Cách tính Fixed cost

Chi phí biên là tính toán kinh tế và sản xuất cho biết chi phí sản xuất sản phẩm tăng thêm. Bạn phải biết một số biến sản xuất, chẳng hạn như chi phí cố định và chi phí biến đổi, để tìm nó. Bạn có thể học cách tìm chi phí biên bằng công thức.

  1. 1

    Tìm hoặc tạo bảng thể hiện chi phí sản xuất và sản lượng. Đảm bảo rằng bảng của bạn bao gồm những nội dung sau:

    • Sản lượng. Bạn cần dành cột đầu tiên cho tổng lượng sản phẩm được sản xuất. Sản lượng có thể tăng từng đơn vị một, chẳng hạn như 1, 2, 3, 4,… hoặc tăng theo khoảng cách lớn hơn, chẳng hạn như 1.000, 2.000, 3.000,…
    • Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong quá trình sản xuất, một số chi phí nhất định, chẳng hạn như chi phí thuê nhà xưởng, là cố định. Những chi phí khác, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, thay đổi theo sản lượng. Tạo cột kế bên cột sản lượng cho mỗi loại chi phí kể trên và điền đầy đủ thông tin.

  2. 2

    Lấy bút, giấy và máy tính. Bạn cũng có thể chọn làm việc trên bảng tính. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, viết công thức sẽ giúp bạn hiểu cách tính chi phí biên hơn.

  1. 1

    Đặt một cột khác với tiêu đề "Tổng Chi phí" bên phải cột "Chi phí Cố định" và "Chi phí Biến đổi".

  2. 2

    Cộng chi phí cố định và chi phí biến đổi cho mỗi giá trị sản lượng.

  3. 3

    Nhập tổng chi phí vào cột cho đến khi toàn bộ chi phí của mỗi đơn vị tăng thêm đều được tính.

    • Nếu dùng chương trình bảng tính, bạn có thể nhập công thức cộng chi phí cố định và chi phí biến đổi để tính tổng chi phí ở cột này.

  1. 1

    Viết công thức "Chi phí Biên=Thay đổi Tổng Chi phí/Thay đổi Tổng Sản lượng".

  2. 2

    Tạo một cột bên phải cột tổng chi phí với tiêu đề "Chi phí Biên". Dòng đầu tiên của cột sẽ để trống bởi bạn không thể tìm được chi phí biên khi không có sản xuất.

  3. 3

    Tìm thay đổi tổng chi phí bằng cách trừ tổng chi phí ở dòng 3 cho tổng chi phí ở dòng 2. 40 đồng trừ 30 đồng.

  4. 4

    Tìm thay đổi tổng sản lượng bằng cách lấy tổng sản lượng ở dòng 3 trừ đi tổng sản lượng ở dòng 2. Ví dụ: 2 trừ 1.

  5. 5

    Điền số vào công thức. Ví dụ: Chi phí Biên=10 đồng/1. Trong trường hợp này, chi phí biên là 10 đồng.

  6. 6

    Viết chi phí biên thu được vào cột, ở dòng thứ hai. Tiếp tục trừ đi thông số ở dòng trên để tìm chi phí biên cho những đơn vị sản phẩm còn lại.

  • Máy tính
  • Bảng chi phí sản xuất
  • Bút chì/bút bi
  • Giấy
  • Công thức chi phí biên
  • Chương trình bảng tính (không bất buộc)

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 7.068 lần.

Chuyên mục: Kinh doanh

Trang này đã được đọc 7.068 lần.

Nhiều người vẫn đặt câu hỏi Fixed cost là gì? Thực chất đây là danh từ tiếng anh nói về Chi phí Cố định. Đây là một loại chi phí quan trọng trong cấu trúc vốn doanh nghiệp mà bộ phận tài chính và chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Để xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược vốn – Tài chính tối ưu cho doanh nghiệp, việc xác định chi phí cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cụ thể Chi phí cố định hay Fixed cost là gì? loại chi phí này được phân loại như thế nào?… Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cách tính Fixed cost

Khái niệm Fixed cost là thuật ngữ Tiếng Anh của chi phí cố định, định phí hay chi phí bất biến. Chúng ta có thể hiểu, Chi phí cố định chính là một loại chi phí cố định, bắt buộc phải có trong doanh nghiệp. Trong các trường hợp doanh nghiệp có sự biến động, thay đổi về mức độ thì các loại chi phí cố định cũng không thể bị thay đổi. Tuy nhiên, mức chi phí có thể tăng giảm theo nhu cầu và từng thời điểm kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời điểm đó.

Ta có thể lấy ví dụ về  một loại chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Dù doanh nghiệp có thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh, vị trí đặt trụ sở,…hay đơn hàng tăng lên hay giảm đi thì chỉ cần doanh nghiệp vẫn còn hoạt động thì khoản chi phí thuê mặt bằng vẫn cần được thanh toán hàng tháng, quý. Tuy nhiên, chi phí này có thể tăng lên hoặc giảm đi theo nhu cầu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại để đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như tối ưu chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Fixed cost còn bao gồm các khoản chi phí khác như: chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, sửa chữa bảo hành máy móc, thiết bị – văn phòng phẩm, chi phí lương cho nhân viên, thuê mặt bằng, … tùy theo các loại hình doanh nghiệp, các khoản chi phí cố định cũng có sự khác biệt nhất định.

Ví dụ như tiền thuê nhà của một người có thể sẽ không phụ thuộc vào doanh thu hay một nhà sản xuất đồ may mặc sẽ phải trả một khoản tiền cố định để thuê mặt bằng chứ không phụ thuộc vào số lượng quần áo đã may được.

Đối với doanh nghiệp, nếu muốn xây dựng chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp bài bản, việc lập kế hoạch chi phí cố định đóng vai trò rất quan trọng. Các loại chi phí này quyết định đến vấn đề về lợi nhuận mà các doanh nghiệp sẽ thu được trong quá trình kinh doanh, sản xuất cũng như tương lai của doanh nghiệp.

Cách tính Fixed cost

Điểm đặc trưng nhất của các loại chi phí cố định fixed cost đó là chi phí hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các tác động, mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này chỉ tăng lên hoặc giảm đi theo thời gian và nhu cầu của doanh nghiệp nhưng nó luôn tồn tại cố định và phải chi trả hàng tháng.

Các chi phí cố đinh khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lí, chi phí quảng cáo hay khuyến mãi, chi phí bảo hiểm, v.v… đều là những chi phí cố định.

Đánh giá theo nhu cầu và các khía cạnh phát triển của các mô hình doanh nghiệp, Fixed Cost được phân ra thành 3 loại cơ bản:

– Chi phí cố định bắt buộc – Các khoản chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, văn phòng phẩm,…. phục vụ nhu cầu và cấu trúc của bộ máy doanh nghiệp. Chi phí cố định bắt buộc là khoản chi phí hoàn toàn không thể cắt bỏ.

– Chi phí cố định không bắt buộc – Tùy theo nhu cầu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, khoản chi phí cố định này có thể tự do phát sinh hoặc loại bỏ khi không có nhu cầu. Mục đích của khoản chi phí này là để nhằm hỗ trợ doanh nghiệp được hiệu quả cho các kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp.

– Chi phí cố định cấp bậc – Đây là một khoản chi phí được áp dụng trong một số trường hợp đặt biệt. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, đây là khoản chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động chỉ trong một phạm vi hoạt động thích hợp nào đó. Khi các mức hoạt động vượt quá phạm vi này thì ta có chi phí cố định theo cấp bậc (step-fixed costs).

Các loại chi phí cố định thường không có mối liên hệ nào rõ ràng với các mức độ hoạt động của khả năng hay hoạt động đầu ra như các loại chi phí cho quảng cáo, chi phí nghiên cứu và chi phí phát triển.

Cách tính Fixed cost

Chúng ta có thể tiếp tục lấy ví dụ về chi phí thuê mặt bằng cho doanh nghiệp của một công ty may mặc. Khi doanh nghiệp mới thành lập, đơn hàng chưa có nhiều cùng với nhiều khía cạnh quản lý, doanh nghiệp quyết định thuê mặt bằng công phí diện tích 0,5ha với chi phí 16 triệu/tháng. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, đơn vị đã có nhiều đơn hàng hơn  rất nhiều lần, số lượng nhân công tăng lên buộc doanh nghiệp phải thuê mặt bằng với diện tích 1ha để xây dựng nhà xưởng với chi phí 30 triệu/tháng.

Như vậy, trong mọi trường hợp, công ty này đều phải thanh toán khoản chi phí cố định cho mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự biến động về chiến lược phát triển và điều kiện của doanh nghiệp, chi phí đã bị tăng lên từ 16 triệu lên 30 triệu/tháng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.

Với những kiến thức hữu ích rất cụ thể và chi tiết về Fixed cost là gì, các phân loại Fixed cost. Các bạn có thể hiểu cơ bản về tầm quan trọng của chi phí cố định để xây dựng chiến lược tài chính – doanh nghiệp hiệu quả nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các khoản chi phí doanh nghiệp, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/