Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng

Thêm một loại rau nên trồng trong vườn của những người “nông dân hiện đại” đó là rau cải ngồng. Cách gieo trồng cải ngồng tại nhà rất dễ dàng và cũng không mấy khác biết so với trồng các loại rau khác. Vậy còn chần chờ gì mà không bổ sung nó ngay vào vườn nhà nào!

Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng
Cách gieo trồng Cải Ngồng

Cũng như các loại cải khác, cải ngồng là một loại thực phẩm bổ dưỡng bởi nó có chứa nhiều Vitamin A, B, C, K,.. Không chỉ vậy, giống cây này còn có khả năng kháng bệnh tốt và có thể trồng quanh năm tại khu vườn nhỏ tại nhà với cách gieo trồng cải ngồng sau đây.

1. Chuẩn bị đất và dụng cụ

Đất trồng: Loại đất mùn là loại đất ưa thích của cải ngồng. Chúng phát triển tốt nhất ở đất có nồng độ pH ổn định trong khoảng 6 đến 6,5. Cải ngồng là một loại rau khá kén đất, yêu cầu đất mà mỡ, tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng đất thịt pha cát hoặc đất giàu mùn, nếu đất ít dinh dưỡng có thể trộn với phân dơi Vietgro hoặc đất trồng dinh dưỡng Vietgro.

Dụng cụ: Bạn có thể lựa chọn cách gieo trồng cải ngồng trong thùng xốp hoặc một khoảng đất trống ngoài sân vườn.

Lưu ý:

  • Nếu trồng theo luống trong vườn, bạn lên luống rộng 1 mét, cao 15 cm đến 20 cm, có rãnh thoát nước rộng.
  • Nếu trồng trong chậu, nên sử dụng các loại chậu có lỗ thoát nước để giúp cây thông thoáng và không bị úng nước.
Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng
Chuẩn bị đất trồng Cải Ngồng

2. Chuẩn bị hạt giống và gieo trồng

Ngâm hạt giống cho nứt nanh hạt mới đem gieo sẽ giúp làm tăng tỷ lệ nảy mầm: Bạn chuẩn bị dung dịch nước ấm khoảng 50 độ C, sau đó cho hạt giống ngâm khoảng 10 – 15 phút và tiến hành ủ trong khăn ấm khoảng 2 ngày trước khi đem gieo (hoặc đến khi hạt giống nảy mầm).

Bạn rải một lớp hạt giống lên trên bề mặt đất. Sau đó, rải thêm một chút tro hoặc trấu mỏng (hoặc một lớp đất mỏng) lên trên và dùng bình phun tưới đẫm bề mặt.

Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng
Chuẩn bị hạt Cải Ngồng

3. Chăm sóc và tưới nước

Khi bạn tiến hành thực hiện cách gieo trồng cải ngồng tại nhà thì cần lưu ý tưới nước khoảng 1 ngày/lần, vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Khi hạt nảy mầm được khoảng 7 ngày, bạn tiến hành tỉa các cây bị bệnh hoặc tỉa cho thưa, giữ tỉ lệ khoảng cách mỗi cây từ 3 – 4 cm.

Bắt đầu tỉa lần 2 đem trồng sau khi cây có từ 4 – 5 lá con (khoảng hơn 20 ngày sau gieo) và giữ khoảng cách 40 cm/1 cây.

Lưu ý:

  • Bạn nên làm sạch cỏ thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/tuần, tùy thuộc vào lượng cỏ phát sinh.
  • Đảm bảo lượng nước tưới phù hợp (độ ẩm tốt nhất khoảng 60%).
Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng
Chăm sóc Cải Ngồng

4. Bón phân

Bón thúc cho rau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng và cứ sau 7-10 ngày lại tiếp tục bón lót cho cây.

Nên bón các loại phân hữu cơ như phân dơi Vietgro, phân chuồng hoai mục,… Bón thêm đạm và lân khi cây bắt đầu có lá con.

5. Thu hoạch

Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng
Cách chế biến Cải Ngồng

Bạn có thể thu hoạch sau 35 – 40 ngày chăm sóc và chế biến thành những bữa ăn ngon cho gia đình.

Chúc các bạn thành công với cách gieo trồng cải ngồng trong thùng xốp tại nhà vừa đơn giản và vừa hiệu quả của chúng tôi.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Cách gieo và chăm sóc rau cải ngồng

Ruộng trồng cải ngồng

Cải ngồng có thể trồng quanh năm, nhưng tốt khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốt nhất vụ đông xuân. Cải ngồng ưa thích thời tiết có độ ẩm cao, phát triển tốt trong mùa lạnh. Cải ngồng là loại ra có dinh dưỡng rất cao được chế biến thành nhiều món ăn được ưa chuộng. Cải ngồng là loại rau ngắn ngày ưa thích đất mùn, có nồng độ PH từ 6  - 6,5.


1. Chuẩn bị đất vườn ươm: Cải ngồng là một loại rau khá kén đất, yêu cầu đất màu mỡ, giàu mùn hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt.

Chọn đất: Chọn đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, nhiều mùn và chủ động tưới tiêu.

 Làm đất: Đất được làm nhỏ, tơi xốp và lên luống rộng từ  0,8 - 1m, cao từ 20 - 30cm, chiều dài tùy theo lượng giống gieo, cần làm giàn che sương, che mưa bằng nilon màng mỏng, màu trắng. Lượng phân bón dùng cho 100m2 vườn ươm như sau:

Phân chuồng hoai mục 100 - 150kg, vôi bột  từ 6 - 10kg. Trộn lẫn toàn bộ phân chuồng với vôi bột và đem bón lót toàn bộ bằng cách rải đều trên mặt luống sau đó đảo đất lấp kín phân. Dùng Basuzin để xử lý đất với lượng 2 – 2,5 kg. Bằng cách trộn đều Basuzin với phân chuồng và rải đều trên mặt ruộng.

2. Chuẩn bị hạt và cách gieo trồng:

Xử lý hạt giống: Pha nước ấm khoảng 500C, sau đó cho hạt giống ngâm khoảng 10 – 15 phút, vớt ra để ráo nước, trộn hạt giống với đất khô, mịn, xốp,  đem gieo đầu trên mặt luống, gieo xong phủ 1 lớp tro bếp hoặc trấu xay và tưới đủ ẩm hàng ngày. Khi cây có từ 3 lá thật, dùng phân đạm urê để tưới pha với nồng độ pha 1g/1 lít nước sạch.  Nhổ bỏ những cây còi cọc, dị dạng, cây bị bệnh.  Khi cây giống từ 25 - 30 ngày, cây con có từ 4 - 5 lá thật  nhổ đem trồng ra ruộng; trước khi nhổ cây con 4 - 5 ngày cần ngừng tưới nước, tưới phân để luyện cây giống cứng cáp, lúc nhổ cây con đem trồng  nên tưới đẫm nước trước và giờ để dễ nhổ.

3.Làm đất.

Chọn đất pha cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, chủ động tưới tiêu. Đất không bị ô nhiễm, không chịu ô nhiễm khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, làng nghề….

 Cày sâu 25 cm phơi ải, bừa kỹ làm đất tơi xốp, dọn sạch  cỏ dại, tàn dư cây trồng trước, sau đó bón vôi, phun thuốc diệt nấm, mối, dế, bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân, phân đạm urê, phân kali clorua. Tiến hành bừa đất lần cuối trộn đều đất lẫn phân, lên luống có chiều rộng khoảng 80 cm, cao 20cm, rãnh rộng 25cm.

4. Trồng và chăm sóc.

L­­ượng phân bón tính cho 1ha.

Phân chuồng hoai từ  20.000 - 30.000 kg, Phân lân từ 450 - 500  kg, Phân đạm urê từ 150 - 200 kg,  Phân kali clorua từ 100 - 120 kg.

Cách trồng: Khi trồng đặt cây giống theo chiều thẳng đứng, cách mép luống 10 cm, lấp đất nhỏ vào gốc ấn nhẹ quanh gốc để cây tiếp xúc với đất, trồng xong tưới nước đủ ẩm. Khi trồng không để rễ cây con trực tiếp vào phân bón lót, nên trồng vào buổi chiều mát.

Chăm sóc: Trong 7 ngày sau trồng, mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sau trồng 7 ngày bón thúc kết hợp tưới giữ ẩm cho đất. Sử dụng nguồn nước sạch để tưới .

Bón thúc: Sau trồng 10 ngày tiến hành xới phá váng bón thúc đợt 1, dung phân NPK 10 – 10 – 10 ngâm hòa tan và pha loãng tưới cho cây với lượng 1g pha với 1 lít nước sạch. Sau 20 ngày bón thúc lần 2 như lần 1.

Phòng trừ dịch bệnh.

Rệp, là đối tượng gây hại nặng nhất, tập trung gây hại ở phần nõn củ và lá non mới nhú cần thăm ruộng thường xuyên, phát hiện kịp thời; các loại sâu khác có thể hại rau, nên dung các loại thuốc sâu sinh học, thảo mộc để phun hoặc dung bẫy nhử để tiêu diệt.

6.Thu hoạch .

Sau khi trồng từ 35 đến 40 ngày, cây bắt đầu ra nụ và hoa tiến hành thu hoạch, nên dừng bón phân trước 20 ngày khi thu hoạch.

dùng tay nhổ và lấy dao sắc cắt bỏ phần gốc rễ, tách bỏ bớt lá già xếp vào sọt, rổ nhựa cứng, vận chuyển đến nơi bảo quản, tránh làm dập sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán sẽ thấp.

T.Khuyên