Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Quá trình đóng thô thường ít khi xảy ra lỗi. Nếu có thì khi căn chỉnh có sai sót cũng không nhiều. Chủ yếu lỗi thường gặp khi sơn bả hoàn thiện. Và dưới đây là một số lỗi thường gặp

Show

1. Nứt khe nối giữa 2 tấm

Lỗi này sau khi thi công cũng rất thường gặp. Hiện tượng là xuất hiện vết nứt nhỏ ở khe nối giữa 2 tấm thạch cao.

Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân chính sau

  • Thợ không dùng băng lưới xử lý mối nối trước khi bả. Phần ghép nối giữa 2 tấm thạch cao ta phải dán băng lưới vào khe nối này. Sau đó dùng bột xử lý mối nối chuyên dụng để bả vào những khe đã dán băng lưới. Sau đó mới tiến hành bả và sơn thì sẽ không bị tình trạng như này.
  • Những phần ghép giữa 2 tấm thạch cao thì bao giờ cũng phải đi U ở đó. Nếu phần ghép này bị hẫng thì khả năng bị nứt là rất cao.

2. Trần không phẳng, ghồ ghề

Trần sau khi hoàn thiện không được phẳng, xuất hiện những đường bị dày cộm lên làm cho trần nhìn như là có sóng vậy.

Nguyên nhân: khi ta xử lý mối nối thì phần mối nối đó sẽ dày hơn chút. Nếu đến công đoạn bả, thợ bả quá mỏng và không biết cách bả thì phần mối nối này bao giờ cũng sẽ dày hơn. Đến khi giáp lại không dùng bàn giáp mà giáp tay không thì không thể phẳng được. Dẫn đến tình trạng trần bị gợn sóng như vậy

Để khắc phục tình trạng này thì cũng tùy trường hợp. Có thể rất dễ và có thể cũng rất khó. Nếu dễ nhất thì ta bả rộng vùng bị gợn sóng đó ra làm giảm sự mấp mô trên trần. Còn trường hợp xấu thì chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu. Tức là phải bả lại cả trần, sau đó phải giáp và sơn lại.

Để có một ngôi nhà đẹp, không chỉ có thiết kế và đồ nội thất đẹp mà chất lượng bề mặt sơn tốt, không bị ẩm mốc sẽ góp phần quan trọng tạo nên ngôi nhà đẹp. Nhưng không phải khách hàng cũng nắm được quy trình kỹ thuật cơ bản để giám sát được chất lượng bề mặt sơn tường nhà mình. Hãy kiểm tra bề mặt sơn tường cùng công ty xây dựng TECCO để tránh các lỗi sau:

1.Không vệ sinh bề mặt tường trước khi sơn bã:

Vệ sinh không kỹ trên bề mặt lớp trát. Lỗi này hay thường gặp phải khi họ vệ sinh tường trước khi bã, thường chủ nhà không kiểm tra kỹ bởi vì màu nó cũng xám xám tựa như màu lớp bột bã. Kiểm tra những vị trí chưa phẳng, bị lõm bằng cách nhìn nghiêng bức tường. Còn nếu bức tường tương đối phẳng thì các bạn có thể dùng đèn pin chiếu gần bức tường, ánh sáng của đèn pin sẽ giúp nhìn thấy những phần lồi, lõm của bức tường rõ hơn. Đánh dấu lại những chỗ lồi lõm và nhắc thợ sơn xử lý lại. Điều này giúp các bác thợ sơn lưu tâm hơn và giúp họ hiểu rằng mình là người có kiến thức về vấn đề đó, làm cho thợ sơn làm việc tốt hơn.

2.Lăn thiếu nước sơn tường( đặc biệt là nước sơn lót):

Lăn thiếu và không đủ nước sơn lót rất thường hay xảy ra vì không phải đội thợ sơn lót nào cũng ý thức được sự quan trọng của lớp sơn lót, thiếu lớp sơn lót bề mặt lớp sơn dễ bị ố và bị bong tróc.

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

3.Nhầm lẫn sơn lót, trắng trần, trắng ngoài trời:

Việc nhầm lẫn này rất hay dễ xảy ra, để đảm bảo không nhầm lẫn các bạn nên yêu cầu sơn lót xong trồi mới trắng trần. Việc nhầm lẫn sơn trắng trong nhà và ngoài trời cũng rất nguy hiểm, nhất là khi lấy sơn trắng trong nhà đem sơn ngoài trời .Vì sơn trần trong nhà khả năng chống rêu móc, chống kiềm không được tốt.

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

4.Sơn tường khi tường còn ẩm:

Lỗi này rất hay dễ nhận ra, khi bạn sơn xong sau 2- 3 ngày, bạn nhìn thấy tường bị ẩm là do nước sơn nó bị thấm lại. Cách giải quyết là bóc lớp bã bị ẩm ra và chờ khô sau đó bã và sơn lại.

5.Thời gian chờ giữa các nước sơn không đảm bảo:

Việc này khiến cho bề mặt sơn nó không được căng, hiện tượng để nhận ra là lớp sơn nó bị dày và bị dộp, thời gian chờ giữa 2 nước sơn là từ 2-4 h trong điều kiện thời tiết khô ráo.

Những sự cố trong quá trình sơn nhà rất dễ gặp phải nếu như bạn lựa chọn sơn và thuê đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Do vậy khi đã bị những sự cố không mong muốn thì chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi những lỗi kỹ thuật khi sơn nhà sau đây và cách khắc phục bạn nhé.

  • I. Sự cố khi sơn nhà nội ngoại thất
  • 2. Sử dụng sơn lót chống kiềm trước khi sơn màu nội thất
  • 3. Nên sơn cả mảng tường khi thi công sơn lại
  • 5. Tiến hành thi công sơn theo đúng quy trình sơn tiêu chuẩn

I. Sự cố khi sơn nhà nội ngoại thất

1. Lớp sơn bị kiềm hóa – loang màu

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Hiện tượng màng sơn bị loang màu

Hiện tượng:

– Màu bị bạc thành từng vết loang lổ, không có ranh giới rõ rệt, các vết bạc màu thường có màu trắng hoặc vàng nhạt.

– Thường thấy trên tường có các vết nứt, hay bị ngấm ẩm.

– Các khu vực thường quan sát thấy sự cố: Chân tường, các vết tường nứt, bể nước, ống nước ngầm, nền bê tông nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng…

Nguyên nhân sơn bị loang màu:

  • Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết (độ ẩm tường dưới 16% hoặc thi công từ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
  • Không dùng sơn lót
  • Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài vào cũng sẽ gây ra hiện tượng kiềm hóa

Cách xử lý:

– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 28 ngày sau khi tô hồ). Cần có biện pháp che chắn khi trời mưa. Và có biện pháp thích hợp để làm khô tường khi cần tiến độ gấp (dùng quạt công nghiệp…)

– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)

– Luôn sử dụng sơn lót chống kiềm

– Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…)

– Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra (4-6 tuần). Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)

– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp

2. Màng sơn bị nhăn

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Hiện tượng màng sơn bị nhăn

Hiện tượng:

Bề mặt màng sơn khi khô bị nhăn, sần sùi, không tạo bề mặt liên tục.

Nguyên nhân:

  • Thi công lớp sơn quá dày, đặc biệt đối với sơn Alkyd hay sơn gốc dầu
  • Thi công trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô quá nhanh so với lớp bên trong.
  • Do độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng đến quá trình khô của màng sơn.
  • Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp, lớp trong chưa khô đã sơn lớp sơn ngoài.
  • Sơn trên bề mặt dính tạp chất.

Cách xử lý:

Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. Khi sử dụng sơn lót phải để lớp này khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ (tránh sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao).

3. Màng sơn bị rêu mốc

.jpg)

Màng sơn bị rêu mốc

Hiện tượng:

Trên bề mặt tường xuất hiện các vết rêu xanh, vàng, nâu đen loang lổ

Nguyên nhân:

  • Hay xảy ra ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc: ẩm, ấm (nhà tắm, bếp, phòng giặt)…
  • Do sử dụng sơn Alkyd hay sơn gốc dầu hay loại sơn nước có chất lượng thấp.
  • Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
  • Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)
  • Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng (màng sơn khô tiêu chuẩn là 30-40 micron/lớp)

Cách xử lý:

– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).

– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)

– Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để xử lý lớp rêu mốc trên tường. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ.

– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 1 lớp sơn lót.

+ 2 lớp sơn hoàn thiện

4. Màng sơn bị nhiễm bẩn

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Màng sơn bị nhiễm bẩn

Hiện tượng:

Sự hư hỏng màng sơn do thấm các chất bẩn.

Nguyên nhân:

Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp hoặc sơn trên bề mặt không sơn lót.

Cách xử lý:

Sử dụng loại sơn nước có chất lượng cao, loại sơn này có hàm lượng chất tạo màng cao, chất bẩn khó ngấm vào màng sơn, tạo điều kiện cho việc chùi rửa dễ dàng. Nên dùng sơn lót để tạo màng sơn có độ dày tối đa để chống nhiễm bẩn.

5. Hiện tượng màng sơn bị nứt

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Màng sơn bị nứt

Hiện tượng:

Màng sơn bị khô, nứt nẻ ra từng mảng sau đó tróc ra, như bề mặt tấm kính ô tô bị va đập mạnh.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng loại sơn chất lượng thấp, có quá nhiều bột độn và ít nhựa.
  • Bề mặt không được làm sạch, bám nhiều bụi bẩn hoặc dầu mỡ
  • Sơn quá dày, quá mỏng hoặc pha sơn quá loãng, quá đặc lên bề mặt nhẵn bóng.
  • Sơn trong điều kiện gió lớn và lạnh khiến màng sơn bị khô quá nhanh.

Cách xử lý:

– Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.

– Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 1-2 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.

6. Hiện tượng màng sơn bị chảy xệ

Màng sơn bị nhăn, chảy xệ. Khi bóc lớp màng ngoài ra thì phía trong rất ẩm ướt. Hiện tượng này thường xảy ra ngay khi thi công xong từ 1 – 3 ngày, màng sơn vừa khô.

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Màng sơn bị chảy xệ

Nguyên nhân:

  • Sơn pha quá loãng, hoặc lớp sơn quá dày.
  • Sơn lên bề mặt bẩn, thời tiết khi thi công quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Màng sơn chưa khô hẳn đã bị mưa, hoặc gặp thời tiết có độ ẩm quá cao.
  • Sơn có hàm lượng chất độn nặng.

Biện pháp khắc phục

– Nếu màng sơn còn mới, đảm bảo độ dính thì chỉ cần sơn lại 1-2 lớp sơn hoàn thiện.

– Nếu nghiêm trọng thì cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.

– Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.

7. Hiện tượng bay màu sơn

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Bề mật tường bị bay màu sơn

– Là hiện tượng màng sơn nhạt đi cả mảng khi bị phơi ngoài trời hoặc tường từng mảng đậm nhạt khác nhau.

– Bay màu cũng có thể là kết quả của hiện tượng phấn hóa.

– Bay màu thường gặp ở vách tường bị nắng chiếu trực tiếp (hướng tây).

Nguyên nhân:

  • Chỗ tường sơn bị bay màu, bạc đó bị thấm, bị ẩm ướt, bị chảy các các chất như kiềm, cặn bẩn từ trong tường vào sơn. Làm sơn bị bay màu.
  • Vị trí tường sơn bị bay màu không được vệ sinh kĩ, khi sơn đè lên, chúng phản ứng với nhau làm sơn bị bay màu.
  • Sơn trong nhà nơi bạn mở cửa sổ, ánh nắng chiếu trực tiếp vào trong sơn. Vì sơn trong nhà không chịu được tia cực tím

Biện pháp khắc phục

– Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng. Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.

– Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngoại thì không cần dùng sơn lót. Chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngoại thất.

II. Những lưu ý trước khi sơn để có một lớp sơn bền đẹp

1. Chọn đúng loại sơn phù hợp trước khi sơn

Nên chọn những dòng sơn chất lượng cao, có độ bám dính tốt, bền màu, an toàn cho người sử dụng. Khi sơn lại bạn nên sử dụng đúng hãng sơn và mã sơn mà mình đã sử dụng. Việc này giúp bạn chọn nhanh được màu sơn cùng với bức tường tránh trường hợp trên bức tường có hai màu sơn.

2. Sử dụng sơn lót chống kiềm trước khi sơn màu nội thất

Việc sử dụng sơn lót sẽ khiến sơn màu có độ bám dính cao, đồng đều màu trong quá trình sơn và hạn chế tình trạng kiềm hóa, phồng rộp, rêu mốc,…

3. Nên sơn cả mảng tường khi thi công sơn lại

Nhằm hạn chế sự lệch màu khi dặm vá bạn nên sơn lại cả một mảng tường để tạo nên sự đồng nhất về màu trên cùng một bức tường nội thất.

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

4. Có thể sử dụng sơn bóng sau khi thi công sơn màu nội thất

Sử dụng loại sơn trang trí này giúp bức tường nhà bạn trở nên bóng mịn và chống ẩm, hạn chế sự tác động bên ngoài và màng sơn bên trong. Đồng thời, lớp sơn bóng sẽ giữ lớp màu của bức tường của bạn bền màu dài hơn theo thời gian.

5. Tiến hành thi công sơn theo đúng quy trình sơn tiêu chuẩn

Việc thi công này sẽ giúp bức tường nội thất của bạn bền màu, có độ bám dính cao và hạn chế được tình trạng nấm mốc, bạc màu, kiềm hóa,…

III. Các bước thi công sơn nhà đạt chuẩn

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Đối với những công trình nhà mới

- Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn lót kháng kiềm

- Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.

Đối với những công trình nhà cũ

- Với bề mặt tường cũ trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.

- Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.

Bước 2: Thi công sơn chống thấm

Thi công sơn chống thấm là bước quan trọng không thể bỏ qua. Lớp sơn chống thấm có tác dụng như lớp áo khoác bảo vệ ngôi nhà trước những tác động mưa nắng, thấm dột - một trong những những tác nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của các công trình hiện nay.

Ngoài quy trình thi công chuẩn kỹ thuật thì để đat được chất lượng hoàn thiện, bạn nên kết hợp với việc sử dụng những sản phẩm sơn chống thấm chất lượng tốt nhất để mang lại hiệu quả cao.

Bước 3: Bả matit (nếu cần)

Bột trét tường là vật liệu dùng để che khe nứt, khuyết điểm tạo bề mặt bằng phẳng cho các bề mặt tường nội và ngoại thất trước khi thi công lớp sơn lót, lớp sơn phủ phía trên.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu sử dụng mà có hoặc không cần sử dụng bột bả.

Các lỗi thường gặp khi sơn bả trần năm 2024

Bước 4: Thi công sơn lót chống kiềm

- Dùng Rulo (lu lăn sơn) tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.

- Có thể pha thêm từ 5-10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu thứ nhất

Trong bước này ta thực hiện thi công 02 lớp sơn phủ

- Lớp 01:

  • Khi bề mặt tường sơn lớp sơn lót chống kiềm khô tối thiểu là 02h thì mới tiến hành sơn lớp thứ nhất của sơn phủ màu.
  • Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo (lu). Tùy thuộc vào bề mặt tường cụ thể mà lựa chọn dụng cụ thi công thích hợp.
  • Sơn phủ màu trước khi thi công nên pha loãng với từ 5-10% dung môi (nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
  • Sau khi sơn xong lớp sơn phủ thứ nhất cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn lớp sơn phủ màu thứ 2 (cuối cùng).

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ màu thứ hai

- Lớp 2:

  • Tương tự, thời gian để tiến hành sơn lớp sơn cuối cùng là sau 02 giờ tính từ thời điểm kết thúc lớp sơn phủ thứ nhất.
  • Dụng cụ thi công như lần 1, vì đây là lớp sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
  • Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

IV. Đại lý cung cấp sơn chính hãng và thi công sơn trọn gói giá rẻ

Như bạn đã thấy đấy các sự cố về sơn tường rất dễ gặp phải chúng sẽ không xuất hiện ngay nhưng chỉ một thời gian ngắn sau sẽ có hiện tượng. Vậy nên để giảm thiểu tối đa các hiện tượng không đáng có thì từ bước lựa chọn sơn bạn cần tìm mua sơn tại đai lý sơn chính hãng.

Ngoài ra đối với một công trình yêu cầu về kỹ thuật thi công rất cần một đội thợ thi công chuyên nghiệp có tay nghề cao. Hãy lựa chọn mua sơn và thuê nhân công sơn nhà tại Thanh Xuân của chúng tôi ngay khi bạn có nhu cầu. Chúng tối chắc chắn sẽ mang đến một công trình có "lớp áo khoác" hoàn hảo nhất.