:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
thì kí hiệu như sau:
Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

2. Biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số

Để biểu diễn số hữu tỉ a/b (a,b ∈ Z; b > 0) trên trục số ta làm như sau:

• Chia đoạn đơn vị [0;1] trên trục số thành b phần bằng nhau, mỗi phần là 1/b được gọi là đơn vị mới .

• Nếu a > 0 thì phân số a/b được biểu diễn bằng một điểm nằm bên phải điểm O và cách điểm O một đoạn bằng a lần đơn vị mới .

• Nếu a < 0 thì phân số a/b được biểu diễn bằng một điểm nằm bên trái điểm O và cách điểm O một đoạn bằng |a| lần đơn vị mới .

3. So sánh hai số hữu tỉ

Để so sánh hai số hữu tỉ x, y ta thường làm như sau:

• Viết x, y dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

• So sánh hai số nguyên a và b

+ Nếu a < b thì x < y

+ Nếu a = b thì x = y

+ Nếu a > b thì x > y

• Trên trục số nếu x < y thì điểm x nằm bên trái điểm y

• Số hữu tỉ lớn hơn 0 được gọi là số hữu tỉ dương.

• Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 được gọi là số hữu tỉ âm.

• Số 0 không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm.

Nhận xét:

+ Số hữu tỉ a/b là số hữu tỉ dương (a/b > 0) thì a, b cùng dấu.

+ Số hữu tỉ a/b là số hữu tỉ âm (a/b < 0) thì a, b trái dấu.

+ Ta có:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Ví dụ: So sánh hai số hữu tỉ

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Ta có:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

II. Lời giải chi tiết bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1

Chúng ta hãy cùng áp dụng những kiến thức được tổng hợp từ phần trên vào giải bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1 nhé!

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1

Kiến thức áp dụng

Rút gọn phân số: Muốn rút gọn một phân số ta chia cả tử và mẫu cho một ước chung của chúng (Kiến thức Bài 4 chương 3 Toán 6 tập 2 – trang 13).

So sánh phân số: Hai phân số  a/b và c/d  bằng nhau nếu a.d = b.c (Kiến thức bài 2 chương 3 Toán 6 tập 2 – trang 8).

b) Biểu diễn trên trục số:

Ta viết:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 4 phần bằng nhau , ta được đơn vị mới bằng 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 đơn vị cũ.

Số hữu tỉ 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 được biểu diễn bởi điểm A nằm bên trái điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 3 đơn vị mới

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

III. Gợi ý giải đáp các bài tập trang 7 sgk toán 7 tập 1

1. Bài 1 (SGK Toán 7 Tập 1)

Điền kí hiệu (∈, ∉, ⊂) thích hợp vào ô vuông

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Lời giải:

Điền kí hiệu:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Kiến thức áp dụng

+ tập hợp các số tự nhiên N = {0;1;2;3;…}

+ tập hợp các số nguyên Z = {…;-3;-2; -1;0;1;2;3;…}

+ tập hợp các số hữu tỉ Q là tập hợp các số viết được dưới dạng phân số

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

với a, b ∈ Z, b ≠ 0.

2. Bài 3 (SGK Toán 7 Tập 1)

So sánh các số hữu tỉ

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Lời giải:

a)

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Vì -22 < -21 và 77 > 0 nên 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 hay x < y

b)

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Vì -216 < -213 và 300 > 0 nên 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 hay x > y

c)

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Vậy x = y

Kiến thức áp dụng

+ Muốn so sánh hai số hữu tỉ ta viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số (Sách giáo khoa toán 7 – trang 6).

+ So sánh hai phân số : Muốn so sánh hai phân số, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh tử số với nhau. Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. (Sách giáo khoa Toán 6 tập 2- Bài 6 chương 3 – trang 23).

3. Bài 4 (SGK Toán 7 Tập 1)

So sánh số hữu tỉ

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 (a, b ∈ Z; b ≠ 0) với số 0 khi a, b cùng dấu và khi a, b khác dấu.

Lời giải:

Với a, b ∈ Z; b ≠ 0 thì:

– Khi a, b cùng dấu thì 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 > 0

– Khi a, b khác dấu thì 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 < 0

Tổng quát: Số hữu tỉ 

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 (a, b ∈ Z; b ≠ 0) > 0 nếu a, b cùng dấu; < 0 nếu a, b khác dấu; = 0 nếu a = 0.

Kiến thức áp dụng

Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0.

Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0.

(Sách giáo khoa Toán 6 tập 2 – Chương 3 bài 6 – Trang 23).

4. Bài 5 (SGK Toán 7 Tập 1)

Giả sử

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 (a, b, m ∈ Z; m > 0) và x < y. Hãy chứng minh nếu chọn 
Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số
 thì ta có x < z < y.Hướng dẫn: Sử dụng tính chất: Nếu a, b, c ∈ Z và a < b thì a + c < b + c

Lời giải:

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Nhận xét: mẫu số 2m > 0 nên để so sánh x, y, z ta so sánh các tử số 2a, 2b, a+b.

Vì a < b nên a + a < b + a hay 2a < a + b.

Vì a < b nên a + b < b + b hay a + b < 2b.

Biểu diễn số hữu tỉ giải bài 2 trang 7 Toán 7 tập 1 giải bài tập Toán 7 trên trục số

Kiến thức áp dụng

+ So sánh các phân số : Muốn so sánh hai phân số, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh tử số với nhau. Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. (Sách giáo khoa Toán 6 tập 2- Bài 6 chương 3 – trang 23).

Kết luận

Vậy là bài viết trên đây đã tổng hợp lý thuyết và gợi ý giải bài 2 Trang 7 SGK Toán 7 Tập 1. Kiến hy vọng các em đã nắm thật chắc cách giải của các dạng bài tập về Tập hợp Q các số hữu tỉ.

Hãy theo dõi các bài học tiếp theo để nhận thêm nhiều tài liệu, kiến thức bổ ích từ Kiến nhé.

Chúc các em học bài và ôn tập thật tốt!