Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Nếu bạn đã từng sử dụng Google Analytics, chắc hẳn bạn sẽ bị ngợp trước một loạt các chỉ số Google Analytics và cũng không biết nên học kĩ những chỉ số quan trọng nào. Trước khi muốn phân tích bất kì báo cáo nào, bạn cũng phải hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số. Để đọc tốt các báo cáo của Google, bạn cần biết 7 chỉ số Google Analytics sau đây.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Các chỉ số google analytics

Chỉ số Google Analytics – Người dùng

Chỉ số Người dùng, trong tiếng anh là User hoặc Visitor đều được, là chỉ số cơ bản mà ai cũng có thể hiểu được. Chỉ số người dùng cho biết số lượng người đã ra vào website của bạn. Giống như việc đếm số khách ra vào một cửa hàng vậy.

Tuy nhiên, điểm khác ở chỗ Google Analytics xác định người bằng “mã theo dõi“, còn các cửa hàng xác định bằng cách đếm đầu người chẳng hạn. Trong môi trường kĩ thuật số, website hay bất cứ một nền tảng nào khác, đều phải có phương thức xác định người dùng của riêng mình. Đối với Google Analytics, họ sử dụng “cookie – mã theo dõi”.

Trong Google Analytics chia ra làm hai loại người dùng: người dùng mới và người dùng cũ. Tổng số lượng người dùng bằng hai loại này cộng lại. Bạn có thể xem thêm video để hiểu rõ hơn.

Chỉ số Google Analytics – Phiên

Cũng giống như một phiên chợ, một ca làm việc, Phiên trong Google Analytics có ý nghĩa tương tự. Từ lúc người dùng bắt đầu vào website cho đến lúc người dùng thoát ra ngoài được coi là kết thúc một phiên. Trong một phiên có thể có nhiều hành động xảy ra như xem video, xem ảnh, ấn internal link, ấn like,… được gọi chung là Tương tác.

Bạn vào Google Analytics sẽ hay thấy chỉ số Phiên xuất hiện ở hầu hết các báo cáo. Số lượng phiên nhiều tức là đang có nhiều traffic truy cập vào website. Trong việc đánh giá chiến dịch marketing có hiệu quả hay không, chỉ số Phiên gần như là chỉ số đầu tiên bạn nhìn vào để đánh giá số lượng người đã vào website.

Chỉ số Google Analytics – Thời gian trên trang

Chỉ số này đo thời lượng người dùng ở trên một trang bất kì. Ví dụ bạn vào trang A trong 2 phút sau đó chuyển sang trang B, thì thời gian trên trang A là 2 phút. Bạn vào báo cáo Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang

Chỉ số Google Analytics – Thời lượng của phiên

Đúng như tên gọi, đây là thời lượng của cả quãng thời gian người dùng ở trên website, chứ Thời gian trên trang chỉ tính cho 1 trang cụ thể. Bạn có thể xem ở báo cáo Sức thu hút > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh.

Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.

Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ bỏ trang

Có rất nhiều nhầm lẫn giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, giữa Bounce Rate và Exit Rate. Do Google Analytics dịch không sát nghĩa nên mới dẫn tới sai lầm này. Thực tế, Bounce Rate là tỷ lệ bỏ trang, còn Exit Rate là tỷ lệ thoát trang.

Tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác. Tức là người dùng vào xem một trang duy nhất rồi thoát và không có bất kì tương tác nào, sẽ bị coi là bỏ trang.

Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ thoát trang

Thoát trang tức là thoát hẳn ra ngoài website, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang có lẽ sẽ không có gì đáng phải quan tâm bởi người nào vào website rồi cũng sẽ phải thoát. Tuy nhiên, có những trang “đặc biệt” có tỷ lệ thoát cao là điều đáng phải lưu tâm.

Những trang đặc biệt ở đây đó là những trang nằm trong quá trình mua hàng. Thông thường, quá trình mua hàng có khoảng 2 đến 4 bước. Nếu khách hàng vì một lí do nào đó, thoát ngang chừng trong quá trình mua hàng, ví dụ tỷ lệ thoát rất nhiều ở trang thanh toán. Như vậy tỷ lệ thoát ở trang này sẽ không tốt và bạn cần khắc phục vấn đề sớm.

Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ chuyển đổi

Một chỉ số không thể không quan tâm đối với bất kì người làm marketing nào. Chỉ số cho biết có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể xem báo cáo tỷ lệ chuyển đổi ở Số chuyển đổi > Mục tiêu > Tổng quan.

Để Google Analytics cập nhật dữ liệu này, bắt buộc bạn phải cài đặt mục tiêu cho website. Mục tiêu ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà có thể là đăng kí nhận tin, ném sản phẩm vào giỏ hay xem video cũng được coi là chuyển đổi.

Dùng Google Analytics để phân tích, đánh giá sự thành bại của chiến dịch SEO, sẽ mang lại lợi ích cho kế hoạch tiếp thị và kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông thường, chúng ta thường dựa vào thứ hạng từ khóa nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình làm SEO. Nhưng bạn đã bao giờ đo lường mức độ thành công của SEO qua Google Analytics chưa?

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Phân tích hiệu quả của SEO với Google Analytics - Bạn đã thử bao giờ chưa?

Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách dùng Google Analytics đo lường hiệu quả của SEO. Có khả năng bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích, mang lại hiệu quả cao cho việc làm SEO của mình!

Dùng Google Analytics để đo lường hiệu quả chiến dịch SEO

1. Phân đoạn tùy chỉnh (Custom segment)

Custom segment là tính năng chủ chốt của Google Analytics từ trước đến nay. Tính năng này thông dụng vì khả năng mở rộng các chi tiết của người dùng. Điều này có thể giúp ích cho nhà tiếp thị, nhà quản lý và/hoặc chủ doanh nghiệp.

Bạn chỉ cần kích hoạt bảng điều khiển SEO (SEO dashboard) của Google Analytics để theo dõi kết quả thực hiện SEO. Bảng điều khiển SEO trong Google Analytics hiển thị các báo cáo theo dõi dữ liệu từ nhiều nguồn và phương tiện khác nhau đối với trang web.

Báo cáo ấy sẽ cung cấp kết quả dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, chẳng hạn:

  • Thời điểm và khoảng thời gian người dùng truy cập vào trang web
  • Cách người dùng lướt web từ trang đích cho đến khi thoát khỏi trang
  • Thiết bị được sử dụng để đăng nhập vào trang web của bạn (máy tính để bàn, thiết bị di động hay máy tính bảng,...)
  • Mục tiêu đạt được

Tất cả những câu hỏi này, khi nhìn từ một khía cạnh thì có vẻ rất cơ bản. Nhưng bạn hãy thử xem xét dưới nhiều góc độ khác. Thông thường, đáp án nằm trong những chi tiết sâu sắc nhất. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về sở thích và xu hướng của khách hàng.

2. Lưu lượng truy cập tự nhiên và vị trí xếp hạng từ khóa

Website cần nhiều lượng truy cập mỗi ngày. Nhưng không chỉ có thế. Lượng truy cập ấy phải đảm bảo đúng đối tượng mục tiêu và phù hợp với nội dung trên website.

Bất cứ ai muốn có mặt ở vị trí hàng đầu trên công cụ tìm kiếm Google đều biết quá trình này diễn ra rất chậm chạp.

SEO được nhận xét là phương pháp tiếp thị tốn nhiều thời gian nhất nhưng cũng hữu hiệu nhất. Cách duy nhất để lên top nhanh hơn trên Google là thông qua các từ khóa và cụm từ khóa đã được xếp hạng sẵn.

Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên là lưu lượng truy cập đến trực tiếp từ tìm kiếm Google. Google Analytics cung cấp báo cáo chuyển đổi (acquisition report) từ nơi bạn có thể truy cập dữ liệu traffic.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Số liệu trong báo cáo chuyển đổi

Báo cáo chuyển đổi là giải pháp trực tiếp giúp bạn phân chia lưu lượng thành nhiều phân khúc.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Số liệu trong báo cáo chuyển đổi

Tiếp đó, nhấp chuột vào báo cáo tìm kiếm không phải trả tiền (organic search) để có kết quả phân tích sâu hơn. Một danh sách từ khóa xuất hiện - là các từ khóa xếp hạng của bạn. Có nghĩa là, thông qua chúng, trang web của bạn có lưu lượng truy cập.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Danh sách từ khóa

Lưu ý:

(Not Provided - Không được cung cấp) là tập hợp các từ khóa không phải trả tiền, mà người dùng có thể đã tìm kiếm trên Google trước khi đến trang của bạn.

(Not Set - Chưa được đặt) được sử dụng để nhận xét dữ liệu mà Google Analytics không nhận được thông tin.

Các từ khóa này cũng được gọi là Truy vấn tìm kiếm (Search Query) theo thuật ngữ của Analytics.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Search Query trong Google Analytics

Bạn có thể theo dõi các cụm từ và các trang có các cụm từ khóa này, bằng cách bật tính năng Nâng cao (Advanced).

Tuy nhiên, khối lượng hàng tháng, giá mỗi lần nhấp chuột và độ cạnh tranh cũng được Google Analytics cung cấp, tạo điều kiện thuận tiện cho bạn theo dõi từ khóa.

Ngoài ra, nếu bạn vẫn không thể xem danh sách từ khóa và/hoặc cụm từ, hãy thử tích hợp Google Search Console với tài khoản Google Analytics của bạn.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Tính năng Nâng cao (Advanced) của Google Analytics

3. Tốc độ tải trang

Bạn có biết tốc độ tải cực kỳ quan trọng cho trang web của bạn? Người dùng thường sẽ không chờ trang web tải xong và rời đi, nếu phải chờ quá lâu.

Các chuyên gia cho rằng site speed không nên vượt quá 10 giây. Trên thực tế, bạn càng rút ngắn khoảng thời gian này bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.

Hãy theo dõi tốc độ trang web trên các nền tảng khác nhau và tiến hành tối ưu nếu cần.

Nhờ vậy, khách truy cập sẽ dễ dàng tương tác với các trang web. Việc này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và kéo giảm tỷ lệ thoát.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của mình một cách đơn giản, khi theo dõi các chi tiết trên Google Analytics.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Tốc độ tải trang web

4. Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những SEO KPI thiết yếu mà bạn cần quan tâm theo dõi khi dùng Google Analytics.

Với Google Analytics, bạn dễ dàng theo dõi nội dung và những trang đạt hiệu suất cao nhất trên website.

Có nghĩa là, bạn biết được thời điểm diễn ra việc chuyển đổi, và từ lúc nào có chuyển đổi tối đa. Từ đó, bạn sẽ không gặp khó khăn khi phân tích nội dung đáp ứng thị hiếu của người truy cập.

Ngoài ra, bạn còn biết được nội dung nào có tỷ lệ thoát cao nhất. Ở bước kế tiếp, bạn có thể tìm ra nguyên nhân nhằm cắt giảm tỷ lệ này xuống.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Tỷ lệ chuyển đổi

5. Tỷ lệ thoát trang

Tỷ lệ thoát nằm trong số những yếu tố chính khiến SEO mãi không lên top. Có nhiều lý do gây ra tỷ lệ thoát trang, như:

  • Người dùng không tìm thấy điều mình cần nên rời khỏi trang web.
  • Trang web không đủ thu hút để người dùng ở lại trang lâu hơn.
  • Trang mất quá nhiều thời gian để hiển thị đầy đủ nội dung.

Nếu bạn đo lường thành công trang web dựa trên mức độ tương tác của người dùng và hiệu suất trang web, chắc chắn tỷ lệ thoát cao là một tín hiệu tiêu cực. Hãy cẩn thận xem xét cách bạn đặt mục tiêu trước khi theo dõi tỷ lệ thoát trang.

Các chỉ số google analytics đánh giá seo năm 2024

Tỷ lệ thoát trang

Tạm kết

Khi đánh giá thành công của quá trình làm SEO, phần lớn chúng ta đều chú trọng đến vị trí xếp hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm.

Mặt khác, bạn cũng có thể phân tích mức độ hiệu quả của SEO thông qua các số liệu do Google Analytics cung cấp.

Mong rằng các bí kíp về sử dụng Google Analytics để đánh giá SEO, được chia sẻ ở trên sẽ góp phần giúp bạn SEO đạt hiệu quả lâu bền.