Cách cứu gà sắp chết

Cách cứu gà sắp chết

Gà chết đột ngột không rõ nguyên nhân với một số biểu hiện khác lạ. Đây là một triệu chứng thường gặp ở gà trưởng thành gây ra rất nhiều thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Có hai nguyên nhân khiến cho gà bị chết đột ngột là: thời tiết, bệnh dịch mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Với mỗi nguyên nhân trên thì gà thường có những biểu hiện ra bên ngoài như thế nào. Và cách khắc phục ra sao để giảm thiểu thiệt hại? Cùng đi đến những đánh giá và tư vấn cách chữa trị hiệu quả nhất ở ngay nội dung bài viết dưới đây.

Gà chết đột ngột là do đâu?

Trong suốt quá trình nuôi gà, luôn xảy ra những trường hợp phát hiện gà chết đột ngột ngay cả trong khi đang ăn. Trường hợp này xảy ra trên cả gà con, gà trưởng thành và cả gà đẻ. Sau khi tìm hiểu biểu hiện và bệnh tích những nhiều cá thể gà chết đột ngột đã đưa ra 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Do bệnh tụ huyết trùng gây ra
  • Do thời tiết quá nóng làm cho gà không chống chịu lại được

Mỗi một nguyên nhân thường có những biểu hiện riêng biệt giúp người nuôi nhận biết được bệnh mà gà đang gặp phải.

Cách cứu gà sắp chết
                                       Gà chết đột ngột do đâu?

Gà chết đột ngột do bệnh tụ huyết trùng

Bênh tụ huyết trùng là bệnh nguy hiểm gây ra cái chết hàng loạt cho gà. Thường chúng không có những biểu hiện rõ ràng mà chỉ qua một số dấu hiệu như: cánh sã xuống, mào tím, diều căng, chảy nước mắt mũi và khó thở. Khi mổ để kết luận nguyên nhân thì thường thấy gà có bệnh tích da tím theo từng mảng, nội tạng thâm và có triệu chứng bị xuất huyết ở một số cơ quan.

Gà chết đột ngột ở dạng này thì thường có 2 loại:

Thể ác tính: Gà chết đột ngột mà không biểu hiện nguyên nhân gì

Thể cấp tính: Gà thường có biểu hiện giảm ăn, bỏ ăn, ủ rũ, sã cánh, đi lại chậm chạp, mào tím tái. Miệng thường có dãi, nhớt đục, thở khó. Đi ngoài phân xanh lẫn máu

Cách cứu gà sắp chết
                                                 Gà mắc tụ huyết trùng

Trị bệnh tụ huyết trùng gây gà chết đột ngột

Để điều trị bệnh tụ huyết trùng cần tới 3 loại thuốc vacxin, sử dụng liên tục trong 3-4 ngày. Kết hợp với quá trình quan sát tình trạng của bệnh.

  • Kanamicin 1g: Liều dùng 30 – 40mg/kg
  • Hamcoliforte: Liều dùng 1 g pha với 1 lít nước
  • Genta – costrim: Liều dùng 1g pha với 1 lít nước hoặc 1 kg thức ăn

Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà

  • Đảm bảo lượng thức ăn, nước uống cho gà phải đầy đủ và sạch sẽ
  • Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên theo định kỳ
  • Sử dụng vacxin nhũ độc pha vào nước uống của gà và vacxin nhũ dầu để tiêm dưới da
  • Khi phát hiện gà bị nhiễm bệnh cần cách ly ngay để điều trị và khắc phục tránh tình trạng lây lan nhanh

Bài đọc thêm: Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đạt hiệu quả cao

Cách cứu gà sắp chết
                            Thuốc phòng và điều trị tụ huyết trùng

Gà chết đột ngột do thời tiết quá nóng

Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng của thời tiết khiến cho gà con bị chết đột ngột. Lý do thường đến từ chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, được lợp bằng tôn hoặc bờ lô xi măng. Khi gặp trời nắng nóng nhiệt độ hấp thụ xuống dưới làm cho nhiệt độ tăng cao vượt quá sức chịu đựng của cơ thể gà.

Hoặc chuồng trại thấp, mật độ nuôi lớn làm cho nhiệt độ không thải ra được tích tụ lại khiến chuồng nuôi quá nóng. Cuối cùng, thức ăn giàu năng lượng làm gà mập nhanh kết hợp với nhiệt độ môi trường làm gà không chịu được.

Triệu chứng gà chết đột ngột do thời tiết quá nóng

  • Gà đứng há mỏ để thở
  • Ăn ít, uống nước nhiều
  • Cơ quan nội tạng và lớp mỡ dưới bụng bị xuất huyết

Trị bệnh gà chết đột ngột do thời tiết

Bổ sung Bcomplex, hỗn hợp sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và một số chất điện giải để gà tăng sức đề kháng, chống stress nhiệt. Có thể dùng một số loại dưới đây:

  • RTD – điện giải AC: pha 1g vào 3 lít nước uống
  • RTD – Vitaplus: pha 1g/ 4 lít nước hoặc trộn 1g vào 1.5 kg thức ăn dùng mỗi ngày
  • RTD – Stresroak: pha 5-10ml/ 100con (gà con) và 10 – 20ml/ 100con (gà trưởng thành)
  • RTD – Livfitvet: pha 5-10ml/ 100con (gà con) và 10 – 20ml/ 100con (gà trưởng thành)
Cách cứu gà sắp chết
                      Bổ sung điện giải cho gà làm tăng sức đề kháng

Cách phòng bệnh gà chết đột ngột do thời tiết

  • Nên xây dựng hệ thống chuồng trại có hệ thống thông gió để giải nhiệt
  • Không cho gà ăn vào lúc nắng nóng rơi vào khoảng 11h trưa – 2h chiều
  • Giảm bớt mật độ chuồng nuôi, chuồng úm khi thấy hiện tượng gà chết do nóng hoặc gà con có những biểu hiện như há mỏ, giảm ăn, uống nhiều nước và tránh xa bóng đèn sưởi ở chuồng úm.
  • Không phun nước vào chuồng gà bởi nó giúp giảm nhiệt chuồng gà nhưng lại gây bệnh kế phát rất nghiêm trọng.

Nói tóm lại, gà chết đột ngột có 2 nguyên nhân là do bệnh tụ huyết trùng và do thời tiết quá nóng gây nên. Để hạn chế được tối đa thì nên có những biện pháp phòng tránh. Và dọn dẹp, khử trùng chuồng trại thường xuyên để hạn chế được bệnh ở gà. Không những thế còn thường xuyên quan sát các biểu hiện để phát hiện kịp thời tình trạng gà đang gặp phải.Từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục để tránh được sự lây lan của bệnh dịch khiến gà chết đột ngột nhanh chóng gây ra thiệt hại nặng nề.

Xem thêm: Thông tin về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Gia cầm là một loài động vật đặc biệt nhạy cảm với các yêu tố tác động bên ngoài đặc biệt là đối với gà con, vì vậy chỉ cần một vài sơ suất nhỏ quản lý chăn nuôi cũng dễ dẫn đến gà con bị bệnh. Một số bệnh ở gà con hiện nay là E.coli, khô chân, bạch lỵ…Vậy để hiểu rõ hơn về một số bệnh ở gà con hiện nay cũng như các, dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị các bệnh này, mời bà con cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.

  • Xem thêm: Bệnh thường gặp ở gà đẻ
  • Xem thêm: Bệnh thường gặp ở gà thịt

1. Bệnh bạch lỵ ở gà con

Bệnh bạch lỵ là bệnh do vi khuẩn Salmonella pullorum - một trong những vi khuẩn thường gặp gây ra các bệnh ở gà con và cả gà trưởng thành. Gà con có thể bị nhiễm Salmonela trong phôi, từ thức ăn nước uống;

1.1 Triệu chứng lâm sàng

  • Bệnh ở gà con sảy ra thường thể cấp tính, trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, thai chết trước khi nở, nếu nở ra cũng ốm yếu và chết ngay sau đó; Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng xệ xuống do lòng đỏ không tiêu, tiêu chảy phân màu trắng. Phần lớn bệnh hết sau 2 – 3 ngày, cũng có khi kéo dài 1 – 2 tuần. Trường hợp này gà bị viêm ruột nặng và chết.
  • Phân dính hậu môn

Cách cứu gà sắp chết

Bệnh ở gà con gây ủ rũ, khô chân, tiêu chảy phân trắng

1.2 Bệnh tích

  • Gây hoại tử đinh ghim ở gan, lòng đỏ không tiêu và viêm chuyển thành màu xanh và cứng lại là những bệnh tích điển hình khi mắc bệnh ở gà con

Cách cứu gà sắp chết

1.3 Phòng bệnh bạch lỵ cho gà con

Tuân thủ các quy định vệ sinh chăn nuôi thú y đặc biệt là trong công tác phòng bệnh ở gà con như sau

  • Chủng ngừa ít hiệu quả nên ít được thực hiện. Việc áp dụng các qui trình quản lý và vệ sinh phòng bệnh ở gà con là quan trọng nhất.
  • Gà, trứng phải mua những nơi, trại không có bệnh. Gà mới mua về phải cách ly và theo dõi.
  • Định kỳ kiểm tra máu gà
  • Nếu xảy ra bệnh ở gà con với số lượng ít thì nên loại cả đàn để trừ nguồn bệnh.

1.4  Phương pháp Điều trị bệnh bạch lỵ trên gà con

  • Dùng Paractamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau đó dùng Flofenicol hoặc Flofenicol + Oxytetracyclin cho uống liên tục 3-5 ngày.
  • Bổ sung điện giải B-Complex để tăng cường sức đề kháng
  • Phân dính ở hậu môn phải gỡ ra và cắt bớt lông gần lỗ hậu môn.

2. Bệnh E.coli ( Nhiễm trùng huyết do E.coli/ Colibacilosis )

Bệnh do vi khuẩn E.coli gây nên, có thể là nguyên nhân chính hoặc kế phát sau bệnh CRD. Bệnh ở gà con có thể truyền dọc từ bố mẹ, nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng thường diễn ra khi phát bệnh ở gà con 1 tuần tuổi là:

  • Gà bị tiêu chảy
  • Lòng đỏ còn sót lại không tiêu hết
  • Bụng sưng to, rốn bị viêm

2.2 Bệnh tích

  • Trứng có thể bị chết phôi hoặc gà con nở thì sẽ chết ngay hoặc sau đó vài giờ.
  • Tỉ lệ và mức độ nhiễm tăng nhanh trên cơ thể khi mắc bệnh ở gà con. Nếu sau đó mà vẫn sống sót thì gầy gò, ốm yếu.

Cách cứu gà sắp chết

Bệnh ở gà con gây yếu ớt sau nở và lòng đỏ không tiêu

  • Khi xảy ra bệnh ở gà con sẽ gây ra những bệnh tích thường thấy ở gà sống trên 4 ngày tuổi là viêm màng ngoài tim, lòng đỏ không tiêu khiến bụng trương to, chậm phát triển, rốn hở với nhiều dịch viêm.

Cách cứu gà sắp chết

Gà con bị viêm cuống rốn, bụng trương to

2.3 Phòng bệnh

  • Kiểm soát sự lây nhiễm mầm bệnh từ gà bố, mẹ, trứng, lò ấp, dụng cụ chăn nuôi là điều đặc biệt quan trọng để phòng bệnh hầu hết các bệnh ở gà con
  • Chọn lựa con giống ở nơi uy tín.
  • Kiểm tra nguồn nước
  • Tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
  • Dùng một trong các loại kháng sinh có thành phần sau để uống phòng định kỳ: Enrofloxacin, Fosfomycin, Oxytetracyclin

2.4 Điều trị

  • Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin + Tylosin tiêm dưới da cổ liều gấp 2 lần nhà sản xuất trong 2-3 ngày.

3. Bệnh khô chân

Bệnh khô chân là một bệnh ở gà con và không có nguyên nhân rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở gà con, có thể xác định bằng một số nguyên nhân

  • Sai sót trong quá trình ấp hoặc sử dụng máy ấp chất lượng kém. Nhiệt độ không đều khiến con non yếu.
  • Quá trình vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật.
  • Không sử dụng thuốc úm chuyên dụng, gà dễ bị tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ, bệnh di truyền từ phôi.
  • Môi trường úm gà bẩn, nhiều mầm bệnh, thiếu dinh dưỡng

Cách cứu gà sắp chết

Bệnh khô chân rất dễ nhầm lầm với các bệnh ở gà con khác

3.1 Triệu chứng lâm sàng

  • Gà ủ rũ, lười hoạt động, chậm chạp
  • Ăn uống kém, tăng trọng kém
  • Phía da chân và mỏ khô quắt, gia cầm gầy còm, teo tóp, lông xù lên. Tỷ lệ chết khoảng 5 đến 30%.
  • Độ tuổi mắc bệnh thường gặp ở gà con từ 2-15 ngày tuổi, chủ yếu là từ 2-7 ngày tuổi.

3.2 Bệnh tích

  • Bụng nặng do bệnh ở gà con gây long đỏ không tiêu, diều không có thức ăn;
  • Ruột quắt, viêm cata đến viêm xuất huyết.
  • Các cơ quan khác không có gì biểu hiện gì đặc biệt

3.3 Điều trị

Ở giai đoạn đầu đời, gà con rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh, vì vậy phải duy trì nhiệt độ úm hợp lý và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý;

  • Cho uống Noptress liều 1g/1 lít nước cho uống 4 tiếng.
  • Loại bỏ những con quá yếu

3.4 Phòng bệnh

Không riêng một bệnh nào, trong việc phòng hầu hết các bệnh ở gà con thì việc đảm bảo một số các nguyên tắc để giảm thiểu tối đa rủi ro bệnh ở gà con là rất cần thiết như: xe vận chuyển và khu chuồng phải thoáng mát; Đầy đủ máng ăn, máng uống, thức ăn, nước uống…

>> Xem thêm: Một số cách phòng bệnh ở gà con hiệu quả

Ở giai đoạn đầu sau khi nở gia cầm còn rất yếu và rủi ro bị mắc các bệnh ở gà con là rất cao. Điều đó đòi hỏi người chăn nuôi cần nắm vững kiến thức về bệnh và vệ sinh phòng bệnh ở gà con. Qua bài viết trên đã giúp cho người chăn nuôi bổ sung thêm được một số kiến thức về chăn nuôi gia cầm nói chung cho trang trại của mình trước mắt là những kiến thức về các bệnh ở gà con nói riêng.

Thiên Nguyên

Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: 

Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi