Cách nấu bún măng khô vịt

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn 1 món ăn rất ngon, thường dùng cho bữa sáng. Đó chính là bún măng khô vịt. Wow, nghe qua đã thấy hấp dẫn rồi đúng không nào ? Nếu như bạn nào yêu thích món ăn này thì không thể bỏ lỡ bài viết dưới đây đâu nhé! Vậy thì còn chần chờ gì mà không mau mau vào bếp với mình để học ngay cách nấu bún măng vịt măng khô thôi nào!

Cách nấu bún măng khô vịt

Nguyên liệu nấu bún măng vịt măng khô

  • Vịt: 1 con khoảng 1kg
  • Măng khô: 500 gram
  • Gừng: 3 củ to
  • Rượu trắng: 1 chén nhỏ
  • Hánh lá: vài nhánh
  • Rau thơm: 1 mớ nhỏ
  • Hành tím: 2 củ to
  • Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, dầu ăn…
  • Bún ăn kèm: 1kg

Vậy là mình đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu rồi, hãy cùng mình vào bếp ngay nhé!

Chi tiết cách nấu bún măng vịt măng khô

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Cách nấu bún măng khô vịt

Vịt chọn loại đã sơ chế sẵn, mua về rửa sạch và xát muối với rượu trắng để vịt bớt mùi hôi. Để ráo.

Măng khô đem ngâm khoảng 2 ngày cho nở ra, sau đó rửa sạch, xé sợi vừa ăn. Hoặc nếu không có thời gian bạn có thể cho vào nồi luộc đến khi nở ra thì bắc xuống rửa sạch bằng nước lạnh.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

Hành lá rửa sạch, cắt rễ và thái khúc.

Rau thơm nhặt bỏ rễ, lá úa rồi rửa sạch, thái nhỏ.

Hành tím bóc vỏ rửa sạch, thái lát mỏng.

Bước 2: Tiến hành làm món ăn

Cho vịt vào nồi, đổ nước ngập vịt rồi cho vài lát gừng xuống luộc cùng. Để lửa vừa và luộc khoảng 50 – 60 phút là được.

Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho vào 30ml dầu ăn, đợi dầu nóng già thì cho hành tím vào phi thơm.

Khi hành ngả sang màu vàng, có mùi thơm thì trút măng đã xé sợi xuống đảo đều, nêm vào chảo 1 thìa muối, 1 thìa mì chính, 1 thìa mắm. Xào đến khi chín thì tắt bếp.

Trong quá trình nấu, nếu bạn thấy măng quá khô và cạn thì có thể cho một ít nước xuống nhé.

Lúc này, vịt cũng đã chín, bạn hãy vớt vịt ra, để cho vịt nguội bớt thì chặt thành các miếng vừa ăn. Tiếp tục cho luôn măng đã xào vào phần nước luộc vịt ấy ninh đến khi măng mềm.

Bún chần qua nước sôi cho mềm thì vớt ra.

Bước 3: Trình bày thành phẩm

Cách nấu bún măng khô vịt

Sắp bún vào bát, thêm vài miếng thịt vịt, măng khô rồi chan nước dùng vào. Rắc lên bên trên một ít hành lá, rau thơm để ăn kèm.

Ăn nóng rất ngon.

Khi ăn, các bạn ăn kèm với nước chấm gồm: mắm, tỏi, đường, gừng, ớt.

Lời kết:

Vậy là chỉ với 3 bước đơn giản, mình đã vừa hướng dẫn các bạn làm món bún vịt măng khô rồi, có ai cảm thấy bị kích thích không nào? Đây sẽ là một món ăn cực kì thơm ngon, bổ dưỡng đấy. Các bà nội trợ ơi, hãy mau mau ghi chú lại công thức để có dịp trổ tài cho cả nhà cùng thưởng thức nhé! Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách nấu bún măng vịt măng khô của Em vào bếp chia sẻ trên đây!

Bún măng vịt là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình, kết hợp vị thanh ngọt của thịt vịt cùng măng, ăn kèm bún vào những dịp cuối tuần hoặc ăn sáng của cả gia đình. Măng tươi hay măng khô đều thích hợp nấu cùng vịt, tùy theo khẩu vị của gia đình. Bếp xin tham khảo và chia sẻ cách nấu bún măng vịt măng tươi và măng khô để mọi người cùng học tập.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • Nguyên liệu
  • Chọn và xử lý nguyên liệu
    • Sơ chế thịt vịt
    • Với măng tươi
    • Về măng khô
  • Cách nấu bún măng vịt
    • Luộc vịt
    • Nước dùng bún măng vịt
    • Pha nước chấm
    • Một bát bún măng vịt

Cách nấu bún măng khô vịt
Ảnh của Hoa Quỳnh Nguyễn

Nguyên liệu

  • 1/2 con vịt xiêm/ vịt cỏ.
  • 300g măng tươi hoặc măng khô.
  • 2 củ gừng.
  • 200ml rượu trắng.
  • 5 tép tỏi.
  • 5 củ hành khô.
  • 1 củ hành tây.
  • Bún tươi sợi nhỏ.
  • Tiết vịt nếu thích.
  • 10 cái nấm hương.
  • 1 hộp sữa tươi không đường.
  • Mùi tàu, rau húng quế, hành lá.
  • Chanh, ớt, nước mắm, hạt tiêu, đường phèn, đường cát, mì chính, muối.

Chọn và xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu nấu bún măng vịt là vịt và măng; ngoài việc chọn vịt xiêm/ vịt cỏ/ vịt trời ngon thì phần chọn măng rất quan trọng. Các bạn có thể sử dụng măng tươi hoặc măng khô.

Sơ chế thịt vịt

Vịt làm sạch lông, nhổ hết phần chân lông và lông tơ, cắt bỏ tuyến nhờn ở đuôi (phao câu) vì các phần này là nguyên nhân gây mùi hôi. 1 củ gừng giã nhỏ, trộn với muối, rượu trắng, giấm trắng rồi chà xát lên khắp mình vịt. Rửa 2-3 lần cho sạch. Sau đó, tiếp tục lấy sữa tươi xoa đều các mặt, rồi tiếp tục rửa lại cho sạch. Cách này giúp vịt khử hết mùi hôi, đồng thời thịt thơm ngon hơn.

Với măng tươi

Nên chọn măng có độ dài khoảng 30 cm trở lại. Cắt ngang làm hai, chia măng ra làm hai phần gốc và ngọn. Phần ngọn xắt dọc thành lát mỏng, phần gốc, tùy lớn nhỏ để chẻ làm hai hoặc làm bốn rồi cắt ngang thành miếng mỏng. Măng tươi tùy loại có vị đắng ít nhiều, có thể gây cảm giác ngứa miệng nếu không ngâm và luộc kỹ trước khi nấu. Pha nước vo gạo với 2 thìa cà phê muối, ngâm măng đã cắt lát mỏng trong 2 giờ, vớt ra xả nước cho sạch, rồi luộc khoảng 15 phút sau khi nước sôi, vớt ra một miếng nhấm thử không còn thấy đắng mà có vị ngọt nhẹ thì vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo.

Về măng khô

Ngâm, rửa sạch măng với nước vo gạo qua đêm, rồi luộc măng trong nồi ngập nước. Khi nước sôi rồi, tắt bếp, đậy nắp nồi, để ngâm măng trong nồi nước nóng khoảng 4 giờ. Sau khi ngâm măng, rửa xả lại, dùng tay xé thử măng, nếu thấy măng tách thành miếng dễ dàng nhưng phải hơi cứng để khi nấu với thịt là vừa. Măng khô nên xé miếng cỡ ngón tay sẽ ngon hơn là dùng dao cắt.

Cách nấu bún măng vịt

Luộc vịt

– Hành tây, hành khô, gừng nướng thơm rồi cạo phần vỏ đen. Nấm hương ngâm nước ấm cho nở.

– Cho 2 lít nước vào nồi lớn đun hơi âm ấm thì mới cho vịt đã làm sạch vào. Không đun sôi nước trước khi cho vịt vào dễ làm thịt vịt thâm đen và lâu chín. Sau đó, cho thêm hành khô, gừng, hành tây đã nướng thơm, nêm vào 1,5 thìa cơm muối, 3 cục đường phèn, 1 thìa cà phê mì chính vào để giúp thịt vịt ngon ngọt hơn.

– Khi vịt sôi hớt bọt và hạ nhỏ lửa, đậy vung để vịt chín dần đều. Thỉnh thoảng vớt bọt để nước dùng được trong. Sau khoảng 25-30 phút, chọc thử tăm vào nếu không thấy chảy nước đỏ nữa là vịt đã chín. Tắt bếp, đậy vung và ngâm vịt tầm 10 phút. Cách này giúp vịt giữ nước ngọt hơn và không bị thịt đỏ. Sau đó, vớt vịt ra để nguội, chặt miếng vừa ăn hoặc lọc xương thái miếng tùy theo khẩu vị từng gia đình.

Nước dùng bún măng vịt

– Làm nóng chảo, cho dầu ăn, hành vào phi thơm, cho măng cùng nấm hương vào xào trong 5 phút. Nêm mắm muối vừa ăn.

– Phần nước dùng vớt bỏ hành, gừng. Sau đó mới cho phần tiết và lòng vịt đã làm sạch vào luộc chín, vớt ra, thái miếng vừa ăn, để riêng. Sau đó, cho măng đã xào vào đun sôi, nêm nếm mắm muối, hạt nêm lại cho phù hợp khẩu vị gia đình.

Lưu ý: Phần tiết vịt để mềm ngon, pha nước lọc và mắm theo tỷ lệ 5:2. Tiết vịt cắt cho vào vào bát hỗn hợp nước mắm, khuấy đều và để đông. Sau đó cho tiết đông vào luộc ở bước trê, tiết sẽ mềm ngon hơn.

Pha nước chấm

3 thìa cơm đường, 3 thìa cơm nước mắm, vắt nước cốt nửa quả chanh, thêm vào 1/2 củ gừng giã nát, 5 tép tỏi băm, 2 quả ớt băm nhỏ rồi khuấy tan cho tới khi tạo độ sánh.

Một bát bún măng vịt

– Bún chần nóng cho hết chua.

– Cho bún vào bát, xếp thịt vịt, măng, nấm hương, tiết luộc, thêm hành củ chần, hành lá, mùi tàu, húng quế lên trên và chan nước dùng. Ăn kèm mắm gừng, chanh tươi, ớt