Các công ty về thiên văn học tại việt nam năm 2024

Nếu xét trong lĩnh vực thiên văn học, Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia và đứng dưới tất cả các nước khác. Không chỉ bị loại khỏi chương trình phổ thông, mà cả trong trường đại học, ngành này cũng chỉ được coi là môn phụ. Sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn không sống được bằng nghề.

Các công ty về thiên văn học tại việt nam năm 2024

Kính thiên văn FS-152 của Nhật Bản được sử dụng phục vụ du lịch quan sát vũ trụ ở Hải Phòng.

Mới đây, người dân xôn xao về sự kiện đài thiên văn ở Kiến An, Hải Phòng mở cửa cho công chúng. Đây vốn là trạm thiên văn xây dựng từ thời Pháp thuộc, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, nay trở thành điểm du lịch với sự góp mặt của một chiếc kính viễn vọng. Tuy nhiên, nhiều người leo lên núi xem chẳng mấy chốc đã thấy "chán òm", rốt cục chỉ lên ngó xem "cái máy" đó thế nào. Nhất là trẻ em, vì trong trường học, chúng chưa hề được biết khái niệm "thiên văn".

Lần lại lịch sử thì ra các cụ Việt Nam xưa không hoàn toàn thờ ơ với thiên văn như vậy. Phòng trưng bày của trạm thiên văn ở Kiến An còn giữ một bảng đo thời tiết của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Còn vào trước những năm 1950, ở bậc trung học chuyên khoa cũng đã đưa môn thiên văn học vào chương trình giảng dạy. Thiên văn học được coi là môn chung, cung cấp kiến thức cơ bản cho mọi đối tượng học sinh, chứ không phải là môn chuyên ngành chỉ thuộc về khối khoa học tự nhiên như bây giờ ta vẫn tưởng. Và học sinh cũng được tiếp xúc với thiên văn học rất sớm, chứ không phải chờ đến bậc đại học mới được "cưỡi ngựa xem hoa" như một môn phụ.

Tuy nhiên, sau này, khi ngành giáo dục tiến hành cải cách chương trình theo hướng tinh giản, chỉ tập trung vào những môn học phục vụ mục tiêu xây đựng, phát triển đất nước, thiên văn học rơi vào diện "nghỉ hưu". Và hàng chục năm qua môn học này vắng bóng hẳn trong nhà trường phổ thông. Ở bậc đại học, một số chuyên ngành thuộc khối tự nhiên được học kiến thức về thiên văn, nhưng cũng chỉ là môn phụ với một thời lượng rất khiêm tốn.

Năm 1993, Hội Thiên văn học Việt Nam được thành lập quy tụ nhiều các bộ, nhà nghiên cứu khoa học từng được đào tạo ở nước ngoài, song sự kiện đó cũng không làm thay đổi được thực trạng của ngành thiên văn.

Một giảng viên đại học từng tốt nghiệp ở Ba Lan chuyên ngành thiên văn cho biết: Những người học chuyên sâu về lĩnh vực này hầu hết học ở Ba Lan và Liên Xô (cũ). Hiện nay họ cũng đều đã là những "cây đa cây đề" cả. Nhưng đa phần trong số đó chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu khác, hoặc trở thành các giảng viên đại học. Nói tóm lại là rất ít đất "dụng võ". Người tốt nghiệp khoa thiên văn học thực sự chưa sống được bằng nghề ở Việt Nam. Cũng vì điều đó mà thế hệ các nhà nghiên cứu khoa học trẻ kế cận trong lĩnh vực này hiện kể như "lá mùa thu".

Vị giảng viên nọ cũng cho biết ngay tại khoa Lý, thiên văn cũng chỉ chiếm bốn học trình thôi. Sinh viên đại học hệ cử nhân tài năng chỉ biết về thiên văn sơ sơ. Thậm chí các em chỉ được biết về bầu trời hoàn toàn qua sách. Mà sách, tài liệu cũng thiếu và ít cập nhật. Mớ kiến thức đó chỉ bằng trình độ của học sinh phổ thông của nhiều nước khác.

Mới đây, trong một hội thảo về "Thiên văn học với sự phát triển văn hóa, giáo dục", một vị giáo sư thở dài: "Chúng ta chỉ đứng trên hai nước và dưới tất cả các nước về thiên văn học". Ông Nguyễn Thanh Hải, Trung tâm nghiên cứu khí tượng, đã có lần tâm sự: Chúng tôi rất cần những cán bộ trẻ giỏi về lĩnh vực này. Nhưng các trường đại học lại đào tạo rất ít và không hiệu quả".

Một vị trưởng khoa của đại học Khoa học tự nhiên, thừa nhận thông tin trên, nhưng cho biết: "Mở ra một khoa chuyên về khoa học vũ trụ, về thiên văn ư? Tôi sợ không có thí sinh đăng ký thi tuyển. Vì cũng như ngành chế tạo máy bay, sinh viên học có thể thích, nhưng ra trường thì thất nghiệp vì có môi trường để làm việc đâu. Chuyện ngành học không đi đôi với yêu cầu nhân lực không phải là hy hữu".

Trên thế giới hiện nay, khoa học vũ trụ là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh. Trung Quốc không chỉ thành công trong việc đưa con người lên vũ trụ, mà còn coi thiên văn học là bộ môn bắt buộc trong các trường phổ thông. Trong một lần trao đổi về vấn đề này, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết: "Trung Quốc đã phổ biến kiến thức về thiên văn ra quảng đại quần chúng".

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG - ĐÀI THIÊN VĂN HỌC NHA TRANG

Thứ Ba, ngày 20/06/2023 21:45

Các công ty về thiên văn học tại việt nam năm 2024


Đài thiên văn Nha Trang tuyển dụng 01 vị trí làm việc với kính thiên văn

  • Yêu cầu:

- Cử nhân ngành Vật lí hoặc Sư phạm Lí hoặc Địa chất. - Có kiến thức cơ bản về quang học và lập trình. - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Có khả năng giao tiếp và viết báo cáo bằng ngoại ngữ.

  • Công việc:

- Quản lý và bảo dưỡng trang thiết bị, tạo sản phẩm dữ liệu. - Thực hiện các hoạt động phổ biến kiến thức.

  • Quyền lợi:

- Chế độ lương thưởng theo quy định nhà nước và đài thiên văn; - Công việc ổn định, lâu dài; - Nhiều cơ hội được đào tạo, tham gia hội thảo, hội nghị; - Làm việc cùng các chuyên gia, thầy cô giáo tâm huyết và nhiều kinh nghiệm.

  • Hồ sơ dự tuyển.

- Đơn xin việc; - Giấy khai sinh (bản sao); - Sơ yếu lý lịch, có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương; - Bản sao các văn bằng chứng chỉ (công chứng); - Giấy khám sức khoẻ trong vòng 06 tháng. - Lý lịch tư pháp.

  • Ưu tiên:

- Tiếng Anh đạt 60 điểm TOEFL iBT trở lên hoặc trình độ tương đương; - Có kinh nghiệm làm việc với chuyên ngành liên quan; - Tốt nghiệp Đại học chính quy loại khá trở lên hoặc có bằng thạc sĩ; - Ưu tiên người thường trú tại Nha Trang;

  • Các mốc thời gian:

- Nộp hồ sơ trước ngày 30 tháng 07 năm 2023 - Thông báo kết quả và hẹn phỏng vấn trước ngày 06 tháng 08 năm 2023

Địa điểm gửi hồ sơ (một trong hai nơi):

1. Phòng quản lý tổng hợp, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam Tầng 9 tòa nhà A6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Tel.: 04-37917675 (Chị Ngọc Anh)

2. Đài thiên văn Nha Trang Đồi Hòn Chồng, đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Phước, tỉnh Khánh Hòa Tel : +84.986817021 (Chị Thảo)