Các bài văn nghị luận xã hội 200 chữ

Tổng hợp 120 đoạn văn mẫu nghị luận 200 chữ về các vấn đề xã hội thi tốt nghiệp THPT

Các bài văn nghị luận xã hội 200 chữ

Nội dung Cao đẳng Dược

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là một câu có trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn. Sau đây là tổng hợp 120 đoạn văn mẫu nghị luận 200 chữ về các vấn đề xã hội “hot” cho các thí sinh tham khảo.

  • Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm môn Hóa lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT
  • Bí kíp sử dụng máy tính Casio giải nhanh trắc nghiệm Toán thi tốt nghiệp THPT
  • Kỹ năng khai thác Atlat Địa lý giành điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Các bài văn nghị luận xã hội 200 chữ

Tổng hợp 120 đoạn văn mẫu nghị luận 200 chữ về các vấn đề xã hội thi tốt nghiệp THPT

Các dạng nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi Ngữ văn

Theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn sẽ có một câu yêu cầu thí sinh viết đoạn văn nghị luận 200 chữ, các dạng nghị luận thường gặp như sau:

  • Nghị luận về các vấn đề thuộc về tư tưởng, đạo lý
  • Nghị luận vấn đề thuộc hiện tượng đời sống
  • Nghị luận vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản văn học (nghị luận tổng hợp).

Câu hỏi nghị luận xã hội sẽ có nội dung liên quan đến vấn đề từ phần ngữ liệu đọc hiểu (phần I). Để làm câu này, thí sinh cần nắm chắc vấn đề cốt lõi mà đề yêu cầu, các bước làm bài và triển khai luận điểm, luận cứ rõ ràng.

Sau khi thí sinh đã xác định được vấn đề cốt lõi, các em cần xác định dàn ý cho đoạn nghị luận xã hội dài 200 chữ. Mở đầu của đoạn văn thí sinh nên dùng một câu nêu nội dung khái quát và dẫn vào vấn đề, có thể dùng câu nguyên văn hoặc trích từ khóa. Tiếp đó là các bước phát triển đoạn văn.

Đoạn văn cần phát triển theo hướng: Giải thích vấn đề, từ khóa một cách ngắn gọn; phát hiện từ khóa, khía cạnh chính cần phân tích, từ đó tập trung thẳng vào vấn đề để lập luận; dẫn chứng ngắn gọn phù hợp (không lấy tác phẩm văn học).

Sau cùng, thí sinh cần rút ra bài học nhận thức và hành động và kết đoạn bằng một câu khái quát lại vấn đề.

Tổng hợp 120 đoạn văn mẫu nghị luận xã hội

Link tải tài liệu TẠI ĐÂY.

Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Theo kinh nghiệm của bạn Minh Anh, sinh viên năm nhất Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, với đề nghị luận xã hội 200 chữ, các bạn thí sinh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không xuống dòng khi viết đoạn văn 200 chữ. Dành tối đa 30 phút để làm phần này.
  • Bài làm cần bám sát đề bài, tránh lan man vượt quá số chữ quá nhiều
  • Dẫn chứng đưa vào bài phải có thực ngoài đời, càng mới càng tốt, không lấy dẫn chững mơ hồ trong một tác phẩm văn học hoặc một dẫn chứng đã quá cũ thường được nhiều người sử dụng đi sử dụng lại trong nghị luận xã hội
  • Quan điểm phải được nêu rõ ràng, lập luận chặt chẽ
  • Với dạng bàn về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, thí sinh nên nhớ đó chỉ là cái cớ để bàn bạc về vấn đề xã hội vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.
  • Dù yêu cầu 200 chữ nhưng bạn cũng có thể viết hơn 200 chữ một chút.

Trên đây là tuyển tập 120 đoạn văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ, thí sinh có thể tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Viết bài văn nghị luận 200 chữ bàn về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”.

Bài làm

Khi bé tôi thường hỏi mẹ rằng: “Điều gì sẽ còn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?” Mẹ chỉ ôm thật chặt tôi vào lòng mà nói rằng: “Đây chính là câu trả lời”. Lúc đó, tôi đã không hiểu những gì mẹ nói. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Mẹ ơi, con đã biết “Mọi thứ rồi sẽ đi qua chỉ còn tình người ở lại”.

Tình người là tình cảm giữa người với người, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói khẳng định không có gì là mãi mãi, chỉ có tình người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay.

Trong cuộc sống, ta thấy rất nhiều những người sẵn sàng dang rộng vòng tay để giúp đỡ mọi người, bởi vì họ dễ xúc động, hay vì họ đã từng trãi qua trường hợp đó và không muốn người khác giống hoàn cảnh của mình. Tình người đã tồn tại trong mỗi người từ lúc được sinh ra. Sau tiền tài, vật chất không gì ấm áp hơn bằng một cái bắt tay, một nụ cười, một cái ôm, một lời động viên chân thành vì những gì hôm nay chưa chắc ngày mai ta còn đó. Tình người đã giúp cho mọi người gần nhau hơn. Nhưng bên cạnh đó, còn những người vô tâm, vô cảm. Họ chỉ biết lo cho bản thân, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Thay vì giúp đỡ họ chỉ biết đứng nhìn, hay lấy trong túi ra một chiếc điện thoại để chụp lại và đăng lên mạng xã hội bày tỏ niềm thương xót. Và căn bệnh đó thật sự ghê gớm, nhất là ở giới trẻ, nói thương nhưng không có hành động cụ thể, thì tình người đang mất dần đi. Chẳng những thế có những người lợi dụng lòng tốt của người khác để thực hiện những hành vi không tốt. Do vậy, tình người đang bị xấu đi từng ngày.

Nếu có một ngày nào đó, cả thế giới lắng nghe tôi nói thì tôi sẽ nói rằng: “Đừng sống vì bản thân, mà hãy biết yêu thương dù khác màu da, khác dân tộc. Hãy quan tâm nhau vì chúng ta là đồng loại. Xin đừng lợi dụng tình thương vì mục đích riêng. Tôi muốn thấy một người bị nạn được đưa vào bệnh viện kịp thời, chứ không phải đứng ở ngoài sợ liên lụy bản thân và nhìn người ta chết dần.

Đâu đó trên thế giới này, còn có những người đang âm thầm giúp đỡ mọi người mà không cần báo đáp. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy noi gương theo họ. Con của anh chị đang nhìn anh chị mà lớn khôn, đừng để thế hệ sau là những thế hệ “vô cảm”. Tiền tài, vật chất chúng ta làm ra đến khi nằm xuống ta đem theo được gì? Hãy để lại cho thế hệ sau sự tranh chấp, giành giật? Khi chúng ta giúp người khác, chúng ta sẽ mang theo những ký ức đẹp đó đến suốt cuộc đời, và những người được ta giúp sẽ vô cùng biết ơn ta. Vì vậy, câu nói của M.Faraday rất đúng: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”.