Cách viết nhật ký như thế nào

Bạn đang thắc mắc làm thế nào để bắt đầu viết nhật ký đầu tiên của mình? Câu trả lời ở đây sẽ là “cầm bút lên và viết”. Nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần chuẩn bị một vài thứ. Xem thử danh sách những điều cần cân nhắc bên dưới, để bạn thuận lợi bắt đầu viết trang nhật ký đầu tiên của mình nhé. (Bật mí là ngay bên dưới mình đã soạn sẵn chủ đề đủ để bạn viết suốt 30++ ngày mà không chán!!)

Mình vẫn viết hàng ngày, nhưng không phải trong một cuốn sổ. Mình thích viết ra một tờ giấy. Viết tất cả những gì mình nghĩ. Không đọc lại cũng không quan trọng đúng hay sai. Sau đó vò nát và vứt đi.

Đây là cách để mình lấy lại cân bằng, trước những áp lực của cuộc sống.

Nhưng bạn cũng có thể chọn mua một cuốn sổ thật đẹp, viết những suy nghĩ hàng ngày của mình – như một cuốn sách nhỏ về cuộc đời. Cuốn nhật ký cá nhân này sẽ là một người bạn, luôn bên bạn và lắng nghe những suy nghĩ thầm kín nhất của bạn. Cuốn sổ nhật ký cũng là một tấm gương, để bạn soi lại chính mình mỗi ngày. Bên cạnh đó, viết nhật ký cũng giúp bạn tăng thêm tự tin, một cuốn nhật ký học tập hay nhật ký công việc giúp bạn biết được mình tiến bộ như thế nào qua từng dòng ghi chú.

Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn có một cây bút mà bạn yêu thích. Nhiều người thích bắt đầu một thói quen mới bằng cách mua một cây bút mới, một bộ sticker hay một cuốn sổ nhật ký lấp lánh xinh xắn (Xem thêm các mẫu sổ nhật ký đáng yêu tại đây nhé!!!).

Mua sắm có thể tăng thêm hứng thú cho bạn, nhưng cũng không quá cần thiết, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với những gì bạn có. Quan trọng là, bạn phải bắt đầu.

Bạn có cả đời để làm những gì bạn muốn, nhưng hãy bắt đầu ngay hôm nay”

1. Tự hỏi bản thân “tại sao mình muốn viết nhật ký”

Điều đầu tiên bạn cần làm là phải tìm ra câu trả lời “tại sao bạn lại muốn viết nhật ký”. Cuốn nhật ký này là để theo dõi những điều đã xảy ra, hay là để lên kế hoạch trước những gì bạn cần làm ngày mai? Bạn sẽ đề cập đến một chủ đề cụ thể trong nhật ký của mình, hay nó sẽ bao quát tất cả?

Hoặc giả, giống như mình, bạn chỉ cần một chỗ để “xả” hết mớ hỗn độn trong đầu – những cảm xúc rối rắm mà bạn biết rằng mình không nên để lộ. Hay, bạn cần nhật ký như một người bạn, để tâm tình, để ghi xuống những suy nghĩ thầm kính của mình.

Viết cũng là một liệu pháp (Writing Therapy) giúp bạn có được cân bằng trong cuộc sống, phát triển bản thân chỉ với 1 cây bút và tờ giấy.

Viết nhật ký hoặc ghi chép cá nhân thường là hình thức tự do, trong đó người viết ghi lại bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu mình. Viết để trị liệu mang tính định hướng và thường dựa trên sự thôi thúc nhắc nhở hoặc các bài tập.

Viết nhật ký hoặc ghi chép cá nhân thường tập trung vào ghi lại các sự kiện khi chúng xảy ra. Trong khi đó, viết trị liệu tập trung vào suy nghĩ, tương tác và phân tích các sự kiện, suy nghĩ và cảm xúc mà người viết viết ra.

Có lẽ bạn cảm thấy cần phải thả lỏng bản thân và phát huy khả năng sáng tạo của mình? Có thể bạn đơn giản chỉ muốn dành thời gian cho cho hoạt động viết thường xuyên hơn?

Một cuốn nhật ký không nhất thiết phải là một cuốn sổ ghi chi chít nhưng chữ viết trong đó, nhật ký cũng có thể chứa hình ảnh, bản vẽ hoặc bản phác thảo.

2. Chọn một chủ đề yêu thích để viết nhật ký

Câu hỏi thứ hai để bắt đầu một cuốn nhật ký là chọn một chủ đề. Tất nhiên, có muôn vàn chủ đề bạn có thể lựa chọn cho cuốn nhật ký của mình. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Nhật ký thông thường – ghi những điều xảy ra và cảm nhận của bạn về các sự kiện trong ngày.
  • Cuốn nhật ký để theo dõi sự phát triển của con bạn. Em bé đã biết lật vào ngày nào, từ đầu tiên mà bé nói là gì? Cuốn nhật ký này có thể chứa hình ảnh và dấu tay của bé, là món quà dễ thương bạn tặng con lúc sau này.
  • Cuốn nhật ký nơi bạn thường xuyên liệt kê những điều mà bạn biết ơn, để giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Hãy liệt kê 3 điều bạn biết ơn trong ngày, có thể là việc tình cờ nghe được 1 câu chuyện truyền cảm hứng ban trưa. Biết ơn bông hoa nhỏ ngoài cửa sổ, đã giúp bạn bớt căn thẳng,…
  • Nhật ký tập luyện theo dõi quá trình tập luyện và kết quả của bạn.
  • Nhật ký thi đấu, nơi bạn lưu giữ các phân tích thi đấu của mình cho bất kỳ thi đấu nào bạn có thể tham gia.
  • Một cuốn nhật ký thực phẩm, để giúp bạn theo dõi chế độ ăn uống của mình.
  • Nhật ký bữa tối, để giúp lập kế hoạch bữa tối cho gia đình bạn.
  • Nhật ký dành cho khách, nơi bạn ghi lại những điều về bữa tiệc tối mà bạn tổ chức, chẳng hạn như khách mời và thực đơn.
  • Nhật ký kỳ nghỉ cho một kỳ nghỉ cụ thể, để nâng cao ký ức của bạn từ đó.
  • Một cuốn nhật ký mang thai, ghi lại những cột mốc quan trọng trong thai kỳ và lịch hẹn bác sĩ.
  • Nhật ký sáng tạo, nơi bạn thường xuyên tạo ra một thứ gì đó mới mẻ.

Xem thêm:  Làm việc tại nhà: 8 bước giúp bạn tìm được cân bằng

3. Dành trang đầu tiên cho chủ đề bạn đã chọn

Khi bạn đã giải quyết xong một chủ đề trong cách bắt đầu một cuốn nhật ký, hãy dành trang đầu tiên cho chủ đề đó. Trên trang này, bạn hãy nói rõ chủ đề của cuốn nhật ký là gì, tại sao bạn chọn nó và bạn dự định hoàn thành gì với cuốn nhật ký này. Nếu chủ đề được kết nối với bất kỳ mục tiêu nào, hãy ghi lại chúng.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách bắt đầu một cuốn nhật ký. Chẳng hạn như quyết định tần suất viết và bạn định ghi nhật ký trong bao lâu.

Một số chủ đề tương đối dễ. Ví dụ như nhật ký mang thai, thời gian bắt đầu và kết thúc chính tương đối rõ ràng. Tần suất cập nhật có thể được chọn tự do hơn một chút, bạn có thể viết hàng ngày hoặc theo tuần.

Tuy nhiên, đối với các chủ đề khác, chẳng hạn như nhật ký thi đấu, khoảng thời gian được đề cập có thể khó đặt hơn (một năm? Độ dài của sổ ghi chép? Cho đến các trận thi đấu tiếp theo?) Tần suất viết là sau mỗi đợt thi đấu?

Cuốn nhật ký hàng ngày sẽ được viết trước khi ngủ? Bạn sẽ dành thời gian 30 phút để viết hoặc hơn? Bạn sẽ viết ít nhất 100 từ hay đơn giản là không có giới hạn?

Khi bạn suy nghĩ về cách bắt đầu một cuốn nhật ký, hãy cân nhắc xem bạn phải dành bao nhiêu thời gian cho nó. Hãy ước tính thực tế về tần suất cập nhật dựa trên lượng thời gian bạn có hoặc dự định dành cho việc viết lách.

5. Cá nhân hóa định dạng ngày, giờ, tiêu đề của bạn

Để tận hưởng triệt để dự án ‘làm thế nào để bắt đầu một cuốn nhật ký’, bạn nên cá nhân hóa định dạng mục nhập sao cho phù hợp với bạn nhất có thể. Mình khuyên bạn nên ghi rõ ngày tháng và giữ cho các tiêu đề nhiều thông tin nhất có thể.

ngày 29 tháng 2 năm 2021

gửi nhật ký thân yêu, hôm nay mình tình cờ nghe được một câu chuyện thú vị. ai có thể ngờ rằng, chỉ trong một lúc lơ đãng, bạn đã có thể có được một bài học vô giá.…

6. Viết như không ai đọc nhật ký của bạn

Một trong những mẹo tốt nhất về cách bắt đầu một cuốn nhật ký là viết như không ai có thể đọc nhật ký của bạn. Suy nghĩ này giúp bạn tập trung vào việc viết, không phải vào việc chỉnh sửa. Nhật ký của bạn là của bạn, và chỉ của riêng bạn. Bạn có thể viết bất cứ thứ gì vào đây, mà không sợ phán xét.

Bạn có thể không cần quan tâm tới ngữ pháp hay chính tả, bởi vì không ai ngoài bạn sẽ đọc được những dòng này. Bạn hãy để câu chữ tự tuông ra, viết xuống tất cả những gì bạn nghĩ. Hãy để cảm xúc của bạn được thể hiện liền mạch và trọn vẹn nhất có thể. Dấu chấm câu à, kệ nó đi!!!

Cách viết nhật ký như thế nào

Đọc nhiều sách sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng viết!!

7. Sáng tạo không ranh giới

Để giữ lửa cho cuốn nhật ký của mình, bạn đừng bao giờ giới hạn bản thân.

Hãy cho phép bản thân thể hiện sự sáng tạo của bạn trong nhật ký, ngay cả khi mục tiêu viết nhật ký của bạn là để cải thiện kỹ năng viết lách. Hãy vẽ và sketch notes tùy thích nếu chúng có thể giúp bạn thư giãn và để tâm trí của bạn tự do tập trung vào nhật ký. Dù sao đi nữa, nhật ký chính là nơi bạn ghi lại những điều có ý nghĩa, dù dưới dạng thức nào.

8. Thực sự chọn một định dạng thú vị với bạn

Bằng cách quyết định định dạng mà bạn thích, bạn sẽ dễ dàng ghi nhật ký hơn. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn nghĩ về cách bắt đầu một cuốn nhật ký. Hãy cho phép bản thân thỏa sức sáng tạo.

Nhật ký không nhất thiết phải viết mà cũng có thể ở dạng bản vẽ hàng tuần bằng màu nước. Hoặc có thể bạn quyết định sử dụng chữ thư pháp cho các tiêu đề, các đề muc,… để giữ cho việc ghi nhật ký trở nên thú vị và bổ ích.

Nhật ký cũng có thể đơn giản là những gạch đầu dòng, những miếng note nhiều màu sắc, các hạng mục to do list,… Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay cao nhất có thể. Cuốn nhật ký của bạn càng hấp dẫn, bạn càng chăm chỉ viết hơn.

9. Đầu tư vào một cuốn nhật ký, sổ ghi chép hoặc nhật ký đặc biệt đối với bạn

Đây là mẹo cuối cùng vì nó không phải là quan trọng nhất. Mặt khác, khi bạn đang nghĩ về cách bắt đầu một cuốn nhật ký, thì việc chuẩn bị cuốn nhật ký là một trong những bước đầu tiên. Hãy lựa chọn một cách khôn ngoan, vì bạn sẽ giữ nó trong một thời gian dài.

Khi bạn chọn nhật ký của mình, hãy đảm bảo chất lượng giấy phù hợp với bút của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn định sử dụng bút máy, bạn có thể gặp vấn đề với việc giấy quá mỏng hoặc màu nước lâu khô, thấm qua các trang nhật ký.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc chọn trang giấy trắng, kẻ ô, hoặc chấm dòng theo sở thích. Bạn cũng có thể thêm vào nhật ký các trang lịch tuần, trang ghi chú, các trang màu sắc để làm nổi bậc những kĩ niệm quan trọng… hãy cá nhân hóa nhật ký của mình nhiều nhất có thể.

Thậm chí, bạn có thể tự tay chuẩn bị cuốn sổ của mình bằng cách mua các tệp giấy khác nhau và ghép chúng thành một cuốn sổ độc nhất vô nhị.

10. Hãy nhớ rằng bạn đang viết lịch sử của chính mình

Một điều cần ghi nhớ khi nghĩ về cách bắt đầu một cuốn nhật ký là bạn đang ghi lại lịch sử của chính mình. Điều này có nghĩa là bạn đang ghi lại những kỷ niệm cho tương lai, bạn sẽ có thể nhìn lại chúng trong nhiều năm tới và nhớ lại các sự kiện một cách rõ ràng hơn.

Tips dành cho người mới bắt đầu viết nhật ký

Bước cuối cùng để bắt đầu một cuốn nhật ký là xem lại một vài lời khuyên cho những người mới viết nhật ký. Giúp bạn tránh được một số sai lầm phổ biến nhất.

  1. Trước hết, hãy đảm bảo rằng sổ tay và bút của bạn tương thích với nhau. Không có gì khó chịu hơn việc ngồi xuống để viết hoặc vẽ và kết thúc với một mớ hỗn độn khó hiểu.
  2. Khi nghĩ về cách bắt đầu một cuốn nhật ký, hãy đảm bảo rằng bạn chọn một chủ đề sẽ giúp bạn hứng thú ghi nhật ký. Biến việc viết thành một hoạt động thú vị để làm thay vì một việc bắt buộc.
  3. Quyết định tần suất viết hợp lý. Bạn không nhất thiết phải viết mỗi ngày nếu bạn có ý định thực hiện các mục lớn và bao quát. Nếu bạn cảm thấy việc ghi nhật ký mất quá nhiều thời gian, nhiều khả năng bạn sẽ dừng nó lại, vì vậy hãy duy trì tham vọng của mình ở mức có thể kiểm soát được.
  4. Quyết định xem cấu trúc hoặc định dạng nội dung có phải là phần quan trọng nhất trong nhật ký của bạn hay không. Nếu mục đích của nhật ký là giúp bạn sáng tạo, bạn có thể bổ sung một số mục nhỏ hơn và đơn giản hơn, miễn là bạn thực hiện chúng.

Ngay cả khi bạn đã đặt định dạng và chủ đề cho mình, đừng để đó là ranh giới không thể vượt qua. Trong quá trình viết nhật ký, nếu bạn cảm thấy rằng mình muốn nhật ký phát triển thành một cái gì đó khác – ví dụ lưu bút hay sổ chép nhạc – hãy thoải mái thay đổi.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hãy cố gắng bám vào chủ đề bạn đã chọn trong một thời gian, để xem nó có còn phù hợp với bạn không và không nên thay đổi chủ đề chính hàng tuần 😀 .

Làm thế nào để thực hiện các mục tiêu của bạn?

Trước khi bắt đầu viết nhật ký, hãy lướt qua các mục sau đây:

  • Đừng để bản thân bị giới hạn bởi các gợi ý trong bài viết này, mà hãy coi chúng là điểm khởi đầu hoặc nguồn cảm hứng.
  • Nếu bạn luôn giữ cùng một cấu trúc và các tiêu đề, bạn có thể cảm thấy dễ dàng hơn trong việc điền nội dung vào mục nhập.
  • Hãy để các từ hoặc hình ảnh tự do trôi chảy. Nhật ký là của bạn, bạn giữ nó cho riêng mình và điều đó có nghĩa là bạn có thể chọn chính xác cách bạn muốn thực hiện mục nhập.
  • Đừng giới hạn bản thân với một cấu trúc đã định sẵn. Hãy để mỗi trang nhật ký ghi lại cảm giác của bạn hoặc về cuộc sống của bạn tại thời điểm chấp bút.
  • Thiết lập thời gian cụ thể để ghi nhật ký và đặt báo thức để ghi nhớ chúng. Ví dụ, dành ra một giờ mỗi tuần và đặt báo thức để nhắc bạn về thời gian ghi nhật ký.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc chọn chủ đề khi bắt đầu viết nhật ký cá nhân của mình, hãy thử làm các bài tập viết tuyệt vời mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Bạn cũng có thể  thử Thách thức 30 ngày viết dưới đây (hoặc theo tuần nếu thời gian không cho phép)

Thách thức 30 ngày viết

Day 1: Điều thú vị nhất ở bản thân bạn Day 2: Nơi xa nhất bạn từng đến Day 3: Câu chuyện về một người bất kỳ bạn gặp hôm nay Day 4: Ký ức tuổi thơ yêu thích nhất Day 5: Những thứ bạn mong muốn mọi người để tâm đến nhiều hơn Day 6: Những điều khiến bạn tự hào Day 7: Một mối quan hệ mà bạn đánh mất và chi tiết về những gì xảy ra Day 8: Kể về một ký ức khiến bạn xấu hổ nhất Day 9: Viết một bức thư tình cho bản thân Day 10: Một sự kiện trong đời khiến bạn khóc Day 11: Một dòng trong cuốn sách/bài hát yêu thích của bạn Day 12: Viết về tất cả những gì xảy ra trong một ngày Day 13: Một điều/một người mà bạn nhớ Day 14: Năm điều lạ lùng mà bạn thích Day 15: Điều dang làm bạn lo lắng Day 16: Người truyền cảm hứng cho bạn & lý do tại sao Day 17: Một thói quen bạn đang cố gắng thay đổi Day 18: Một câu trích dẫn truyền động lực cho bạn Day 19: Một lời nhắn động viên dành cho một người bạn gặp hôm nay Day 19: Một lời nhắn động viên dành cho một người bạn gặp hôm nay Day 20: Kiểu người bạn thích Day 21: Bạn đã thay đổi như thế nào trong vòng 1 năm qua Day 22: Bạn sợ nhất điều gì? Day 23: Điều bạn mong muốn đạt được Day 24: Một nơi bạn đã đến và cực kỳ yêu thích Day 25: Biệt danh của bạn từ bé và tại sao bạn có biệt danh đó Day 26: Một tai nạn mà bạn gặp phải Day 27: Một cuốn sách/bộ phim mà bạn nghĩ rằng nó vô nghĩa Day 28: Kể về một lần người lạ giúp đỡ bạn Day 29: Một chuyến phiêu lưu mà bạn rất muốn được thực hiện

Day 30: Những thứ mà hiện tại bạn đang học và tìm hiểu