Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo nghiên cứu công bố bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thoát vị đĩa đệm là một trong số những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống.

Bệnh lý này thường gặp nhất tại vị trí cột sống thắt lưng L4-L5, L5-S1 và cột sống cổ C4-C5, C5-C6 với triệu chứng điển hình là tình trạng đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo cảm giác tê bì, nhức mỏi vùng thoát vị, chân, tay.

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến như:

  • Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, bài tập trị liệu, yoga làm giảm triệu chứng bệnh
  • Điều trị bảo tồn bằng thuốc uống (Đông y, Tây y)
  • Trị liệu bằng sóng cao tần, tác động cột sống, laser
  • Phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số thông tin tham khảo về các cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến:

Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Từ xưa đến nay, có một số kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bởi độ an toàn, lành tính và dễ thực hiện tại nhà.

  • Mẹo hỗ trợ chữa bệnh bằng lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, người bệnh có thể sao nóng lá lốt cùng muối hạt để chườm lên vùng hoát vị. Hoặc sử dụng lá lốt xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi cho thêm khoảng 300ml sữa tươi, đun sôi để nguội, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu: Hòa 1 chút muối vào cốc nước lọc nhỏ rồi đem đun sôi, để nguội. Đem ngải cứu đã rửa sạch cùng nước muối vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước. Thêm mật ong vào dung dịch thu được, khuấy đều, chia thành 2 lần, uống trong ngày.

Bên cạnh các mẹo dân gian từ cây lá, các vị thuốc nam thì người bệnh có thể tham khảo, luyện tập thêm các bài tập thể dục, yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bài tập xoay cổ, căng giãn cổ sang 2 bên, bài tập ngồi vặn mình hay đứng cúi gập người,...
  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Bài tập ôm tay bó gối, tư thế rắn hổ mang, tư thế bắc cầu,...
  • Bài tập với xà đơn: Để 2 tay rộng bằng vai, nắm chặt vào xà, kéo người lên theo phương thẳng đứng để kéo giãn cột sống cổ, lưng và thư giãn cột sống.

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh cần lưu ý, các biện pháp kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau. Để tránh gặp phải chấn thương không đáng có, trước khi áp dụng bài thuốc dân gian hay bài tập nào bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với ưu điểm giảm đau nhanh, hiệu quả tức thời cũng là phương pháp hiện được nhiều người lựa chọn.

Dưới đây là 3 nhóm thuốc Tây thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị căn bệnh này:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, Neurontin,… dùng để giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Các loại thuốc kháng viêm không Steroid được dùng phổ biến hiện nay là: Meloxicam, Diclofenac… dùng để tiêm, bôi hoặc uống tại chỗ.
  • Vitamin cho thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng một số loại vitamin bổ thần kinh nhóm B như: B1, B6, B12…

Mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc và các biện pháp phục hồi, kéo giãn cột sống sau 6 tháng không đạt hiệu quả hoặc bị thoát vị đĩa đệm nặng đe dọa khả năng vận động.

Những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay gồm mổ hở, mổ vi phẫu qua ống nong hoặc mổ nội soi.

Theo thông tin chia sẻ từ Bệnh viện 108, sau phẫu thuật, những người làm việc văn phòng có thể hoạt động trở lại sau 2-3 tuần, còn những người lao động chân tay thì cần 4-6 tuần. Mặc dù, mổ đĩa đệm có thể làm giảm chèn ép lên dây thần kinh, nhưng có khoảng 10 - 25% người bệnh không thể phục hồi hoàn toàn, 50% người bệnh vẫn còn cảm giác đau nhức, tê bì do các tổn thương không thể phục hồi đã xảy ra trước khi phẫu thuật.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Với nguyên tắc chính là đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, cân bằng âm dương trong cơ thể, các bài thuốc Đông y có ưu điểm hỗ trợ đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, thuốc Đông y có nguồn gốc từ dược liệu nên an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Tuy nhiên, người bệnh nên tỉnh táo lựa chọn đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám, chữa bệnh bằng Đông y, sử dụng dược liệu sạch kê đơn, bốc thuốc để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Đẩy lùi thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp hỗ trợ điều trị "3 trong 1" của Đỗ Minh Đường Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Nam gia truyền đã có lịch sử 150 năm, nổi tiếng với phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm "3 trong 1" bằng y học cổ truyền gồm:

● Kết hợp 4 bài thuốc uống gia truyền trong một liệu trình: Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, tăng khả năng lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

● Vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt, điện châm, chiếu đền hồng ngoại): Giúp giải tỏa điểm chèn ép, hỗ trợ kéo giãn cột sống, phục hồi khả năng vận động.

● Chế độ luyện tập, ăn uống khoa học, được tư vấn bởi đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Sự kết hợp 3 TRONG 1 kể trên tác động vào căn nguyên gây bệnh đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương tại đĩa đệm, bồi bổ tạng phủ, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt, với những người bệnh bận rộn như nhân viên văn phòng, công nhân viên chức… nhà thuốc còn hỗ trợ sắc thuốc sẵn và cô đặc thành dạng cao. Người bệnh chỉ cần lấy thuốc theo liều lượng được kê đơn, pha với nước ấm là có thể sử dụng mà không cần đun sắc.

Nhờ truyền thống làm nghề y trong suốt 150 năm qua, Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đã vinh dự nhận giải thưởng "Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020" và "Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo" năm 2017.

Thông tin liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

● Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 096 9720 212

● Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh/ Hotline: 0936 427 358

● Website: https://dominhduong.org/xuong-khop/thoat-vi-dia-dem


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhẹ thì gây đau đớn, khó chịu, nặng thì có thể gây tàn phế, bại liệt tứ chi.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thể hiện tình trạng nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi và gây ra sự chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh sống, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau của cột sống như: cột sống cổ, thắt lưng, lưng, cùng cụt... nhưng thắt lưng là dễ gặp phải nhất.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tuy nhiên, ở lứa tuổi lao động là dễ mắc phải nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 65% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nằm trong độ tuổi từ 20 – 50. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến cuộc sống, năng suất và hiệu quả lao động.

Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như:

  • Do người bệnh phải lao động nặng nhọc trong thời gian dài;
  • Do nâng, nhấc một vật nặng quá đột ngột sai tư thế và gây tác động mạnh đến vòng xơ bao quanh đĩa đệm;
  • Do tuổi tác, đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức;
  • Do người bệnh bị chấn thương, tai nạn....

Ngay khi có dấu hiệu và nghi ngờ bản thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tiến hành các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) với độ phân giải cao, cho hình ảnh sắc nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và các vùng khác, đồng thời qua những hình ảnh mà MRI cung cấp cũng có thể giúp đánh giá tủy sống và các dây chằng chính xác hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp MRI khi:

  • Bệnh nhân có biểu hiện đau thắt lưng kèm theo đau rễ L4, L5 hoặc S1;
  • Bệnh nhân chỉ đau rễ L4, L5 hoặc S1 mà không bị đau thắt lưng;
  • Bệnh nhân bị teo cơ vùng cẳng chân, có hoặc không đau thắt lưng;
  • Bị teo cơ cẳng chân kèm rối loạn cơ vòng;
  • Ngoài ra, trong các trường hợp khác, bệnh nhân nếu khám lâm sàng đau theo rễ không điển hình thì cũng có thể làm MRI để tầm soát thêm các bệnh lý khác như: năng quan rễ S2 hoặc S3, trượt đốt sống thắt lưng, khối u chùm đuôi ngựa, u dây sống cùng cụt hoặc lao cột sống....

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ thực hiện theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đa số các trường hợp người bệnh sẽ được điều trị nội khoa từ 3 đến 4 tuần lễ, nếu trong khoảng thời gian này mà phương pháp điều trị nội khoa có thể đáp ứng trên 50% cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị nội khoa lâu dài hơn.Trường hợp khi vòng xơ của người bệnh đã vỡ, nhân đệm đi qua khe hở của dây chằng dọc sau vào trong ống sống hoặc lỗ thần kinh và chèn ép nặng rễ và chùm đuôi ngựa (thể hiện rõ trên MRI) thì người bệnh nên đặt vấn đề can thiệp ngoại khoa sớm.

3.2 Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng?

Bác sĩ sẽ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi:

  • Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm đau rễ điển hình (đau một hoặc hai chân);
  • Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng kèm theo triệu chứng teo cơ cẳng chân và tê ở bàn chân hoặc ngón chân;
  • Nhân đệm đã nằm trong ống sống của người bệnh;
  • Bệnh nhân bị hẹp quá nặng lỗ thần kinh kèm đau rễ điển hình.

3.3 Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Một điều đặc biệt lưu ý khi mổ thoát thoát vị đĩa đệm thắt lưng là nên cân nhắc lựa chọn phương pháp nào có thể giúp đem lại hiệu quả cao và lâu dài. Cho đến hiện tại, có 2 phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, đó là:

  • Ứng dụng vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm:

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Ca phẫu thuật thoát vị đệm thành công tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với đặc điểm là sử dụng kính vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm giúp giải phóng rễ thần kinh. Nhờ có kính vi phẫu thuật, các phẫu thuật viên sẽ quan sát rất rõ tủy sống, rễ thần kinh và các tĩnh mạch quanh màng cứng, nhân đệm, đồng thời có thể giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tai biến có thể xảy ra trong khi tiến hành phẫu thuật.

Ưu điểm của phương pháp vi phẫu thuật để lấy nhân đệm là thời gian mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng ngắn, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể ngồi dậy, đi lại sau mổ 24 và chỉ mất 3-4 ngày nằm viện.

  • Lấy nhân đệm qua nội soi:

Từ thập niên 90, phương pháp nội soi đã áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực ngoại thần kinh, trong đó có ứng dụng nội soi để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Mặc dù kết quả điều trị của phương pháp lấy nhân đệm qua nội soi và ứng dụng vi phẫu để loại bỏ nhân đệm hoàn toàn giống nhau, nhưng nội soi để lấy nhân đệm vẫn còn nhiều hạn chế so với phương pháp lấy nhân đệm vi phẫu. Một số trường hợp đây không thể sử dụng được nội soi gồm:

  • Bệnh nhân đã mổ thoát vị đĩa đệm lưng trước đây;
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhiều tầng và thoát vị trung tâm;
  • Bị hẹp ống sống kèm theo hoặc hẹp lỗ liên hợp, hẹp ngách bên, hẹp khoang đĩa đệm và hẹp lỗ liên hợp;
  • Bị thoát vị đĩa đệm tái phát và xơ hóa;
  • Bệnh nhân bị mất vững cột sống.

Tóm lại, bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng rất phổ biến. Một khi đã mắc phải căn bệnh này nếu không có phương án điều trị sớm sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, nhờ vào phương pháp chẩn đoán chụp cộng hưởng từ MRI, các phẫu thuật viên sẽ chọn lựa và chỉ định phương án điều trị phù hợp, giúp mang lại hiệu quả cao. Đó đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, điều trị càng sớm thì hiệu quả càng tăng lên.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec là một trong số ít các Trung tâm đạt chuẩn FIFA trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center (Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học), Motion Analysis Lab (Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động) đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Về chuyên môn, Vinmec đã làm chủ kỹ thuật và tạo ra sự đột phá trong điều trị, với các kĩ thuật tiên tiến cá thể hóa trong điều trị như ánh xạ giải phẫu, phẫu thuật chính xác sử dụng Robot trong mổ, phục hồi chức năng và dinh dưỡng chuyên sâu ... đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới. Chính vì vậy ngày 23/03/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức kí hợp tác cùng Vinmec nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dành cho các cầu thủ trong đội tuyển. Bên cạnh việc điều trị chấn thương phục vụ thi đấu, hợp tác giữa VFF và Vinmec còn bao gồm hoạt động nghiên cứu và đào tạo y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: