Cách giặt chăn phao

Ngày 6/5/2018

Hướng dẫn giặt ruột chăn bông bằng máy giặt đúng cách

Những chiếc ruột chăn Everon thật mềm mại và ấp áp mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng, nhưng để giữ nó luôn được sạch sẽ và bảo quản trong điều kiện tốt thì chắc hẳn làm chị em phải suy nghĩ khá nhiều.

Cách giặt chăn phao

Việc giặt một chiếc chăn bông khác rất nhiều so với việc giặt giũ vỏ ga vỏ gối thông thường. Giặt ruột chăn đúng cách giúp chị em phụ nữ cảm thấy đơn giản nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo ruột chăn sạch sẽ trong tình trạng tốt nhất khi sử dụng trong nhiều năm tới.

1. Việc đầu tiên cơ bản nhất nhưng nhiều người bỏ qua nhất đó là đọc hướng dẫn trên mác phụ của sản phẩm. Bạn phải đảm bảo rằng ruột chăn của bạn có thể giặt được bằng máy, các lưu ý về nhiệt độ nước và chất tẩy rửa thường sẽ được nhà cung cấp nói rõ trong mác hướng dẫn sử dụng. Hầu hết các loại ruột chăn bông của Everon bạn đều có thể giặt bằng máy giặt được.
2. Kiểm tra xem trên chăn có lỗ thủng nào không: việc này sẽ đảm bảo bông bên trong không bị kéo ra ngoài trong quá trình giặt giũ. Nếu có bất kỳ lỗ thủng nào bạn nên khâu nó lại ngay lập tức.
3. Ngâm chăn: nếu chăn của bạn đã dùng quá lâu (khoảng 2-3 tháng mà chưa giặt), bạn nên ngâm trước khi giặt. Sử dụng một chiếc chậu hoặc xô to để ngâm chăn, nếu nhà bạn có bồn tắm thì ngâm chăn vào bồn tắm là tốt nhất. Cho nước vào xô/chậu rồi đổ nước giặt hoặc bột giặt vào hòa tan, sau đó bạn cho ruột chăn vào ngâm trong khoảng 1 tiếng.
4. Sử dụng nước giặt/ bột giặt chất tẩy nhẹ: Xong bước ngâm ruột chăn, bạn bỏ ra và cho vào máy giặt, lưu ý không dùng nước giặt hay bột giặt chất tẩy quá mạnh.
5. Dùng chế độ giặt nhẹ ở máy giặt: nếu giặt ở chế độ giặt thường hoặc giặt mạnh sẽ làm cho bông bên trong chăn bị xô lại, thậm chí có thể bị rách vải vỏ chăn. Sử dụng chế độ giặt nhẹ giúp chăn của bạn bền hơn và không bị xẹp sau thời gian dài sử dụng.
6. Thêm một chu kỳ xả khi giặt: lớp bông bên trong rất dày, bạn nên bật thêm một lần xả nữa để đảm bảo sạch hết chất tẩy rửa còn ngấm vào bông bên trong, vì bông rất dày nên nó không thể dễ dàng được làm sạch như những vải vóc quần áo thông thường.
7. Phơi chăn: Trong điều kiện thời tiết nắng bình thường, bạn nên phơi chăn tối thiểu 24h để đảm bảo bông bên trong của bạn được khô hẳn, nhiều khi sờ tay ở ngoài bạn cảm thấy khô nhưng khả năng cao bên trong vẫn còn ẩm.
Một lưu ý đặc biệt khi bạn phơi ruột chăn đó là không nên phơi trực tiếp dưới nắng gắt trong thời gian dài, mặc dù ánh nắng mặt trời là chất diệt khuẩn tự nhiên rất hữu hiệu, tuy nhiên điều này sẽ làm cho bông bên trong chăn nhanh bị rón cục, mất đi sự mềm mại vốn có của chăn. Nếu bạn muốn phơi nắng, bạn có thể phơi trước 11h trưa hoặc sau 3h chiều. Ngoài thời gian đó bạn nên phơi chăn ở nơi thông thoáng khô ráo.

Trong những điều kiện bất khả kháng bạn không thể phơi chăn ngoài trời mà bắt buộc dùng máy sấy, chúng tôi khuyên bạn không nên sấy ruột chăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài mà nên sử dụng mức nhiệt thấp , và chia thành nhiều khoảng thời gian nhỏ để sấy.
Sau khi đảm bảo chăn của bạn đã được sạch sẽ, bạn lấy túi nilong to để cất chăn.
01 mẹo hay cho bạn khi cất đó là dùng máy hút bụi để hút hết không khí trong chăn, làm cho chăn xẹp hẳn xuống, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều diện tích để đồ.


  • Bạn có thể quan tâm
  • Bao lâu bạn nên thay ruột gối mới ?
  • Bao lâu nên giặt thay ga giường một lần ?
  • Hướng dẫn tự vệ sinh đệm lò xo tại nhà đúng cách
  • Hướng dẫn vệ sinh đệm bông ép đúng cách