Bụng dưới to là dấu hiệu của bệnh gì

“Xin chào bác sĩ, mấy ngày gần đây tôi xuất hiện tình trạng chướng bụng dưới rốn sau khi ăn và thỉnh thoảng cả lúc đói. Tôi vô cùng lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu và phải làm gì trong trường hợp này? Kính mong sự giúp đỡ của bác sĩ.”

Sau đây là câu trả lời của chuyên gia dành cho chị Thu Huyền:

Chướng bụng chủ yếu liên quan đến 3 vấn đề sau:

Có quá nhiều khí trong đường ruột

Sự sản sinh nhiều khí do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây chướng bụng và đầy hơi. Tùy từng loại và số lượng mà mức độ khí được sinh ra khác nhau.

Vi khuẩn tạo khí tồn tại chủ yếu trong ruột kết. Khi cơ thể gặp vấn đề nào đó, thức ăn không được tiêu hóa ở ruột non sẽ bị đẩy xuống đại tràng. Chúng tiếp xúc với vi khuẩn tạo nhiều khí dư thừa gây chướng bụng dưới.

Trong một số trường hợp khác, vi sinh vật phát triển quá mức di chuyển lên ruột non hoặc dạ dày. Tại đây thức ăn chưa được chuyển hóa, vi khuẩn lên men chúng sinh khí gây chướng bụng trên.

Tắc nghẽn vật lý

Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào từ dạ dày đến trực tràng.

Dạ dày chứa thức ăn, không khí với nhiệm vụ tiết ra dịch vị để tiêu hóa chúng. Nếu có sẹo ở môn vị (đoạn nối giữa dạ dày và ruột non) sẽ cản trở quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến đường ruột căng phồng gây chướng bụng trên rốn. Khi tắc nghẽn không hoàn toàn, thức ăn tiếp tục được di chuyển xuống ruột già, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Phân cứng trong trực tràng cũng có thể cản trở các chất trong đường ruột. Chướng bụng ở trường hợp này thường xảy ra liên tục và tăng dần, chỉ thuyên giảm sau khi đi tiêu.

Tắc nghẽn chức năng

Nguyên nhân là do suy giảm hoạt động của các cơ ở dạ dày và ruột với nhiệm vụ tống đẩy thức ăn. Từ đó, các chất sẽ tích tụ lại và gây chướng bụng.

Từ 3 vấn đề này có thể chia ra thành 2 nguyên nhân chính gây chướng bụng:

  • Sinh lý: chế độ ăn uống, do liên quan đến tâm lý...
  • Bệnh lý: không dung nạp thực phẩm, hội chứng ruột kích thích...

Nguyên nhân sinh lý gây chướng bụng dưới rốn

1. Chế độ ăn uống không khoa học

Khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu như chất đạm, tinh bột, đường, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng... thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn sẽ bị tồn đọng. Lợi khuẩn đường ruột bị quá tải không xử lý kịp dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây triệu chứng này.

2. Chứng lo âu, căng thẳng quá mức

Phụ nữ thường xuyên chịu người áp lực từ gia đình và công việc, dẫn tới tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Từ đó đường ruột không co bóp bình thường gây rối loạn tiêu hóa, khiến thức ăn không được phân giải hoàn toàn. Khi xuống đại tràng gặp vi khuẩn sinh nhiều khí gây chướng bụng dưới rốn.

3. Táo bón

Bụng dưới to là dấu hiệu của bệnh gì

Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng này do phân tồn đọng ở trực tràng gây căng tức.

Ngoài việc đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, một số dấu hiệu khác thường gặp khi bị táo bón bao gồm:

  • Căng thẳng trước và trong lúc đại tiện.
  • Phân cứng như đá.
  • Không cảm thấy phân hết sau khi đã đi cầu.

Khi táo bón nhẹ, điều quan trọng là cung cấp đầy đủ chất xơ. Khuyến cáo ăn nhiều rau xanh và hạn chế thịt trong mỗi bữa ăn. Với trường hợp nặng nên đến cơ sở y tế để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Táo bón kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?

Chướng bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Chướng bụng thường xuất hiện sau khi ăn, căng thẳng thì không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện bất cứ vào thời điểm nào trong ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau như:

1. Viêm đại tràng

Là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay, gây viêm loét niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau bụng, rối loạn đại tiện, chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi...Tình trạng này kéo dài gây suy nhược nghiêm trọng sức khỏe và đôi khi đe dọa tính mạng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng hiện nay

2. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt, IBS) là bệnh đường ruột phổ biến ở nước ta với những biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hóa. Tỷ lệ mắc ở nữ giới gấp 3 lần so với nam giới.

Đại tràng co thắt khiến bạn cảm thấy khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng do cơ thể sản sinh quá nhiều khí dư thừa nhưng vận chuyển lại kém. Lượng khí tích tụ cả ngày trong ống tiêu hóa, nhiều nhất vào ban đêm.

Vi khuẩn tạo khí tồn tại chủ yếu trong ruột kết. Tuy nhiên khi bị hội chứng ruột kích thích, sự phát triển quá mức của vi khuẩn cũng góp phần gây căng tức bụng. Khiến người mắc bệnh không chỉ chướng bụng dưới (phần đại tràng) mà còn gây chướng bụng trên (phần ruột non).

Ngoài ra, một số tác động tiêu cực khác người bệnh có thể gặp như:

  • Đau quặn bụng, đôi khi sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau.
  • Đi lỏng hoặc táo, đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt như phân mèo. Đi cầu xong vẫn muốn đi tiếp. Ăn xong là muốn đi ngoài. Phân có thể chứa chất nhầy nhưng không bao giờ lẫn máu.
  • Đầy hơi, đặc biệt sau khi ăn.
  • Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp...

Một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn, chế độ sinh hoạt có thể cải thiện triệu chứng của bệnh như hạn chế thực phẩm sinh khí, sống tích cực, tránh căng thẳng quá mức...

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

3. Không dung nạp thực phẩm

Bụng dưới to là dấu hiệu của bệnh gì

Không dung nạp là tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu một số thực phẩm nào đó. Thức ăn không được tiêu hóa bởi dạ dày được di chuyển xuống ruột già. Tại đây những vi sinh vật sẽ lên men chúng và tạo nhiều khí gây chướng bụng, đầy hơi.

Các loại thực phẩm không được dung nạp thường gặp như:

  • Lactose: carbohydrate chính trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Gluten: protein có trong lúa mì, lúa mạch và một số loại ngũ cốc.
  • Fructose: ở chuối, việt quất, anh đào...

Những triệu chứng cảnh báo bệnh bao gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Tiêu chảy dai dẳng hoặc kèm theo táo bón.
  • Phân nhạt màu, có mùi hôi.

Những dấu hiệu này tương tự như các chứng rối loạn đường tiêu hóa khác, vì vậy rất khó chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, khi biết mình không dung nạp với chất nào, bạn có thể loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn để cải thiện hoàn toàn tình trạng chướng bụng dưới rốn.

4. Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột. Điều này làm cản trở thức ăn và khí di chuyển từ phần ống tiêu hóa trên xuống, dẫn đến bụng căng chướng từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí.

B có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng, co thắt dạ dày: thường đột ngột, dữ dội trong 2-3 phút rồi giảm dần. Lúc đầu khu trú ở vùng bị tắc, sau đó lan tỏa ra toàn bụng.
  • Nôn thường kèm theo đau bụng. Bệnh nặng thì biểu hiện càng rõ.
  • Đầy hơi, bụng căng tức.

Tắc trực tràng khiến phân không được bài xuất ra ngoài. Triệu chứng của bệnh thường nhẹ, điển hình là chướng bụng kèm sôi bụng. Tuy nhiên khi tắc phần trên của đường ruột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Biện pháp tốt nhất lúc này là đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp.

5. Ung thư buồng trứng

Bụng dưới to là dấu hiệu của bệnh gì

Phụ nữ thường bị đầy hơi, chướng bụng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesteron là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, chướng bụng cũng là dấu hiệu cảnh báo của ung thư buồng trứng. Bạn có thể bị một số triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Khó tiêu, cảm thấy no nhanh.
  • Đau dai dẳng ở bụng và vùng xương chậu.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Chảy máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh nguyệt.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy bất thường.

Ung thư buồng trứng được đánh giá là bệnh nguy hiểm do đa số mọi người đều phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn. Do đó, nếu bạn bị chướng bụng ở bất cứ thời điểm nào giữa chu kỳ kinh nguyệt và kèm theo những tác động tiêu cực được kể ở trên nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Các bệnh khác

Chướng bụng dưới rốn cũng có thể là do các bệnh lý khác như là:

  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung
  • Viêm túi thừa
  • Thoát vị bẹn
  • Sa sinh dục

Chướng bụng dưới rốn phải làm gì?

Nếu chướng bụng dưới rốn ở mức độ nhẹ và xuất hiện trong vài ngày, bạn có thể thử cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt bên trên. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài và kèm theo các dấu hiệu khác thì bạn cần đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây ra.

Khi được chẩn đoán chính xác, tìm ra pháp đồ điều trị tận gốc thì mới có kết quả tốt. Bệnh ổn định, tình trạng đầy hơi, chướng bụng sẽ tự hết mà không cần sử dụng thuốc điều trị triệu chứng riêng lẻ nữa.

Xây dựng chế độ ăn, chế độ sinh hoạt giảm chướng bụng dưới rốn

Sau đây là gợi ý của chúng tôi để cải thiện tình trạng chướng bụng:

Chế độ ăn uống

Thực phẩm cần tránh

Hầu hết nguyên nhân gây chướng bụng phổ biến là do quá nhiều khí trong đường ruột. Điều quan trọng là hạn chế những thực phẩm gây nên tình trạng này. Tuy nhiên phản ứng của từng người với mỗi loại thức ăn là khác nhau. Bạn có thể nhạy cảm hơn với thực phẩm nào đó, nhưng người khác thì không. Vì vậy cần hiểu bản thân mình gặp vấn đề với loại nào để hạn chế dần trong thực đơn và thay thế bằng món khác.

Thực phẩm mà người bị chướng bụng cần phải tránh như:

  • Thực phẩm gây đầy hơi: các loại đậu, bột mì, sản phẩm từ sữa, cải bắp, bông cải xanh, hành, giá đỗ...
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, bột đường, đạm... rất khó hấp thu dẫn đến tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa. Nếu lợi khuẩn đường ruột bị quá tải không xử lý kịp sẽ gây khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, quả lê, dâu tây...
  • Nước ngọt, đồ uống có ga gây tích tụ khí trong đường ruột.

Đặc biệt, chế độ ăn giàu FODMAP (oligosaccharid, disaccharid, monosaccharid và polyols) cũng làm nặng hơn tình trạng chướng bụng. Tuy nhiên không phải mọi thực phẩm giàu FODMAP đều gây hại. Nên cắt bỏ toàn bộ thực phẩm này và từ từ đưa từng loại một trở lại chế độ ăn, sau đó ghi nhật ký để xác định. Một số loại thường gây chướng bụng bao gồm:

  • Oligosaccharid: được tìm thấy trong lúa mì, hành tây, các loại đậu.
  • Disaccharid: lactose trong sữa, sữa chua và kem.
  • Monosaccharid: fructose (một loại đường có trong mật ong), táo, lê...
  • Polyol: trong các loại thực phẩm như mơ, đào, mận...

Thực phẩm nên ăn

Khi gặp phải tình trạng này nên bổ sung một số thực phẩm sau vào thực đơn:

  • Probiotic như sữa chua, kim chi, dưa muối... là những vi sinh vật sống trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Chúng khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh vật, làm dịu chứng đầy hơi, chướng bụng.
  • Rau xanh: rau khoai lang, rau đay, mồng tơi...
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo gà, hoa quả chín...

Thói quen ăn uống

Ngoài những thực phẩm nên ăn và cần tránh, bạn cũng cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Không nên ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn từ 4-6 bữa/ngày: hạn chế đường ruột phải hoạt động quá mức.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không ăn quá muộn vào ban đêm.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh các chất cặn bã bám ở chân răng hoặc trong khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Chế độ sinh hoạt cải thiện chướng bụng dưới rốn

Chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần không hề nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng chướng bụng dưới rốn. Bạn nên thay đổi và duy trì những hoạt động dưới đây:

  • Rèn luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng để tăng nhu động ruột vừa phải như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, yoga...
  • Tập hít thở bằng bụng để cơ hoành vận động.
  • Không suy nghĩ, lo lắng nhiều một vấn đề, tránh căng thẳng quá mức.
  • Sử dụng tinh dầu như bạc hà, quế, cam... giảm đầy hơi do yếu tố tâm lý.
  • Chườm túi ấm vào bụng để thư giãn làm dịu cơn chướng bụng.
  • Hạn chế nhai kẹo cao su vì hoạt động liên tục của cơ miệng làm không khí dễ dàng vào đường ruột.

Tràng phục linh PLUS - Giải quyết các triệu chứng của bệnh đại tràng

Ngoài các biện pháp cải thiện chướng bụng ở trên, nếu chướng bụng do bệnh đại tràng bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, Tràng phục Linh PLUS là sự lựa chọn hàng đầu với hơn 10 năm khẳng định chất lượng.

Bụng dưới to là dấu hiệu của bệnh gì

Thành phần

  • ImmuneGamma ……………..100mg
  • Cao Bạch Truật ……………..200mg
  • Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
  • Cao Bạch Thược …………..50mg
  • Cao Hoàng Bá …………….. 50mg
  • 5-HTP ……………………….. 3mg

Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp của y học hiện đại và y học cổ truyền.

  • Hợp chất ImmuneGamma được chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn Lactobacillus giúp bảo vệ niêm mạc và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • 5-HTP là tiền chất của serotonin làm giảm kích thích gây co thắt đại tràng.
  • Kết hợp với 4 thảo dược thiên nhiên Bạch phục Linh, Hoàng bá, Bạch thược và Bạch Truật được sử dụng từ lâu để chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Sản phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Trường Đại học Y Hà Nội. Đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED - trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới công nhận về khả năng:

  • Hỗ trợ hiệu quả trong điều trị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
  • Giảm nhanh các triệu chứng của đại tràng co thắt như đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón lúc tiêu chảy, phân đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt...
  • Tái tạo, phục hồi niêm mạc đại tràng.

- Để được tư vấn mua sản phẩm và giao hàng tận nhà, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY

- Để mua hàng trực tiếp tại hơn 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc, hãy xem TẠI ĐÂY

Trên đây là tổng hợp một số nguyên nhân gây chướng bụng dưới rốn. Mong rằng với câu trả lời này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng bệnh của mình để xử lý tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/foods-that-reduce-bloating#summary
  • https://www.healthline.com/health/abdominal-bloating#when-to-seek help
  • https://www.medicinenet.com/distended_stomach_abdominal_distention/symptoms.htm