Cách làm các bài toán pisa lớp 6 năm 2024

  • 1. KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO – SINH HỌC 10 SGK CÁNH DIỀU PDF VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL [email protected] S Ử D Ụ N G B À I T Ậ P P I S A T R O N G D Ạ Y H Ọ C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/10212094
  • 2. NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO – SINH HỌC 10 SGK CÁNH DIỀU NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Sinh học THPT Nhóm tác giả: Trần Thị Kim Lương - Lê Thị Kim Ngân Tổ CM: KHTN SĐT: Năm học 2022 -2023
  • 3. TRANG Phần I: Đặt vấn đề 1 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần II: Nội dung nghiên cứu 3 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng bài tập PISA 3 1.1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo PISA 3 1.1.1. Bài tập PISA là gì? 3 1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA 3 1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA 4 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS 5 1.2. Thực tiễn việc xây dựng và vận dụng câu hỏi theo kĩ thuật PISA tại đơn vị công tác 6 1.2.1. Thực trạng chung 7 1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” học tại đơn vị công tác 11 Chương 2: “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” 12 2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập PISA 11 2.2. Xây dựng bài tập và hướng dẫn chấm theo PISA “Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều” 14
  • 4. bài tập theo PISA “Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều” 35 2.3.1 Sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy học 35 2.3.2 Sử dụng kết hợp bài tập PISA trong kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực 41 2.3.3 Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 41 Chương 3: Kết quả thực nghiệm 42 3.1. Nội dung thực nghiệm 42 3.2. Kết quả thực nghiệm 44 Phần III. Kết luận và kiến nghị 47 1. Kết luận 47 2. Kiến nghị 47
  • 5. VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, cần có một hệ thống bài tập định hướng năng lực để đặt học sinh vào các tình huống xuất phát từ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ có nhu cầu được tìm hiểu, tích cực tương tác, chủ động tham gia,… Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế, hình thành được phẩm chất, năng lực cũng như những giá trị, tình cảm của người học. PISA - Programme for International Student Assessment - Chương trình giá học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các tình huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS. Dạng thức của câu hỏi phong phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: Bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and Training, 2015). Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Trong quá trình dạy học môn sinh học, chúng tôi nhận thấy quan điểm của PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp với định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá năng lực theo chuẩn Quốc tế ngày càng được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kịp thời thích ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục. Năm học 2021-2022 chúng tôi đã xây dựng được bộ câu hỏi PISA Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 trong đề tài nghiên cứu khoa học và qua kết quả đạt được chúng tôi càng thấy rõ tính cấp thiết, khả thi của đề tài. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào
  • 6. - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học trong dạy học Chủ đề 7: “Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. - Nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá năng lực học sinh theo chuẩn quốc tế. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đề tài được thực hiên trong nội dung dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 và có sự tích hợp các môn học khác. - Đối tượng: 4 lớp 10 gồm 170 HS tại đơn vị công tác trong năm học 2022-2023. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa … trong nghiên cứu tài liệu lý luận có liên quan. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia là giảng viên trường đại học Vinh cùng các giáo viên phổ thông về quy trình thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA, xây dựng câu hỏi phát triển năng lực. - Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi của đề tài. - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
  • 7. DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BÀI TẬP PISA 1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo PISA 1.1.1. Bài tập PISA là gì? PISA – “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). PISA nổi bật nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kì 3 năm 1 lần. Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã chuẩn bị được những kiến thức kỹ năng gì. Chương trình hướng vào việc giải quyết và đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của HS. Bài tập PISA chú trọng đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Bài tập PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không dựa trên bất cứ chương trình giáo dục của một quốc gia nào về 3 mảng chính: Năng lực toán học, năng lực đọc hiểu và năng lực khoa học. Qua mỗi chu kì các năng lực được bổ sung thêm như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy vi tính, năng lực công dân toàn cầu. Mỗi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử dụng làm căn cứ để xếp loại chất lượng của các quốc gia. Kết quả của PISA giúp cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước. 1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA Bài tập PISA đánh giá năng lực thông qua các Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo…) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung. Câu hỏi được xây dựng dựa trên: - Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học, Đánh giá và thiết kế các câu hỏi truy vấn khoa học, Phân tích và giải thích dữ liệu và các bằng chứng khoa học. - Bối cảnh tình huống: Sức khỏe – bệnh tật; chất lượng dân số; chất lượng môi trường; khoa học và công nghệ. Đánh giá PISA không phải là đánh giá các ngữ cảnh (context), mà đánh giá về các phẩm chất và các năng lực (competencies), đánh giá kết quả về việc sử dụng thành công kiến thức và kĩ năng khoa học trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể đó.
  • 8. kiến thức: Kiến thức nội dung, kiến thức thực hành, siêu kiến thức - Cấp độ nhận thức: Cấp độ thấp, cấp độ trung bình, cấp độ cao. Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong các Unit: - Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice) - Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp (Yes - No; True - False complex) - Câu hỏi đóng vai trò trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) - Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question) - Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm) (Open - constructed response question) 1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA NL khoa học theo PISA được thể hiện qua việc HS có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và là hoạt động tìm tòi, khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học; Sẵn sàng tham gia- như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan. Với khái niệm của PISA về NLKH, nhận thấy NLKH được PISA mô tả gồm bốn yếu tố liên quan đến nhau: kiến thức, năng lực, bối cảnh và thái độ. Mối quan hệ giữa bốn yếu tố này được thể hiện qua hình 1: Hình 1. Các khía cạnh liên quan đến NLKH trong PISA Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA Khi vận dụng quan điểm PISA trong đánh giá NLKH của HS sẽ khác với các hình thức đánh giá hiện nay ở các điểm sau:
  • 9. PISA là đánh giá quan tâm đến sự phát triển người học từ đó tạo động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. Cho phép GV nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của HS. - Đánh giá PISA sẽ đánh giá mức độ nắm vững tri thức khoa học của HS ở mức độ tích hợp, trong khi đánh giá kiến thức, kĩ năng chỉ đánh giá được tri thức khoa học của HS ở mức độ đơn lẻ - Đánh giá PISA có khả năng đánh giá mức độ áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn của HS. Đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA là: Đánh giá kiến thức khoa học của một cá nhân và khả năng sử dụng kiến thức đó để nhận biết các câu hỏi, tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học, và rút ra các kết luận có cơ sở về các vấn đề liên quan đến khoa học" 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS Phẩm chất (PC) và năng lực (NL) là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phát triển PC, NL là sự “tích lũy” dần dần các biểu hiện, yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hoá và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận PC, NL người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh (HS) học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với NL tạo nên nhân cách con người. Các PC chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và cácthuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. NL đặc thù là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao... Các năng lưc̣ chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  • 10. đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tinhọc, NL thẩm mĩ và NL thể chất. Đối với môn Sinh học chương trình đánh giá PISA chủ yếu nằm ở lĩnh vực thi khoa học. Thông qua chương trình đánh giá này giúp người học nâng cao phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm và năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để. Cụ thể: Bài tập PISA chúng tôi thiết kế trong dạy học Chủ đề 7: “Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào” - Sinh học 10 sách Cánh diều có vai trò và ý nghĩa trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho HS như sau: - Bài test được thiết kế dựa trên đánh giá năng lực thay vì kiểm tra kiến thức nội dung. Một Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo…) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung. Do đó, học sinh không cần học thuộc các kiến thức mà chú trọng đến việc học sinh sẽ sử dụng kiến thức đó như thế nào để giải quyết nhiệm vụ trong tình huống đặt ra. Và để tìm phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải chăm học, có trách nhiệm với những gì mình làm, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Các câu hỏi đánh giá (assessment items) được bố trí đặt vào các tình huống nói chung và không giới hạn trong cuộc sống ở trường. Các ngữ cảnh được lựa chọn dựa trên mối quan tâm (interest) và cuộc sống (life) của học sinh như: Vấn nạn bạo lực học đường; ẩn họa từ thuốc lá điện tử xâm nhập vào học đường, nghiện sử dụng các thiết bị điện tử, tình trạng vô sinh ở người trẻ có xu hướng tăng cao … Tạo ra sự hứng thú, hăng say học hỏi, hình thành được các thói quen tốt trong học tập và rèn luyện, biết yêu thương, đồng cảm giữa con người với con người … - Các kiểu câu hỏi của PISA rất đa dạng như: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai; Câu hỏi đóng vai trò trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn); Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn; Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài. Tạo ra sự mới mẻ, đa dạng trong các nhiệm vụ được giao. - Các bài tập được xây dựng theo hướng mở giúp học sinh tiếp cận theo nhiều hướng, có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết khác nhau. Câu trả lời không chỉ có một đáp án duy nhất mà có thể được chia thành một số mức độ: Mức đầy đủ, mức chưa đầy đủ, mức không đạt. Với cách đánh giá này giúp học sinh tự tin, phát huy được ý kiến cá nhân mà còn giúp phát triển tư duy ở mức cao hơn là tư duy sáng tạo. - Thông qua kết quả đánh giá của bài thi, GV có thể hoàn thiện một số phẩm chất và năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học.
  • 11. việc thiết kế và sử dụng bài tập PISA ở trường THPT 1.2.1. Thực trạng chung Việt Nam tham gia PISA từ chu kì 2012 với chỉ số GDP thấp nhất trong các quốc gia tham gia PISA (2009, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam được hơn 1000 USD/năm, thấp thứ 69/70 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam đã tham gia chu kì 2012, bắt đầu triển khai từ 2010. Khi ngay lần tham gia đầu tiên, Việt Nam đã đạt điểm cao hơn mức trung bình chung của OECD, hơn cả Anh, Mỹ, O-xtray-li-a trên bảng xếp hạng. Ở những chu kì tiếp theo kết quả của PISA của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng, điều này cho thấy giáo dục Việt Nam không chỉ đạt thành tựu về phát triển quy mô, số lượng mà còn đạt chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản không thua kém gì thế giới. Dưới đây là thông tin tóm tắt về kết quả PISA qua từng chu kì. Lĩnh vực trọng tâm 2012 2015 2018 Toán học 17/65 22/70 24/79 Khoa học 8/65 8/70 4/79 Đọc hiểu 19/65 32/70 13/79 Bảng 1: Kết quả PISA của Việt Nam qua từng chu kì. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, tham gia PISA là cơ hội hội nhập quốc tế về giáo dục; để biết nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên thế giới, có được bức tranh tổng thể về giáo dục quốc gia so với giáo dục quốc tê, làm cơ sở cho đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Điều này góp phần đổi mới phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá theo hướng phát triển năng lực, góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ năm 2012, Bộ giáo dục cũng đã có nhiều lần tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương. Để đưa PISA vào phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA về trường sẽ giới thiệu lại cho giáo viên trong trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và câu hỏi thi PISA. Đối vởi Tỉnh Nghệ An, từ năm 2012 đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu của các giáo sư và tiến sĩ về lĩnh vực này. Tại đơn vị công tác chúng tôi cũng đã được giới thiệu, cung cấp tài liệu để tham khảo. Chúng tôi tiến hành khảo sát 125 GV (90 GV tại đơn vị công tác và 35 GV trường THPT lân cận) bằng phiếu khảo sát với 6 câu hỏi: 1. Thầy/ cô có thường xuyên thiết kế và sử dụng bài tập PISA vào giảng dạy không? 2. Thầy/ cô đã sử dụng bài tập PISA vào những hoạt động nào trong tiến trình dạy học?
  • 12. cô việc thiết kế và sử dụng bài tập PISA có phù hợp với xu hướng của kỳ thi đánh tư duy, đánh giá năng lực trong tuyển sinh của các trường đại học hiện nay không? 4. Tính cấp thiết của các giải pháp trong đề tài “thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. Giải pháp 1: Xác định đúng, đủ mục tiêu cần đạt của nội dung dạy học. Giải pháp 2: Thiết kế và sử dụng bài tập PISA phù hợp với mục tiêu dạy học. Giải pháp 3: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 5. Tính khả thi của các giải pháp trong đề tài “thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau:
  • 13.
  • 14. quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp trong đề tài đối với GV (M1: Không cấp thiết; M2: Ít cấp thiết; M3: Cấp thiết; M4: Rất cấp thiết) TT Các giải pháp Thang đánh giá các giải pháp Các thông số M1 M2 M3 M4 𝑿 ̅ Mức 1 Giải pháp 1: Xác định đúng, đủ mục tiêu cần đạt của nội dung dạy học. 0 2 62 61 3,48 4 2 Giải pháp 2: Thiết kế và sử dụng bài tập PISA phù hợp với mục tiêu dạy học. 2 1 71 51 3,4 4 3 Giải pháp 3: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 2 4 72 47 3,32 4 Trung bình 3,4 4 Bảng 3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp trong đề tài đối với GV (M1: Không khả thi; M2: Ít khả thi; M3: Khả thi; M4: Rất khả thi) TT Các giải pháp Thang đánh giá các giải pháp Các thông số M1 M2 M3 M4 𝑿 ̅ Mức 1 Giải pháp 1: Xác định đúng, đủ mục tiêu cần đạt của nội dung dạy học. 2 0 69 53 3,4 4 2 Giải pháp 2: Thiết kế và sử dụng bài tập PISA phù hợp với mục tiêu dạy học. 2 2 65 56 3,4 4 3 Giải pháp 3: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 2 0 69 54 3,4 4 Trung bình 3,4 4
  • 15. khảo sát bằng Google Forms cũng như xử lí số liệu với thang đánh giá 4 mức (tương ứng với số điểm từ 1 đến 4) ở bảng 2, bảng 3, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có sự quan tâm và nghiên cứu sâu về việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA vào giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, giúp GV và HS thích ứng kịp thời với xu hướng đánh giá hiện đại. 1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” tại đơn vị công tác a. Khó khăn Mặc dù vấn đề thi cử, đánh giá học sinh đang từng bước đổi mới nhưng còn nặng về lý thuyết, còn chú trọng vào ghi nhớ, tái hiện. Hầu hết trong các đề thi chưa hoặc có rất ít câu hỏi gắn liền kiến thức lý thuyết với thực tiễn. Các bài tập lại thiên về tính toán hóc búa, chưa khai thác hết bản chất sinh học cũng khiến cho các em mất dần tình yêu đối với môn Sinh học. Bên cạnh đó chủ yếu các đề kiểm tra, đề thi chỉ có câu trắc nghiệm đã làm giảm khả năng trình bày, tư duy logic và khả năng sáng tạo của học sinh. Cùng với đó tư tưởng “thi gì học nấy”, “học để thi, học để lên lớp” là một trở ngại lớn trong việc GV đổi mới phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học là một xu hướng hiện đại góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, cách ra dạng bài tập PISA tốn rất nhiều công sức khi soạn đề và chấm bài, đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch, xây dựng thiết kế bài tập khá công phu, lựa chọn bối cảnh tình huống một cách cầu kỳ, cân nhắc kỹ lưỡng, phải thật sự tâm huyết mới có thể thực hiện. b. Thuận lợi Bên cạnh những khó khăn nêu trên, chúng tôi cũng nhận thấy những thuận lợi đặc thù của môn học Sinh học nói chung, cũng như nội dung chúng tôi lựa chọn nói riêng. Cụ thể: - Môn Sinh học trong PISA nằm chủ yếu ở lĩnh vực thi khoa học. Các bài thi nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình huống thực tiễn, tạo động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. - Nội dung chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào- phù hợp với bối cảnh tình huống trong PISA khoa học như: Sức khỏe – bệnh tật; các thói quen tốt- xấu; chất lượng dân số; thiên tai; khoa học và công nghệ.
  • 16. KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO – SINH HỌC 10 SGK CÁNH DIỀU NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HS 2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA * Cơ sở: Bài tập tiếp cận PISA hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS. Vì vậy việc xây dựng bài tập PISA xuất phát từ: - Yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra đánh giá khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá, cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. - Khái niệm, các biểu hiện và tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực môn học sinh học. - Nội dung và yêu cầu cần đạt của HS. - Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến lĩnh vực Sinh học. - Đề thi PISA qua các kì đánh giá. * Nguyên tắc: Để thiết kế câu hỏi PISA yêu cầu phần dẫn cũng như câu hỏi và phương án trả lời phải dự trên 5 nguyên tắc: - Nguyên tắc 1: Đảm bảo độ tin cậy khoa học. - Nguyên tắc 2: Đảm bảo độ giá trị. - Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính thực tiễn. - Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tương quan, hợp lí, tính sư phạm. - Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ. Hình 2: Nguyên tắc xây dựng bài tập PISA
  • 17. xây dựng bài tập PISA: Việc xây dựng hệ thống bài tập PISA nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh gồm 5 bước: Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo dục. Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, xác định các yêu cầu cần đạt sau khi học tập, từ đó xác định năng lực, tiêu chí và mức độ biểu hiện của năng lực. Bước 3: Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn, thiết kế bài tập, xây dựng hướng dẫn chấm. Bài tập tiếp cận PISA được thiết kế trong chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào - Sinh học 10 được gắn với bối cảnh/tình huống thực tế hoặc giả định, do đó, để tìm ra phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi HS phải vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức. Các bài tập được xây dựng theo hướng mở giúp HS tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, góp phần hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất vànăng lực ở HS. Các bài tập này không chỉ có một đáp án duy nhất mà có thể chia theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. - Mức đầy đủ: HS thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ, giải quyết được các vấn đề bài tập đặt ra. Nếu quy đổi ra con điểm, thì cho điểm tối đa đối với câu trả lời này. - Mức chưa đầy đủ: HS thực hiện được một phần trong các nhiệm vụ học tập được giao. Nếu quy đổi ra con điểm, GV có thể chia nhỏ thang điểm để chấm. - Mức không đạt: HS thực hiện sai hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ học tập được giao. Khi quy đổi ra con điểm, HS không được điểm Bước 4: Đưa vào thực nghiệm sư phạm. Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống bài tập Hình 3: Quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA
  • 18. bài tập và hướng dẫn chấm theo PISA Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào Chủ đề Bài tập PISA Số lượng câu hỏi đi kèm Sử dụng linh hoạt trong 1 hoặc một số HĐ dạy học Bài 12: Thông tin giữa các tế bào Bài tập 1: Vì sao ta tức giận? 6 câu hỏi - HĐ luyện tập - Bài kiểm tra Bài tập 2: Bội thực Dopamine – ma túy tinh thần 3 câu hỏi - HĐ khởi động - HĐ luyện tập Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân Bài tập 3: Chu kì tế bào, nguyên phân và ung thư 4 câu hỏi - HĐ hình thành kiến thức - HĐ vận dụng Bài tập 4: Ẩn họa thuốc lá điện tử xâm nhập học đường 2 câu hỏi - HĐ vận dụng Bài 14: Giảm phân Bài tập 5: Phải chăng mỗi chúng ta đều có một bản sao chính xác? 2 câu hỏi - HĐ luyện tập Bài tập 6: Báo động tình trạng vô sinh hiếm muộn ở người trẻ. 1 câu hỏi - HĐ hình thành kiến thức - HĐ vận dụng
  • 19. TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO BÀI TẬP 1: VÌ SAO TA TỨC GIẬN? Đã bao giờ bạn tức giận đến mức muốn hét lên, muốn đập phá một thứ gì đó chỉ vì mọi thứ không như ý muốn? Giận dữ có thể xảy đến với bất kì ai, nó là một cảm xúc bình thường trong số các cảm xúc mà ta cảm thấy hàng ngày như hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi … Tuy nhiên việc tức giận nếu diễn ra một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, não bộ và sức khỏe của cơ thể bạn. Cơ chế truyền tín hiệu gây ra sự tức giận được mô tả như sau: Hình 4: Sơ đồ cơ chế truyền tín hiệu gây ra sự tức giận Câu hỏi 1: Nghiên cứu sơ đồ cơ chế truyền tín hiệu gây ra sự tức giận, em hãy ghép cho phù hợp thứ tự 5 giai đoạn ở cột A với 5 nội dung tương ứng ở cột B. Các giai đoạn (Cột A) Nội dung (Cột B) 1. Giai đoạn 1 a. Hạch hạnh nhân truyền tín hiệu đến vùng dưới đồi. 2. Giai đoạn 2 b. Khi bạn tức giận, tín hiệu giận dữ đầu tiên sẽ kích hoạt hạch hạnh nhân trong não bộ. 3. Giai đoạn 3 c. Tuyến yên kích hoạt tuyến thượng thận bằng cách giải phóng hormone vỏ thượng thận (ACTH). 4. Giai đoạn 4 d.Vùng dưới đồi báo hiệu cho tuyến yên bằng cách tiết ra hormone giải phóng và ức chế (CRH). 5. Giai đoạn 5 e. Tuyến thượng thận tiết ra các hormone gây căng thẳng như Cortisol, Adrenaline và Noradrenalin.
  • 20. Con đường truyền tin của phân tử gồm các bước chính: A. Tiếp nhận → Truyền tin → Đáp ứng B. Tiếp nhận → Đáp ứng C. Tiếp nhận → Đáp ứng→ Truyền tin D. Truyền tin → Tiếp nhận → Đáp ứng Câu hỏi 3: Tuyến thượng thận tiết ra các hormone như Cortisol, Adrenaline và Noradrenalin vào máu, gây ra các biểu hiện căng thẳng, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng … Đây là hình thức truyền tin giữa các tế bào thuộc kiểu A. truyền tin nội tiết B. truyền tin cận tiết C. truyền tin trực tiếp D. truyền tin qua synapse Câu hỏi 4: Dưới đây là chức năng của vỏ não trước Hình 5: chức năng của vỏ não trước Khi hormone căng thẳng Cortisol tăng cao làm cho các tế bào thần kinh hoạt động quá tải, đặc biệt là ở vùng vỏ não trước. Em hãy giải thích câu nói “giận quá mất khôn”. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu hỏi 5: Quá nhiều Cortisol trong thời gian dài sẽ làm suy giảm hormone Serotonin – hormone hạnh phúc. Hãy liệt kê 4 trạng thái (tâm trạng) của cơ thể khi suy giảm hormone Serotonin. ……………………………………………………………………………… Vỏ não trước có chức năng phán đoán, suy nghĩ, lên kế hoạch, tổ chức và giải quyết vấn đề, cảm xúc, kiểm soát hành vi, nhân cách.
  • 21. Bạo lực học đường: “Mâu thuẫn nhỏ, ra tay bạo” Những ngày đầu năm học 2022 cả dư luận phẫn nộ vì vụ việc nữ sinh Chu Thị Thu H. lớp 11 – Trường THPT Lê Hữu Trác - Hà Tĩnh có hành vi bạo lực, hành hung 1 HS nữ B.T.B.H. lớp 10 ngay giữa đường. Cùng với đó còn có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ ghi hình tung lên mạng. Công an huyện Hương Sơn đã vào cuộc và khởi tố bị can Chu Thị Thu H. cùng những người có liên quan để điều tra với hành vi làm nhục người khác. Điều tra công an xác định do mâu thuẫn giữa 2 cá nhân chỉ vì một lần B.T.B.H. nói kháy H. trên mạng xã hội, nhưng nạn nhân lại bị đánh hội đồng. Nguồn: VTV24 a. Trong trường hợp em tức giận và xảy ra mâu thuẫn với bạn, em hãy đề xuất 3 cách giúp kiểm soát cơn tức giận. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… b. Khi nói về bạo lực học đường, hãy cho biết nhận định nào dưới đây đúng? Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nhận định Bạo lực học đường Đúng hay Sai? 1. Những người bị bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể … thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, sợ hãi, chán nản, cô đơn, suy sụp, tự ti … những tổn thương này có thể ám ảnh đến suốt cuộc đời Đúng/ Sai 1. Với cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực cho thấy cách sống của các em HS này không chứa đựng những giá trị yêu thương, khoan dung, tôn trọng, không có sự cảm thông. Đúng/ Sai 2. Những em HS khi chứng kiến sự việc, mặc dù biết là sai trái nhưng im lặng, không dám lên tiếng, không tìm đến sự trợ giúp từ những người xung quanh hay báo với cơ quan có thẩm quyền vì sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo. Việc làm này đúng hay sai? Đúng/ Sai 3. Bắt nạt học đường có thể là mầm mống tạo nên những con người có tính cách hung dữ, bạo lực trong tương lai và gia tăng tỉ lệ tội phạm ở thanh thiếu niên. Đúng/ Sai 4. Bản thân mỗi HS cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng sống, có 1 nhu trở thành một người có giá trị đóng góp cho xã hội Đúng/ Sai
  • 22. giá bài tập 1 Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: Ghép nối đúng 5 nội dung theo trình tự sau: Các giai đoạn (Cột A) Nội dung (Cột B) 1. Giai đoạn 1 b. Khi bạn tức giận, tín hiệu giận dữ đầu tiên sẽ kích hoạt hạch hạnh nhân trong não bộ. 2. Giai đoạn 2 a. Hạch hạnh nhân truyền tín hiệu đến vùng dưới đồi. 3. Giai đoạn 3 d.Vùng dưới đồi báo hiệu cho tuyến yên bằng cách tiết ra hormone giải phóng và ức chế (CRH). 4. Giai đoạn 4 c. Tuyến yên kích hoạt tuyến thượng thận bằng cách giải phóng hormone vỏ thượng thận (ACTH). 5. Giai đoạn 5 e. Tuyến thượng thận tiết ra các hormone gây căng thẳng như Cortisol, Adrenaline và Noradrenalin. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 3-4 nội dung - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1-2 nội dung hoặc không trả lời Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: A. Tiếp nhận -> Truyền tin -> Đáp ứng - Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời. Câu hỏi 3: - Mức đầy đủ: A. truyền tin nội tiết - Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời. Câu hỏi 4: - Mức đầy đủ: Giải thích: + Khi tức giận hormone căng thẳng Cortisol tăng cao. + Gây ra cái chết đối với các tế bào thần kinh ở trong vỏ não trước do bị hoạt động quá tải, dẫn đến làm suy giảm khả năng phán đoán và ra quyết định về hành vi. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời được 1 trong 2 ý. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời sai hoặc không trả lời.
  • 23. Mức đầy đủ: Liệt kê được 4 trong số các trạng thái (tâm trạng) của cơ thể khi suy giảm hormone Serotonin. + Buồn chán. + Giảm ham muốn. + Dễ cáu giận. + Không kiểm soát được bản thân. + Thường có các hành vi hung hăng. + Trầm cảm. - Mức chưa đầy đủ: Chỉ liệt kê được 2 – 3 dấu hiệu. - Mức không đạt: Chỉ đề xuất được 1 dấu hiệu hoặc trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 6: a, - Mức đầy đủ: Đề xuất được 3 trong số các cách giải quyết sau + Giữ bình tĩnh - Hít thở sâu. + Đi dạo hoặc đi ra ngoài khỏi không gian mà bạn cảm thấy tức giận. + Chia sẻ với những người thân yêu và nghĩ về những điều tích cực. + Hãy lắng nghe để hiểu những gì đang xảy ra để có những phán đoán và hành động chính xác. + Học cách đồng cảm và tha thứ. + Gặp bác sĩ tâm lý. - Mức chưa đầy đủ: Chỉ đề xuất được 2 cách giải quyết - Mức không đạt: Chỉ đề xuất được 1 cách giải quyết hoặc trả lời sai hoặc không trả lời.
  • 24. đủ: Cả 4 ý đều trả lời đúng theo thứ tự Bạo lực học đường Đúng hay Sai? 1. Những người bị bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể … thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, sợ hãi, chán nản, cô đơn, suy sụp, tự ti … những tổn thương này có thể ám ảnh đến suốt cuộc đời Đúng 1. Với cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực cho thấy cách sống của các em HS này không chứa đựng những giá trị yêu thương, khoan dung, tôn trọng, không có sự cảm thông, thấu hiểu. Đúng 2. Những em HS khi chứng kiến sự việc, mặc dù biết là sai trái nhưng im lặng, không dám lên tiếng, không tìm đến sự trợ giúp từ những người xung quanh hay báo với cơ quan có thẩm quyền vì sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo. Việc làm này đúng hay sai? Sai 3. Bắt nạt học đường có thể là mầm mống tạo nên những con người có tính cách hung dữ, bạo lực trong tương lai và gia tăng tỉ lệ tội phạm ở thanh thiếu niên. Đúng 4. Bản thân mỗi HS cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng sống, có 1 nhu trở thành một người có giá trị đóng góp cho xã hội Đúng - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 2-3 ý - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1 ý hoặc không trả lời
  • 25. BỘI THỰC DOPAMINE – MA TÚY TINH THẦN Bạn có thể dễ dàng lướt điện thoại suốt nhiều giờ liên tục nhưng khó khăn khi ngồi học hoặc làm việc khoảng 30 phút. Việc chúng ta hào hứng hay chán nản khi làm một việc nào đó tất cả đều do một loại hormone có trong cơ thể là dopamine. Một nghiên cứu ở Montreal vào những năm 1950 về động lực ở chuột đã chứng minh sức mạnh của dopamine. Trong thí nghiệm này, những con chuột được huấn luyện để kéo cần gạt và người ta cấy điện cực vào bộ não của chuột, bất cứ khi nào chuột kéo cần gạt các nhà nghiên cứu sẽ kích thích cơ thể chuột sản xuất nhiều dopamine, kết quả là những con chuột kéo cần gạt liên tục trong nhiều giờ thậm chí bỏ ăn, bỏ ngủ và chúng cứ kéo cần gạt cho đến khi kiệt sức. Sau đó các nhà nghiên cứu đã chặn việc giải phóng dopamine trong cơ thể chuột kết quả là con chuột không thèm uống nước, bỏ ăn … mất ý chí sống. Hình 6: Thí nghiệm kích thích dopamine ở chuột Những hành động khiến cơ thể tiết ra nhiều dopamine thường là những việc dễ tiếp cận, tốc độ nhanh, không mất quá nhiều công sức để thấy được kết quả ngay lập tức và thường tiết ra nhiều hơn ở các kích thích không lành mạnh. Khi bộ não bạn đã quen với việc có dopamine ở mức độ cao trong một thời gian dài thì dần dần mức cao đó sẽ là mức bình thường mới của cơ thể bạn. Đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi vì những việc không cung cấp cho bạn nhiều dopamine sẽ không làm bạn hứng thú nữa. Câu hỏi 1: Trong một xã hội kĩ thuật số như ngày nay, mỗi ngày bộ não của chúng ta tràn ngập một lượng dopamine cao bất thường. Em hãy kể tên 4 hành động từ điện thoại, máy tính gây bội thực dopamine cho não bộ. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu hỏi 2: Nếu bạn nghĩ việc sử dụng điện thoại chỉ có hại vì chiếm mất nhiều thời gian của bạn thì đó là một sai lầm. Một HS đã chia sẻ với chúng tôi rằng sau 2 giờ liên tục chơi game hoặc xem tik tok, lướt các trang mạng xã hội… Khi úp điện thoại xuống và nhìn quanh thấy cuộc đời thật là trống rỗng và vô vị mất đi ý chí sống. Em hãy lí giải tại sao bạn lại có trạng thái như vậy? ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………
  • 26. Để rèn luyện não bộ của mình tìm thấy niềm vui, động lực từ những điều nhỏ nhặt thường ngày trong cuộc sống, thoát khỏi những cám dỗ dopamine từ các kích thích không lành mạnh em hãy đề xuất 3 giải pháp cai nghiện dopamine. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Hướng dẫn đánh giá bài tập 2 Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: Kể tên được 4 hành động trong số các hành động sau: + Chơi game. + Xem tik tok + Lướt các trang mạng xã hội + Xem phim đồi trụy + Mua sắm trực tuyến + Cá độ trực tuyến + Xem review phim - Mức chưa đầy đủ: Chỉ đề xuất được 2-3 hành động. - Mức không đạt: Chỉ đề xuất được 1 hành động hoặc trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: Giải thích: + Liên tục chơi game hoặc xem tik tok, lướt các trang mạng xã hội… đây là những hành động dễ tiếp cận, tốc độ nhanh, không mất quá nhiều công sức, thấy kết quả ngay lập tức khiến cơ thể tiết ra nhiều dopamine và bạn ấy bị thu hút liên tục giống như con chuột trong thí nghiệm. + Khi bộ não đã quen với việc có dopamine ở mức độ cao trong một thời gian dài thì mức cao đó sẽ là mức bình thường mới của cơ thể khiến những việc trong cuộc sống không cung cấp cho bạn ấy nhiều dopamine như công nghệ số dẫn đến bạn ấy sẽ không còn cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống, mọi thứ trở nên trống rỗng, vô vị mất đi ý chí sống. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời được 1 trong 2 ý. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời sai hoặc không trả lời.
  • 27. Mức đầy đủ: Đề xuất được 3 cách phòng tránh trong số các cách sau: + Khi cơ thể đòi hỏi những hành động nhằm thỏa mãn cơn thèm dopamine cao từ thiết bị điện tử hãy kiên trì thay thế bằng việc tìm nguồn dopamine từ thể thao, ngồi thiền, giao lưu với bạn bè, người thân, đọc sách, làm việc nhà … + Không hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử; không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, … + Nghỉ ngơi hợp lí. + Trong thời gian cai nghiện dopamine cần tuân thủ đúng nguyên tắc: Thực hiện hiệu quả những hành động có lợi trước như: Học bài, làm việc nhà … Sau đó tự thưởng cho mình 1 thời gian ngắn những hành động có dopamine cao như: Lướt internet, xem phim … Tuyệt đối không được làm ngược lại. + Chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp. - Mức chưa đầy đủ: Chỉ đề xuất được 2 cách phòng tránh. - Mức không đạt: Chỉ đề xuất được 1 cách phòng tránh hoặc trả lời sai hoặc không trả lời. BÀI 13: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN BÀI TẬP 3: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Cơ thể của mỗi chúng ta được bắt đầu từ 1 tế bào hợp tử. Một hợp tử được hình thành bởi sự kết hợp một giao tử từ bố và một giao tử của mẹ trong quá trình thụ tinh. Bộ gene của hợp tử là sự kết hợp DNA của mỗi giao tử và chứa tất cả thông tin di truyền cần thiết để hình thành nên một cá thể mới với hàng nghìn tỷ tế bào. Khi các gen hoạt động bình thường, chúng sẽ thông báo cho các tế bào biết khi nào là thời điểm thích hợp để phát triển và phân chia. Khoảng thời gian tính từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con được gọi là chu kì tế bào. Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống kiểm soát. Vì vậy, tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể là rất khác nhau. Sau khi trải qua một số lần phân chia, tế bào biệt hóa dần để tạo nên các mô/ cơ quan khác nhau, mất khả năng phân chia và sau đó đi vào chết theo chương trình đã lập sẵn. Sự tạo ra và chết đi của các tế bào trong cơ thể được giữ ở một tỷ lệ ổn định, đảm bảo cho cơ thể phát triển lành mạnh. Hình 7: Chu kì tế bào
  • 28. Ghép mỗi pha/điểm kiểm soát ở cột A với các đặc điểm tương ứng ở cột B. Pha/ điểm kiểm soát (Cột A) Đặc điểm (Cột B) 1. G1 a, Tăng kích thước tế bào, tổng hợp các bào quan, tổng hợp và tích lũy các chất 2. Điểm kiểm soát b, Gia tăng kích thước, chuẩn bị phân chia 3. Go c, Tế bào biệt hóa không phân chia 4. S d, “Quyết định”có nhân đôi DNA, NST thành các NST kép 5. G2 e, Nhân đôi DNA NST thành trạng thái kép Câu hỏi 2: Từ 1 tế bào hợp tử 2n qua nguyên phân tạo ra loại tế bào nào? A. Tế bào có bộ NST 2n B. Giao tử có bộ NDT n C. Tinh trùng có bộ NST n D. Trứng có bộ NST n Câu hỏi 3: Dưới đây là hình ảnh về sự phân chia tế bào bình thường và phân chia tế bào ung thư
  • 29. bệnh ung thư, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng? Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nhận định Bệnh ung thư Đúng hay Sai? 1. Ung thư là hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể. Đúng/ Sai 2. Trong chu kì tế bào, những tế bào khỏe mạnh luôn có quá trình sao chép gene một cách chính xác phân chia tạo ra các tế bào con khỏe mạnh có bộ gen giống nhau và giống hệt tế bào ban đầu. Đúng/ Sai 3. Sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh, …và các yếu tố di truyền, độ tuổi có thể dẫn đến phát sinh các “lỗi” trong quá trình sao chép gene. Trong hầu hết các trường hợp, tế bào bị lỗi sẽ tự triệt tiêu, hoặc hệ thống phát hiện ra các tác nhân gây hại sẽ tự loại trừ chúng. Nhưng khi tích lũy đủ số lượng, chúng sẽ chiếm quyền điều khiển, làm tế bào phân chia ngoài tầm kiểm soát tạo nên khối u. Đúng/ Sai 4. Những tế bào ung thư có thể tránh các hệ thống miễn dịch và bỏ qua các yêu cầu ngừng phân chia hoặc mất khả năng chết theo chương trình vốn dĩ đã được thiết lập. Đúng/ Sai 5. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y không thể chữa trị Đúng/ Sai 6. Tế bào ung thư sẽ lấy oxy và chất dinh dưỡng từ các mạch máu xung quanh để tồn tại và phát triển tại chỗ (khối u lành tính). Tuy nhiên ở giai đoạn muộn tế bào ung thư có thể di căn tách khỏi khối u và di chuyển đến một vị trí mới trong cơ thể thông qua máu hoặc hệ thống bạch huyết. Đúng/ Sai 7. Để phòng tránh ung thư cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. Đúng/ Sai
  • 30. Hãy ghép mỗi biện pháp điều trị ung thư ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B. Biện pháp điều trị (Cột A) Nội dung (Cột B) 1. Biện pháp 1: Can thiệp bằng phẫu thuật a, nghiền vụn ADN của tế bào, hoặc phá vỡ cơ chế nhân bản của tế bào. 2. Biện pháp 2: Xạ trị b, khi khối u ở giai đoạn sớm, phát triển chậm, tại chỗ. 3. Biện pháp 3: Hóa trị c, không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, mà sẽ tiêu diệt cả những loại tế bào khỏe mạnh mà nó gặp. Đặc biệt là tiêu diệt những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào tóc, tế bào da, niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, … dẫn đến các biểu hiện là rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy … d, khi các tế bào ung thư bành trướng và lan rộng sang mọi nơi như ung thư máu, e, khi khối u phát triển nhanh và di căn sang mô bên cạnh. Hướng dẫn đánh giá bài tập 3 Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: Ghép nối đúng 5 nội dung theo trình tự sau: Pha/ điểm kiểm soát (Cột A) Đặc điểm (Cột B) 1. G1 a, Tăng kích thước tế bào, tổng hợp các bào quan, tổng hợp và tích lũy các chất 2. Điểm kiểm soát G1 d, “Quyết định”có nhân đôi DNA, NST thành các NST kép 3. Go c, Tế bào biệt hóa không phân chia
  • 31. Nhân đôi DNA NST thành trạng thái kép 5. G2 b, Gia tăng kích thước, chuẩn bị phân chia - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 3-4 nội dung - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1-2 nội dung hoặc không trả lời Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: A. Tế bào có bộ NST 2n - Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời. Câu hỏi 3: - Mức đầy đủ: Cả 7 ý đều trả lời đúng theo thứ tự Bệnh ung thư Đúng hay Sai? 1. Ung thư là hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể. Đúng 2. Trong chu kì tế bào, những tế bào khỏe mạnh luôn có quá trình sao chép gene một cách chính xác phân chia tạo ra các tế bào con khỏe mạnh có bộ gen giống nhau và giống hệt tế bào ban đầu. Sai 3. Sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh, …và các yếu tố di truyền, độ tuổi có thể dẫn đến phát sinh các “lỗi” trong quá trình sao chép gene. Trong hầu hết các trường hợp, tế bào bị lỗi sẽ tự triệt tiêu, hoặc hệ thống phát hiện ra các tác nhân gây hại sẽ tự loại trừ chúng. Nhưng khi tích lũy đủ số lượng, chúng sẽ chiếm quyền điều khiển, làm tế bào phân chia ngoài tầm kiểm soát tạo nên khối u. Đúng 4. Những tế bào ung thư có thể tránh các hệ thống miễn dịch và bỏ qua các yêu cầu ngừng phân chia hoặc mất khả năng chết theo chương trình vốn dĩ đã được thiết lập. Đúng 5. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y không thể chữa trị Sai 6. Tế bào ung thư sẽ lấy oxy và chất dinh dưỡng từ các mạch máu xung quanh để tồn tại và phát triển tại chỗ (khối u lành tính). Tuy nhiên ở giai đoạn muộn tế bào ung thư có thể di căn Đúng
  • 32. u và di chuyển đến một vị trí mới trong cơ thể thông qua máu hoặc hệ thống bạch huyết. 7. Để phòng tránh ung thư cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. Đúng - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 3-6 ý - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1-2 ý hoặc không trả lời Câu hỏi 4: - Mức đầy đủ: Ghép nối đúng 3 biện pháp phù hợp với 7 nội dung theo trình tự sau: Biện pháp điều trị (Cột A) Nội dung (Cột B) 1. Biện pháp 1: Can thiệp bằng phẫu thuật b, khi khối u ở giai đoạn sớm, phát triển chậm, tại chỗ. 2. Biện pháp 2: Xạ trị a, nghiền vụn ADN của tế bào, hoặc phá vỡ cơ chế nhân bản của tế bào. e, khi khối u phát triển nhanh và di căn sang mô bên cạnh. c, không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, mà sẽ tiêu diệt cả những loại tế bào khỏe mạnh mà nó gặp. Đặc biệt là tiêu diệt những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào tóc, tế bào da, niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, … dẫn đến các biểu hiện là rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy … 3. Biện pháp 3: Hóa trị a, nghiền vụn ADN của tế bào, hoặc phá vỡ cơ chế nhân bản của tế bào. d, khi các tế bào ung thư bành trướng và lan rộng sang mọi nơi ví dụ như ung thư máu. c, không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, mà sẽ tiêu diệt cả những loại tế bào khỏe mạnh mà nó gặp. Đặc biệt là tiêu diệt những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào tóc, tế bào da, niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, … dẫn đến các biểu hiện là rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy … - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 3-6 nội dung - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1-2 nội dung hoặc không trả lời
  • 33. ẨN HỌA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ Theo kết luận của nhà khoa học Mỹ công trình nghiên cứu y khoa đăng trong tạp chí New Zealand những người sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần so với thuốc lá thông thường. Mới đây bệnh nhân nữ 20 tuổi ở Hà Nội được đưa vào trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng rất nặng nề, hôn mê sâu, phù não, suy đa tạng, viêm phổi và viêm phế quản nặng, cần đi tầm soát ung thư. Được biết, trước đó bệnh nhân có sử dụng thuốc lá điện tử với nhóm bạn, sau khi dùng cô gái bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu. Mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân sử dụng đã được đưa đi xét nghiệm ở viện pháp y quốc gia phát hiện có chất cần sa tổng hợp, là loại ma túy thế hệ mới, đây là một loại ma túy rất độc. Nguồn: bachmai.gov.com Câu hỏi 1: Khi nói về thuốc lá điện tử, hãy cho biết nhận định nào dưới đây đúng? Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nhận định Thuốc lá điện tử Đúng hay Sai? 1. Thuốc lá điện tử là một sản phẩm mới rất thời thượng, không có hại hoặc rất ít hại và không gây nghiện so với thuốc lá điếu thông thường. Đúng/ Sai 2. Tinh dầu của thuốc lá điện tử có chứa nicotine, hàng nghìn chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật. Các chất này khi bị đốt nóng sẽ tạo thành chất gây ung thư bao gồm CO, HCN, Formaldehyde, chì, benzen… những chất này thường có mặt ở các chất tẩy rửa, diệt sâu bọ hoặc ướp xác. Đúng/ Sai 3. Thuốc lá điện tử có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ, thanh thiếu niên. Đúng/ Sai 4. Thuốc lá điện tử là công cụ cai thuốc lá Đúng/ Sai 5. Lượng nicotine cao làm giảm khả năng học tập Đúng/ Sai 6. Sự phối trộn nhiều thành phần khác nhau của thuốc lá điện tử không được kiểm soát có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy. Đúng/ Sai
  • 34. Để giảm nguy cơ mắc ung thư em hãy đề xuất 5 biện pháp cần thực hiện. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Hướng dẫn đánh giá bài tập 4 Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: Cả 6 ý đều trả lời đúng theo thứ tự: Thuốc lá điện tử Đúng hay Sai? 1. Thuốc lá điện tử là một sản phẩm mới rất thời thượng, không có hại hoặc rất ít hại và không gây nghiện so với thuốc lá điếu thông thường. Sai 2. Tinh dầu của thuốc lá điện tử có chứa nicotine, hàng nghìn chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật. Các chất này khi bị đốt nóng sẽ tạo thành chất gây ung thư bao gồm CO, HCN, Formaldehyde, chì, benzen… những chất này thường có mặt ở các chất tẩy rửa, diệt sâu bọ hoặc ướp xác. Đúng 3. Thuốc lá điện tử có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ, thanh thiếu niên. Đúng 4. Thuốc lá điện tử là công cụ cai thuốc lá Sai 5. Lượng nicotine cao làm giảm khả năng học tập Đúng 6. Sự phối trộn nhiều thành phần khác nhau của thuốc lá điện tử không được kiểm soát có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy. Đúng - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 3-5 ý - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1-2 ý hoặc không trả lời Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: Đề xuất được 5 cách phòng tránh trong số các cách sau: + Không hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử; không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, … + Chế độ ăn uống hợp lý. + Tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lí.
  • 35. thần thoải mái, tích cực. + Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. + Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV + Giữ cho môi trường sống trong lành. + Phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư - Mức chưa đầy đủ: Chỉ đề xuất được 2-4 cách phòng tránh. - Mức không đạt: Chỉ đề xuất được 1 cách phòng tránh hoặc trả lời sai hoặc không trả lời. BÀI TẬP 5: PHẢI CHĂNG MỖI CHÚNG TA ĐỀU CÓ MỘT BẢN SAO CHÍNH XÁC? Tính đến ngày 01/01/2023 dân số thế giới đạt mốc 7,9 tỷ người. Lan cho rằng “không thể tìm được 2 người giống nhau như đúc (giống nhau 100%), trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng”. Sơn cho rằng “sẽ có những trường hợp tìm được 2 người giống nhau như đúc” và đưa ra một dẫn chứng cụ thể như sau. Vào năm 1903, người ta phát hiện ra có 2 tù nhân không có quan hệ huyết thống nhưng ngoại hình giống hệt nhau và đều bị kết án tù tại trại cải tạo Leavenworth ở Kansas. Quản giáo tại đây đã nhiều lần gặp phải tình huống nhầm lẫn tai hại giữa 2con người này. Cuối cùng mọi việc được giải quyết bằng cách bằng cách so sánh dấu vân tay. Nguồn: kienthuc.net.vn Hình 8: Hình ảnh 2 tù nhân có ngoại hình giống nhau
  • 36. Bằng kiến thức đã học về giảm phân em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu hỏi 2: Lý giải nào sau đây là đúng cho hiện tượng 2 tù nhân có ngoại hình giống hệt nhau trong dẫn chứng mà bạn Sơn nêu ra. A. Ai cũng có một bản sao chính xác trên thế giới B. Mang tính ngẫu nhiên và trùng hợp với tỉ lệ rất thấp trong sự kết hợp các giao tử có hệ gen gần giống nhau tạo nên bộ gen có rất nhiều điểm chung, song 2 người không giống nhau hoàn toàn (VD dấu vân tay …). C. Hiện tượng này là tâm linh, thần bí. D. Do người nhìn bị ảo giác Hướng dẫn đánh giá bài tập 5 Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: Đồng tình với ý kiến của Lan Giải thích: + Do tính đa dạng của các giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh. + Cơ chế: Nhờ cơ chế trao đổi chéo ở kỳ đầu của giảm phân I, phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kỳ sau của giảm phân một tế bào sinh trứng (hoặc sinh tinh trùng) ở người có thể tạo ra vô số loại trứng (hoặc tinh trùng) có kiểu gen khác nhau, tỉ lệ mỗi loại giao tử giống nhau là rất thấp. Sự kết hợp tự do, ngẫu nhiên của các tinh trùng và trứng của một cặp vợ chồng tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của một cơ thể. - Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được tính đa dạng của các giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh nhưng chưa giải thích được nguyên nhân tạo ra sự đa dạng đó. - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: B. Mang tính ngẫu nhiên và trùng hợp với tỉ lệ rất thấp trong sự kết hợp các giao tử có hệ gen gần giống nhau, song 2 người không giống nhau hoàn toàn do có hệ gen khác nhau. (VD dấu vân tay …). - Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
  • 37. BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG VÔ SINH HIẾM MUỘN Ở GIỚI TRẺ Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới, trong đó 50% số ca mắc bệnh nằm ở độ tuổi dưới 30. Thống kê của Bộ Y tế nước ta cho thấy, mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7%. Trong đó, các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 50%. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh. Tỷ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, do nữ giới chiếm 40%, 10% do cả hai vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân. Sau đây là những nhận định về tình trạng vô sinh, hiếm muôn ở nam và nữ. Hãy khoanh tròn đáp án “Đúng” hoặc “Sai” Vô sinh, hiếm muộn ở người trẻ Đúng hay sai? 1. Một bộ phận người trẻ tuổi hiện thường có lối sống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, ăn nhiều thức ăn chứa hóa chất, lượng dầu mỡ nhiều, ... ảnh hưởng đến quá trình giảm phân và thụ tinh. Đúng/ Sai 2. Môi trường làm việc áp lực, tình trạng căng thẳng kéo dài, tính chất công việc tiếp cận thường xuyên với sóng điện tử,…ảnh hưởng đến quá trình giảm phân và thụ tinh. Đúng/ Sai 3. Trẻ vị thành niên nếu nạo, phá thai sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, tâm lý, đặc biệt nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh. Cụ thể, về sức khỏe thì rối loạn kinh nguyệt là tương đối thường gặp, sót rau phải nạo hút lần hai, sang chấn tử cung như thủng, rách cổ tử cung, nhiễm trùng …ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con Đúng/ Sai 4. Sử dụng nhiều thuốc phòng tránh thai khẩn cấp khiến người phụ nữ tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Gây ra tình trạng tắc ống dẫn trứng, lạm dụng thuốc còn khiến teo niêm mạc tử cung, không rụng trứng dẫn đến vô sinh. Nhiều trường hợp nguy hiểm còn gây ra ung thư cổ tử cung do dùng thuốc quá nhiều. Đúng/ Sai 5. Mang thai ở tuổi vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi) và chính việc mang thai khi tuổi đời còn quá trẻ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng khó lường về sức khỏe sinh sản sản sau này. Đúng/ Sai
  • 38. vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng, trẻ hóa về độ tuổi. Để hạn chế tình trạng này, mỗi người nên có lối sống lành mạnh, khoa học, tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tránh căng thẳng, làm việc trong môi trường độc hại để hạn chế tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Đồng thời các bạn trẻ nên thực hiện khám tiền hôn nhân và thăm khám sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sinh sản. Đúng/ Sai Hướng dẫn đánh giá bài tập 6 - Mức đầy đủ: Cả 6 ý đều trả lời đúng theo thứ tự: Vô sinh, hiếm muộn ở người trẻ Đúng hay sai? 1. Một bộ phận người trẻ tuổi hiện thường có lối sống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, ăn nhiều thức ăn chứa hóa chất, lượng dầu mỡ nhiều, ... ảnh hưởng đến quá trình giảm phân và thụ tinh. Đúng 2. Môi trường làm việc áp lực, tình trạng căng thẳng kéo dài, tính chất công việc tiếp cận thường xuyên với sóng điện tử,…ảnh hưởng đến quá trình giảm phân và thụ tinh. Đúng 3. Trẻ vị thành niên nếu nạo, phá thai sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, tâm lý, đặc biệt nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh. Cụ thể, về sức khỏe thì rối loạn kinh nguyệt là tương đối thường gặp, sót rau phải nạo hút lần hai, sang chấn tử cung như thủng, rách cổ tử cung, nhiễm trùng …ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con Đúng 4. Sử dụng nhiều thuốc phòng tránh thai khẩn cấp khiến người phụ nữ tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Gây ra tình trạng tắc ống dẫn trứng, lạm dụng thuốc còn khiến teo niêm mạc tử cung, không rụng trứng dẫn đến vô sinh. Nhiều trường hợp nguy hiểm còn gây ra ung thư cổ tử cung do dùng thuốc quá nhiều. Đúng 5. Mang thai ở tuổi vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi) và chính việc mang thai khi tuổi đời còn quá trẻ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng khó lường về sức khỏe sinh sản sản sau này. Đúng
  • 39. vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng, trẻ hóa về độ tuổi. Để hạn chế tình trạng này, mỗi người nên có lối sống lành mạnh, khoa học, tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tránh căng thẳng, làm việc trong môi trường độc hại để hạn chế tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Đồng thời các bạn trẻ nên thực hiện khám tiền hôn nhân và thăm khám sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sinh sản. Đúng - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 3-5 ý - Mức không đạt: Chỉ trả lời đúng 1-2 ý hoặc không trả lời 2.3. Sử dụng bài tập theo PISA “Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều” 2.3.1 Sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy học - Sử dụng trong hoạt động khởi động Khi tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên có thể linh động lựa chọn một số bài tập chúng tôi xây dựng dựa trên mối quan tâm của HS, để tạo sức hút, lôi cuốn HS tham gia vào chủ đề học tập. Có thể biến đổi linh hoạt câu hỏi để phù hợp với các kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đóng vai, kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp … Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động khởi động bài 12: Thông tin giữa các tế bào, có thể sử dụng 1 phần trong bài tập 2: Dopamin – ma túy tinh thần để HS đóng vai, tạo sức nóng, thu hút, lôi cuốn HS tham gia vào chủ đề học tập. GV trong vai người dẫn chuyện đọc nội dung câu hỏi 2 dưới diễn xuất của 1 học sinh trong vai nghiện dopamine từ game. Hình 9: Kịch bản và đoạn phim
  • 40. trong hoạt động hình thành kiến thức mới Khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới, giáo viên có thể sử dụng bài tập của chúng tôi xây dựng để tạo tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy cho học sinh và tổ chức hoạt động nhóm nhằm tìm ra phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ một cách tốt nhất. Thông qua hoạt động này học sinh thu nhận được kiến thức mới đồng thời rèn luyện được năng lực tư duy. Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức bài 12: Thông tin giữa các tế bào, mục III. Ung thư và cách phòng tránh chúng tôi sử dụng phiếu học tập sau: Hình 10: Phiếu học tập - Sử dụng trong hoạt động luyện tập, vận dụng Bài tập là nội dung học tập đồng thời là nhiệm vụ học tập cần giải quyết của học sinh. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, bài tập định hướng phẩm chất, năng lực là công cụ để học sinh luyện tập thông qua đó hình thành phẩm chất, năng lực.
  • 41. Khi tổ chức hoạt động luyện tập bài 12: Thông tin giữa các tế bào, chúng tôi sử dụng bài tập 1: Vì sao ta tức giận? như 1 đề kiểm tra ngắn và lấy sản phẩm đó làm căn cứ cho điểm đánh giá thường xuyên. Hình 11: Bài thi của HS
  • 42. Khi tổ chức hoạt động vận dụng bài 12: Thông tin giữa các tế bào, chúng tôi sử dụng bài tập 2: Bội thực Dopamine – ma túy tinh thần, dưới dạng phiếu học tập - sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn. Hình 12: HS hoạt động nhóm và sản phẩm của HS
  • 43. Khi tổ chức hoạt động luyện tập bài 14: Giảm phân, chúng tôi sử dụng bài tập 5: Phải chăng mỗi chúng ta đều có một bản sao chính xác? dưới dạng phiếu học tập sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn. Hình 13: HS hoạt động nhóm và sản phẩm của HS
  • 44. Khi tổ chức hoạt động vận dụng bài 14: Giảm phân, chúng tôi sử dụng bài tập 6: Báo động tình trạng vô sinh hiếm muộn ở người trẻ dưới dạng phiếu học tập sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn. Hình 14: HS hoạt động nhóm và sản phẩm của HS
  • 45. kết hợp bài tập tiếp cận PISA trong kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực - Sử dụng kết hợp bài tập tiếp cận PISA trong tổ chức dạy học theo dự án. Ví dụ 7: Trong các bước triển khai dạy học theo dự án, GV có thể lồng ghép một số bài tập/nhiệm vụ chúng tôi thiết kế khi tổ chức cho HS thực hiện khảo sát “Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư trên địa bàn huyện Yên Thành”, GV lồng ghép bài tập 3: Ung thư và cách phòng tránh. - Sử dụng kết hợp bài tập tiếp cận PISA trong tổ chức dạy học theo hợp đồng. Ví dụ 8: Sau khi cho HS tìm hiểu về: Hormone gây ra sự căng thẳng, bạo lực học đường, thuốc lá điện tử … GV sẽ tổ chức cho HS lựa chọn nội dung và ký kết hợp đồng bằng các nhiệm vụ học tập như: Điều tra tình hình HS sử dụng thuốc lá điện tử; điều tra vấn nạn bạo lực học đường tại trường THPT mà em đang theo học … 2.3.3 Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia Bài tập PISA là một xu hướng phù hợp trong việc đổi mới trong kiểm tra đánh giá năng lực HS. Vì vậy GV có thể sử dụng các bài tập mà chúng tôi thiết kế để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
  • 46. QUẢ THỰC NGHIỆM 1. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi thiết kế và sử dụng 10 bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào – Sinh học 10. Trường tham gia thực nghiệm: Trường THPT tại đơn vị công tác Số HS tham gia thực nghiệm: 170 HS trong năm học 2022-2023 Năm học Lớp thực nghiệm Số lượng HS 2022 - 2023 10A2, 10A3, 10A4, 10A8 170 HS Dựa trên những biểu hiện của dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho HS chúng tôi xây dựng phiếu điều tra khảo sát gồm 9 câu hỏi và bảng kiểm quan sát (HS các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV quan sát đánh giá). Thời gian tiến hành khảo sát ở 2 lần: trước TN và sau TN bằng cùng 1 phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát những biểu hiện tích cực tư duy trong học tập của HS (HS trả lời câu hỏi bằng cách tích vào 1 trong 4 mức của câu trả lời) Câu hỏi Câu trả lời Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1. Các nhiệm vụ học tập mà GV thiết kế có thường xuyên tạo cơ hội để các em vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn không? Không tạo cơ hội vận dụng kiến thức Ít khi Thường xuyên Rất thường xuyên, liên tục 2. Mức độ đa dạng trong nhiệm vụ học tập Không đa dạng Ít đa dạng Đa dạng Rất phong phú, đa dạng 3. Hứng thú trong các nhiệm vụ được giao Không hứng thú Bình thường Hứng thú Rất hứng thú
  • 47. động, sẵn sàng đón nhận thử thách, nhiệm vụ được giao Né tránh hoặc bỏ qua nhiệm vụ được giao. Thụ động trong các nhiệm vụ học tập Chỉ hăng hái, sẵn sàng tham gia vào những nhiệm vụ học tập mà mình yêu thích Rất hăng hái, sẵn sàng tham gia vào mọi nhiệm vụ học tập 5. Sự nỗ lực, quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập Không nỗ lực, quyết tâm Ít nỗ lực, quyết tâm Nỗ lực, quyết tâm Rất nỗ lực, quyết tâm 6. HS tự tin đưa ra ý kiến cá nhân Không tự tin Ít tự tin Tự tin Rất tự tin 7. Tốc độ giải quyết các nhiệm vụ được giao Chậm Bình thường Nhanh Rất nhanh 8. Mức độ tự học, trí tò mò khoa học và mong muốn khám phá kiến thức Không tự giác học tập Chỉ tự giác học tập khi bị bắt buộc (thầy cô, gia đình) Tự giác học tập Rất tự giác học tập, tò mò và mong muốn khám phá kiến thức 9. Sự xuất hiện tư duy sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Không xuất hiện Ít khi xuất hiện Thường xuyên xuất hiện Rất thường xuyên xuất hiện
  • 48. thực nghiệm Tổng hợp kết quả khảo sát với 170 HS, chúng tôi thống kê và xử lí trên Excel thu được kết quả thể hiện ở bảng và biểu đồ sau: Câu hỏi đánh giá tính tích cực tư duy Mức độ câu trả lời Kết quả thu được Trước TN Sau TN SL HS % SL HS % 1. Các nhiệm học tập mà GV thiết kế có thường xuyên tạo cơ hội để các em vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn không? 1 0 0% 0 0% 2 119 70% 10 6% 3 34 20% 67 39% 4 17 10% 93 55% 2. Mức độ đa dạng trong nhiệm vụ học tập 1 8 5% 0 0% 2 140 82% 13 8% 3 17 10% 87 51% 4 5 3% 70 41% 3. Hứng thú trong các nhiệm vụ được giao 1 39 23% 0 0% 2 116 68% 25 15% 3 12 7% 55 32% 4 6 4% 90 53% 4. Sự chủ động, sẵn sàng đón nhận thử thách, nhiệm vụ được giao 1 58 34% 11 6% 2 61 36% 20 12% 3 35 21% 83 49% 4 16 9% 56 33% 5. Sự nỗ lực, quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập 1 37 22% 8 5% 2 68 40% 36 21% 3 47 28% 94 55% 4 18 11% 32 19% 6. HS tự tin đưa ra ý kiến cá nhân 1 31 18% 12 7% 2 69 41% 22 13%
  • 49. 93 55% 4 21 12% 43 25% 7. Tốc độ giải quyết các nhiệm vụ được giao 1 39 23% 21 12% 2 55 32% 42 25% 3 46 27% 60 35% 4 30 18% 47 28% 8. Mức độ tự học, trí tò mò khoa học và mong muốn khám phá kiến thức 1 42 25% 12 7% 2 92 54% 31 18% 3 24 14% 91 54% 4 12 7% 36 21% 9. Sự xuất hiện tư duy sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 1 37 22% 18 11% 2 89 52% 48 28% 3 32 19% 65 38% 4 12 7% 39 23% Bảng 4: Kết quả khảo sát biểu hiện tích cực tư duy trong học tập của HS trước và sau TN
  • 50. họa số 1: Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị minh họa số 1, số 2 cho thấy: Mức độ 1, mức độ 2 của câu trả lời sau khi thực nghiệm được giảm xuống. Các mức độ hiệu quả hơn là mức 3, mức độ 4 tăng lên một cách rõ rệt. Qua đó, chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào. Chu kỳ tế bào và phân bào - Sinh học 10 đã phát huy hiệu quả việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 0% 0% 5% 0% 23% 0% 34% 6% 70% 6% 82% 8% 68% 15% 36% 12% 20% 39% 10% 51% 7% 32% 21% 49% 10% 55% 3% 41% 4% 53% 9% 33% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1.Tạo cơ hội để HS ... 2. Mức độ đa dạng nhiệm vụ ... 3. Sự hứng thú của nhiệm vụ … 4. Sự chủ động, sẵn sàng … Kết quả khảo sát biểu hiện của dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho HS trước và sau thực nghiệm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 22% 5% 18% 7% 23% 12% 25% 7% 22% 11% 40% 21% 41% 13% 32% 25% 54% 18% 52% 28% 28% 55% 29% 55% 27% 35% 14% 54% 19% 38% 11% 19% 12% 25% 18% 28% 7% 21% 7% 23% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 5. Sự nỗ lực, quyết tâm … 6. HS tự tin ... 7. Tốc độ giải quyết … 8. Mức độ tự học … 9. Sự xuất hiện tư duy sáng tạo … Kết quả khảo sát biểu hiện của dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho HS trước và sau thực nghiệm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Biểu đồ minh họa số 2:
  • 51. LUẬN 1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài theo tiêu chí bám sát mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: - Hệ thống hóa “Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập PISA”. Trong đó làm sáng tỏ về đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA, vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập PISA trong dạy học, đánh giá năng lực nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho HS. - Phân tích được thực trạng việc thiết kế và vận dụng câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy học cũng như trong kiểm tra - đánh giá năng lực HS. - Đề xuất được quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA cũng như cách sử dụng bài tập PISA trong dạy học. - Thiết kế được 6 bài tập PISA (với câu hỏi đi kèm) dùng trong dạy học cũng như trong kiểm tra - đánh giá, chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào - Sinh học 10 - THPT. - Thực nghiệm đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh trong dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào - Sinh học 10 – Cánh diều THPT. - Kết quả thực nghiệm đã cho thấy đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập qua đó phát triển tốt phẩm chất và năng lực cho HS. 2. Kiến nghị - Tiếp tục xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học các phần nội dung khác của môn Sinh học. - Cần tổ chức các buổi hội thảo, chương trình tập huấn cho GV về xây dựng câu hỏi - bài tập theo định hướng PISA. - Bản thân mỗi GV phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thường xuyên cập nhật các thông tin khoa học, tin tức báo chí, mối quan tâm của học sinh từ đó kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, qua đó hình thành tính tích cực tư duy và là nền tảng để phát triển nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, tư duy sáng tạo cho HS. Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào - Sinh học 10 nhằm phát triển phâm chất và năng lực cho học sinh”. Chắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp.
  • 52. KHẢO Tiếng Việt [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). [3]. Bộ Giáo dục và ĐT (2020), Mô đun 3 Kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Sinh học. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học, Văn phòng PISA Việt Nam - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, lưu hành nội bộ, Hà Nội. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên THPT &TCCN (2013), Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc phổ thông ở Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội. [6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực toán học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. [7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực khoa học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. [8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực đọc hiểu, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. [9]. Nguyễn Hải Châu, Lê Thị Mỹ Hà và cs (2011), PISA và các dạng câu hỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội. [10]. Trần Thị Gái (2017), Bài tập đánh giá NLKHTN theo tiếp cận PISA, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.