Cán bộ tiền khởi nghĩa là gì năm 2024

Sau khi ông Vinh chết (năm 2003), gia đình ông Hồng đã làm hồ sơ gửi đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Can Lộc đề nghị giải quyết chế độ mai táng phí và hỗ trợ một lần 25 triệu đồng theo Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Hồng đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ cho gia đình ông theo đúng quy định.

Về vấn đề trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh trả lời như sau:

Chế độ mai táng phí cho thân nhân

Căn cứ Điều 10, Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ quy định: “Người hoạt động cách mạng được hưởng phụ cấp tiền khởi nghĩa hàng tháng mức 50.000 đồng (năm mươi ngàn đồng) và được hưởng kể từ ngày 01/01/1995”.

Như vậy, ngoài khoản phụ cấp nêu trên không có quy định nào về các chế độ khác như: Cấp tiền để mua báo Nhân dân hàng ngày, mai táng phí, chế độ hưởng tiền tuất hàng tháng của cha, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ bị tật nguyền bẩm sinh hoặc bị tàn tật từ nhỏ.

Hiện nay, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ tại mục 3, Điều 2 quy định “Người hoạt động Cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 chết được hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà người hoạt động cách mạng được hưởng trước khi chết. Thời hạn áp dụng kể từ ngày 01/10/2005”.

Đối chiếu với quy định trên, cụ Nguyễn Chỉ Vinh chết năm 2003 nên không được giải quyết chế độ mai táng phí cho thân nhân của cụ là đúng với quy định của Nhà nước.

Chế độ trợ cấp một lần

Về chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ, căn cứ điểm b, Mục 3, Điều 2 của Nghị định số 89/2008/NĐ-CP: “Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại điểm 2, khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh (trợ cấp hàng tháng) thì thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp một lần”.

Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Cụ Nguyễn Chỉ Vinh được công nhận cán bộ hoạt động Tiền khởi nghĩa năm 2001 đã được hưởng chế độ phụ cấp “Tiền khởi nghĩa” thường xuyên từ ngày 1/1/1995 đến ngày chết năm 2003 trước ngày Nghị định số 89/2008/NĐ-CP có hiệu lực thực hiện nên cụ không thuộc diện điều chỉnh tại Nghị định số 89/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Chính sách đối với thân nhân người tham gia cách mạng từ trước ngày 19/08/1945 đã chết: Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 89/2008/NĐ-CP, nếu người có công với cách mạng đã được hưởng chế độ người có công thì sau khi chết thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp một lần, vợ sống cô đơn không nơi nương tựa, con bị tàn tật từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mà vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

Như chị trình bày, khi bố chị mất gia đình nhà chị đã được nhận trợ cấp một lần và cũng đang được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Đây chính là chế độ đối với thân nhân cán bộ tiền khởi nghĩa.

Theo Điều 30 và 31 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005, nếu chị và mẹ chị tham gia kháng chiến và được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi bao gồm:

1. Trợ cấp một lần;

2. Bảo hiểm y tế;

3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

Theo mục 6 chương II của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005, nếu thương binh từ 61% trở lên mất vì tai nạn, ốm đau thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất.

Để được hưởng chính sách nêu trên bà có thể liên hệ với UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện để được hướng dẫn chi tiết.

Ông nội tôi (quê Bắc Giang) tham gia cách mạng từ tháng 3-1945 đến tháng 12-1953, vào Đảng năm 1947. Trong thời gian công tác có đảm nhận một số cương vị lãnh đạo xã. Có 4 đảng viên cùng thời của ông xác nhận điều này. Vậy ông tôi có được hưởng chế độ cán bộ tiền khởi nghĩa không, nếu có thì làm hồ sơ ở đâu?

Cán bộ tiền khởi nghĩa là gì năm 2024

  • Điều 10 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945”.
    
    
    Nghị định số 31/2013 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh này quy định, để xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 thì căn cứ một trong các giấy tờ: lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tư số 297 ngày 20-4-1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975; hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; hồ sơ liệt sĩ; lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên, được các cơ quan đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của Trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên.
    
    
    Bà có thể đối chiếu hồ sơ của ông nội mình với các quy định tại văn bản nêu trên để xem có đủ điều kiện giải quyết chế độ không. Mặt khác, bà nên liên hệ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang để được trả lời theo thẩm quyền.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]