Cách trình bày bảng cân đối kế toán năm 2024

Bảng cân đối kế toán là loại thông tin, tài liệu quan trọng đối với kế toán và doanh nghiệp. Nó có một vai trò nhất định trong việc giúp các doanh nghiệp thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài sản của công ty, từ đó có hướng đánh giá và đề ra các kế hoạch phù hợp. Vậy cách lập bảng cân đối kế toán như thế nào cho chuẩn nhất? Cùng Tam Khoa tham khảo ngay các nội dung trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Theo mục 1.1 khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Nội dung của bảng cân đối kế toán (BCĐKT) thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cách trình bày bảng cân đối kế toán năm 2024
Bảng cân đối kế toán là gì

Kết cấu của bảng cân đối kế toán

Xuất phát từ tính hai mặt của tài sản trong doanh nghiệp là: Tài sản bao gồm những gì và tài sản do đâu mà có. Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn.

Trên Bảng cân đối kế toán, phần TÀI SẢN phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hóa tài sản thành tiền.

Phần NGUỒN VỐN phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.

Phần tài sản: Phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.

Tài sản được phân chia thành 2 loại:

Tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn

Phần nguồn vốn: Phản ảnh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chi tiêu này thể hiện pháp lý của doanh nghiệp đối tài sản đang quản lý và sử dụng.

Nó được phân chia thành 2 loại:

Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Bảng cân đối kế toán được trình bày theo kết cấu ngang hoặc kết cấu dọc. Kết cấu ngang được gọi là kết cấu theo tài khoản: Bên trái là Tài sản; bên Phải là Nguồn vốn. Kết cấu dọc gọi là kết cấu theo báo cáo: Bên trên là Tài sản; bên dưới là Nguồn vốn.

Cách trình bày bảng cân đối kế toán năm 2024
BCĐKT theo chiều dọc
Cách trình bày bảng cân đối kế toán năm 2024
BCĐKT theo chiều ngang

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý.

Về mặt kinh tế: số liệu phần TÀI SẢN cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần NGUỒN VỐN phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý: số liệu phần TÀI SẢN thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần NGUỒN VỐN thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu.

Như vậy, tài liệu từ Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Căn cứ lập bảng cân đối kế toán

  • Số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
  • Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
  • Số liệu cuối năm trên Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán, cho nên nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán phải xuất phát từ các sổ kế toán.

Tuy nhiên số liệu trong số kế toán khi theo dõi đối tượng lại bao gồm cả giá trị hiện có (số dư) và tình hình biến động (số phát sinh) cho nên sử dụng số liệu nào để tổng hợp cần phải căn cứ vào yêu cầu của các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo.

Đối với Bảng cân đối kế toán, là báo cáo phản ánh về tài sản của một đơn vị tại một thời điểm nhất định thì số liệu trong sổ cũng cần có đặc điểm tương tự, do vậy cần căn cứ vào số dư của các sổ kế toán để lập các chỉ tiêu trong báo cáo. Nguồn số liệu để lập nên các chỉ tiêu thuộc phần này đó là số dư của các sổ (tài khoản từ loại 1 đến loại 4), trong đó

  • Số dư của các tài khoản phản ánh Tài sản (loại 1, 2) là nguồn số liệu để lập các chỉ tiêu Phần I: Tài sản
  • Số dư của các tài khoản phản ánh Nguồn vốn (loại 3,4) là nguồn số liệu lập các chỉ tiêu Phần II: Nguồn vốn

Cách lập Bảng cân đối kế toán

Khi sử dụng số dư của các tài khoản kế toán để lập các chỉ tiêu cần căn cứ vào bản chất của đối tượng nêu trong chỉ tiêu để có phương pháp tổng hợp số liệu cho thích hợp.

Thông thường các tài khoản loại 1, 2 có số dư bên Nợ có thể lấy trực tiếp để lập cho Phần I, các tài khoản loại 3, 4 có số dư bên Có có thể lấy trực tiếp để lập cho Phần II.

Chú ý: Cần chú ý đến các tài khoản có điểm khác biệt, ví dụ như:

  • Tài khoản Phải thu đối với khách hàng cuối kỳ có thể có số dư cả bên Nợ và Có (tài khoản lưỡng tính),
  • Tài khoản Hao mòn tài sản cố định thuộc tài khoản tài sản nhưng có kết cấu là một tài khoản nguồn vốn… Tất cả những trường hợp này kế toán cần phải cẩn trọng hơn trong xử lý tổng hợp số liệu.
    Cách trình bày bảng cân đối kế toán năm 2024
    Cách lập Bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” Chuẩn mực kế toán số 21 khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
  1. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn; Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
  1. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn; Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.

  1. Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

  • Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.
Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Cách trình bày bảng cân đối kế toán năm 2024
Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

Nếu xét về công dụng thì Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có vai trò hoàn toàn khác nhau trong công tác kế toán, tuy nhiên hai yếu tố này không hoàn toàn độc lập với nhau khi kế toán thực hiện nội dung công việc của mình.

Trước hết cả Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán ĐỀU được sử dụng để phản ánh về đối tượng kế toán, tuy nhiên đối với Bảng cân đối kế toán đối tượng kế toán chỉ bao gồm tài sản của đơn vị và giá trị phản ánh là tại một thời điểm.

Trong khi đó với tài khoản kế toán cũng là phản ánh đối tượng kế toán nhưng tài khoản gồm những loại phản ánh về tài sản và cả sự vận động của tài sản (tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí…) nội dung tài khoản phản ánh về từng đối tượng cũng bám sát theo từng nghiệp vụ kinh tế, do vậy số liệu trong tài khoản vừa mang đặc tính thời điểm (thể hiện ở số dư của tài khoản) nhưng cũng đồng thời mang cả đặc tính thời kỳ (thể hiện ở số phát sinh).

Điểm KHÁC BIỆT nữa giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán đó là mức độ thông tin khi phản ánh đối tượng. Trong Bảng cân đối kế toán các chỉ tiêu phản ánh về đối tượng là ở góc độ khái quát còn với hệ thống tài khoản thì khả năng phản ánh sẽ cụ thể, chi tiết hơn thể hiện là tài khoản kế toán không chỉ có tài khoản tổng hợp mà còn có những tài khoản chi tiết đi kèm nếu có nhu cầu chi tiết hóa thông tin.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về cách lập bảng cân đối kế toán đơn giản, chính xác mà Tam Khoa đã tổng hợp và mang đến cho bạn. Hi vọng bài viết này đã có thể giúp ích được nhiều cho bạn.

Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.

Bảng cân đối kế toán lấy từ đâu?

Nguồn số liệu để căn cứ lập bảng cân đối kế toán cần xuất phát từ các sổ kế toán. Nguồn số liệu gồm: số liệu trên sổ kế toán tổng hợp; số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết; số liệu cuối năm ở Bảng cân đối kế toán năm trước (sử dụng để trình bày cột đầu năm).nullHướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết 2022 - Học viện TACAtaca.edu.vn › cach-lap-bang-can-doi-ke-toannull

Khấu hao lũy kế Tscđ được trình bày vào bảng cân đối kế toán như thế nào?

Tài khoản khấu hao lũy kế là một tài khoản chống lại tài sản cho biết tổng số tiền khấu hao được ghi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. Nó được báo cáo trên bảng cân đối kế toán dưới dạng số âm, làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản cố định.nullKhấu hao trong bảng cân đối kế toán là gì? - Viindooviindoo.com › blog › khau-hao-trong-bang-can-doi-ke-toan-1192null

252 là tài khoản gì?

- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Mã số 252). Chỉ tiêu này phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của tài khoản 222 (đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết). - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 253).nullHướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200 ...thuvienphapluat.vn › phap-luat-doanh-nghiep › bai-viet › huong-dan-lap-...null

Tài khoản 135 là gì?

Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 135) trong báo cáo tài chính. Chỉ tiêu này phản ánh các tài sản thiếu hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 1381.nullHướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ...thuvienphapluat.vn › phap-luat-doanh-nghiep › bai-viet › huong-dan-lap-t...null