Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam

Chiến lược phát triển đa dạng

TCTD phi NH là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động NH như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tính từ năm 1991 khi TCTD phi NH được cấp phép thành lập tại Việt Nam, đến nay trải qua 27 năm, đã có 34 TCTD phi NH được thành lập và hoạt động.

 Các NHTM đang trong giai đoạn đẩy mạnh tái cơ cấu nhưng vẫn rất quan tâm đến mô hình TCTD phi NH. Sau 2020, mở rộng chủ trương cấp phép, số lượng NH xin thành lập TCTD phi NH sẽ rất nhiều, vì lợi nhuận cao và các NH đang hướng tới củng cố, phát triển mô hình tập đoàn mẹ-con. Xu hướng phát triển của TCTD phi NH này chắc chắn sẽ thu hút nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn vào.
Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược NH

Quá trình hoạt động của nhóm có thể chia thành 4 giai đoạn, gần nhất là từ năm 2011 đến nay. Tính đến tháng 6-2018, có 26 TCTD phi NH được NHNN cấp phép đang hoạt động, trong đó 16 TCTD phi NH đang hoạt động ổn định cung cấp dịch vụ ra thị trường, bao gồm 10 công ty tài chính và 8 công ty cho thuê tài chính. Số còn lại hoạt động thua lỗ kéo dài, một số công ty đang tiếp tục cơ cấu, chuẩn bị cung cấp dịch vụ trong thời gian tới.

TCTD phi NH nhìn chung có khả năng sinh lời tốt hơn so với các nhóm TCTD, biểu hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) và tài sản (ROA). Tỷ lệ nợ xấu của TCTD phi NH tăng cao nhưng chủ yếu do nợ xấu ở một số TCTD phi NH yếu kém. Về quy mô vốn và tài sản, hiện các TCTD phi NH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hệ thống TCTD. Tính đến 31-5-2018, tổng tài sản có của các tổ chức này 143.726 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng tài sản hệ thống. Tổng vốn tự có của các TCTD phi NH (không tính các TCTD phi NH bị âm vốn) là 27.328 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,6% tổng vốn tự có của các TCTD.

Chiến lược phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2025, định  hướng đến 2030, xác định giai đoạn 2021-2025 sẽ phát triển đa dạng các loại hình TCTD phi NH phù hợp thông lệ quốc tế và Việt Nam, nhằm tăng quy mô thị trường đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, nhiều khuyến nghị chính sách, liên quan đến sở hữu, các chuyên gia đề nghị cơ quan quản lý cần hoàn thiện chính sách về cấp phép đối với TCTD phi NH, nghiên cứu sửa đổi các điều kiện đối với cổ đông sáng lập của TCTD phi NH, cũng như quy định mức vốn pháp định phù hợp với mô hình TCTD phi NH.

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam
Ảnh minh họa.

Vì sao khó thu hút nhà đầu tư?

Mặc dù TCTD phi NH có cầu về thị trường rất nhiều, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng, bán hàng, bao thanh toán, cho thuê tài chính. Nhưng cho đến nay, trong cơ cấu sở hữu của các TCTD phi NH chưa thu hút được nhóm sở hữu tư nhân (thể nhân và doanh nghiệp phi tài chính). Hiện xét trên cơ cấu sở hữu TCTD phi NH ở Việt Nam, có thể phân thành 3 nhóm: trong nước, 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Các TCTD phi NH trong nước chủ yếu thuộc sở hữu các NHTM, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. TCTD phi NH thuộc sở hữu doanh nghiệp phi tài chính/thể nhân (dưới hình thức công ty cổ phần), gần như chưa có sở hữu tư nhân.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số điểm chưa thỏa đáng trong cấp phép. Theo đó, TCTD phi NH có quy mô vốn nhỏ hơn, yêu cầu về kiểm soát rủi ro thấp hơn NHTM, nhưng quy định cấp phép lại bị áp dụng tương tự NHTM. Để có thể trở thành cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của TCTD phi NH, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về vốn và tài sản tương đương với điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập của NHTM (vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng).

Vướng mắc nữa là nhà đầu tư cũng chỉ được sở hữu một tỷ lệ vốn thấp như tỷ lệ sở hữu tại NHTM (không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD), trong khi yêu cầu về vốn tối thiểu của TCTD phi NH chỉ bằng 1/6 NHTM). Như vậy, nếu doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện góp vốn này, họ sẽ muốn được góp vốn vào NHTM, không góp vào TCTD phi NH. Đây là lý do hạn chế vai trò của sở hữu tư nhân – phi NH trong hệ thống TCTD phi NH.

 Theo chiến lược phát triển ngành NH Việt Nam, sau năm 2020 nhiều NH sẽ thành lập TCTD phi NH. Và để thực hiện đúng lộ trình đã nêu, chắc chắn NHNN sẽ có những điều chỉnh quy định. Khi đó, các nhà đầu tư tư nhân và NHTM sẽ quan tâm nhiều đến mô hình TCTD phi NH.

Nguồn: saigondautu.com.vn

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Trong đó hoạt động ngân hàng có thể được hiểu là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.[1][2]

Trên toàn thế giới, các hệ thống công đoàn tín dụng khác nhau đáng kể về tổng tài sản và quy mô tài sản trung bình của tổ chức, từ hoạt động tình nguyện với một số ít thành viên đến tổ chức với hàng trăm nghìn thành viên và tài sản trị giá hàng tỷ đô la Mỹ.[3] Năm 2018, số lượng thành viên của các tổ chức tín dụng trên toàn thế giới là 274 triệu, với gần 40 triệu thành viên đã được bổ sung kể từ năm 2016.[4]

Các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động cho vay dưới chuẩn cao hơn xấp xỉ 5 lần so với các tổ chức tín dụng và có nguy cơ thất bại cao hơn gấp hai lần rưỡi, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.[5] Các liên minh tín dụng Mỹ cho vay các doanh nghiệp nhỏ tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 đến 2016, từ 30 tỷ USD lên 60 tỷ USD, trong khi cho vay các doanh nghiệp nhỏ nói chung trong cùng thời kỳ giảm khoảng 100 tỷ USD.[6] Ở Mỹ, niềm tin của công chúng vào các tổ chức tín dụng là 60%, so với 30% đối với các ngân hàng lớn.[7] Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ không hài lòng với tổ chức tín dụng thấp hơn 80% so với các ngân hàng lớn.[8]

"Tổ chức tín dụng thể nhân" (còn được gọi là "Tổ chức tín dụng bán lẻ" hoặc "Tổ chức tín dụng tiêu dùng") phục vụ cá nhân, được phân biệt với "Tổ chức tín dụng doanh nghiệp", phục vụ các Tổ chức tín dụng khác[9][10][11]

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Trong bối cảnh tổ chức tín dụng, "phi lợi nhuận" phải được phân biệt rõ với tổ chức từ thiện.[12] Các tổ chức tín dụng "phi lợi nhuận" bởi vì mục đích của họ là phục vụ các thành viên hơn là tối đa hóa lợi nhuận,[13][12] vì vậy, không giống như các tổ chức từ thiện, các tổ chức tín dụng không dựa vào các khoản đóng góp và là các tổ chức tài chính phải tạo ra lợi nhuận nhỏ (nghĩa là, theo thuật ngữ kế toán phi lợi nhuận, là "thặng dư") để duy trì sự tồn tại.[13][14] Theo Hội đồng Liên hiệp tín dụng Thế giới (WOCCU), doanh thu của tổ chức tín dụng (từ các khoản cho vay và đầu tư) phải vượt quá chi phí hoạt động và cổ tức (lãi tiền gửi) để duy trì vốn và khả năng thanh toán.[14]

Nội hàm của khái niệm Tổ chức Tín dụng nhỏ hơn của khái niệm Định chế tài chính. Định chế tài chính hay Tổ chức tài chính là các tổ chức thương mại và công cộng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tham gia vào việc trao đổi, cho vay, đi mượn và đầu tư tiền tệ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để thay thế cho thuật ngữ các trung gian tài chính. Theo quy ước, các định chế tài chính gồm có các Tổ chức tín dụng, Công ty bảo hiểm, Công ty Quản lý quỹ, Quỹ đầu tư và những người môi giới đầu tư

Các hoạt động chủ yếu của một tổ chức tín dụng

  • Huy động vốn: gồm Nhận tiền gửi, Phát hành giấy tờ có giá, Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.
  • Cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán.
  • Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản, Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ ngân quỹ, tham gia các hệ thống thanh toán.
  • Các hoạt động khác: Góp vốn, mua cổ phần, Tham gia thị trường tiền tệ, Kinh doanh ngoại hối và vàng, Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, Dịch vụ tư vấn...

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (2004), ở Việt Nam có các loại tổ chức tín dụng sau:

  • Các tổ chức tín dụng nhà nước
  • Các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị
  • Các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
  • Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Các ngân hàng liên doanh
  • Các công ty tài chính
  • Các công ty cho thuê tài chính
  • Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
  • Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.

  •  Cổng thông tin Ngân hàng

  • Hợp tác xã người tiêu dùng
  • Ngân hàng hợp tác
  • Thị trường vốn
  • Tài khoản tiền gửi
  • Ian MacPherson. Hands Around the Globe: A History of the International Credit Union Movement and the Role and Development of the World Council of Credit Unions, Inc. Horsdal & Schubart Publishers Ltd, 1999.
  • F.W. Raiffeisen. The Credit Unions. Trans. by Konrad Engelmann. The Raiffeisen Printing and Publishing Company, Neuwid on the Rhine, Germany, 1970.
  • Fountain, Wendell. The Credit Union World. AuthorHouse, Bloomington, Indiana, 2007. ISBN 978-1-4259-7006-2

  1. ^ O'Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M. (2003). Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall. tr. 511. ISBN 0-13-063085-3. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  2. ^ “12 U.S.C. § 1752(1), CUNA Model Credit Union Act (2007)” (PDF). National Credit Union Administration. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ “Slide 1” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “Global credit union movement surpasses 274 million members”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ van Rijn, Li (19 tháng 12 năm 2019). “Credit Union and Bank Subprime Lending in the Great Recession”. SSRN 3506873.
  6. ^ “How Did Bank Lending to Small Business in the United States Fare After the Financial Crisis?”. SBA's Office of Advocacy (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “Credit Unions Twice as Trusted as Big Banks”. NWCUA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “SBCS Report Employer Firms 2016” (PDF). newyorkfed.org.
  9. ^ Frank J. Fabozzi & Mark B. Wickard, Credit Union Investment Management (1997), pp. 64–65.
  10. ^ Wendell Cochran, "Credit unions pay for risky behavior by a few", NBC News (December 21, 2010).
  11. ^ "Corporate System Resolution: Corporate Credit Unions: Frequently Asked Questions (FAQs)", National Credit Union Administration (September 24, 2010).
  12. ^ a b "Not-for-profit", noun, Oxford English Dictionary (2008)
  13. ^ a b “What is a Credit Union?”. woccu.org.
  14. ^ a b “WOCCU, "PEARLS: Ratios: R — Rate of Return and Costs & S — Signs of Growth”. Woccu.org. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2011.

  • Tổ chức tín dung đa Quốc gia tổ chức quốc gia cho các công đoàn tín dụng
  • Hội đồng Tổ chức Tín dụng Thế giới tổ chức thương mại toàn cầu dành cho các tổ chức tín dụng
  • Liên đoàn Tổ chức Tín dụng Châu Á liên đoàn khu vực đại diện cho 21 liên đoàn quốc gia ở Châu Á với 35 triệu thành viên bán lẻ
  • Dịch vụ Tổ chức Tín dụng Quốc gia của tất cả các công đoàn tín dụng ở Hoa Kỳ
  • Quỹ tổ chức tín dụng quốc gia chi nhánh từ thiện của ngành công đoàn tín dụng

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tổ_chức_tín_dụng&oldid=68668952”