Câu hỏi liên quan đến nghiên cứu khoa học

CÂU HỎI VỀ NCKH DÀNH CHO SINH VIÊN

   

1. Nghiên cứu khoa học là gì

Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm, phân tích, tổng hợp dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn. Người làm nghiên cứu khoa học đòi hỏi có say mê tìm tòi và sáng tạo, có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu, có tinh thần chủ động trong công việc. Đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập, giúp hiểu biết sâu sắc, thấu đáo về nghề nghiệp, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc chủ động, sáng tạo trong công việc.

2. Các nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực được đào tạo và các lĩnh vực khác phù hợp với khả năng của người học. - Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học và công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên, các giải thưởng khoa học và công nghệ ở trong, ngoài nước và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên, học viên. - Tham gia triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng. -  Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên.

3. Mục đích NCKH sinh viên

- Nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường; - Nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên, giúp sinh viên củng cố kiến thức, rèn luyện tư duy phân tích, có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập.

4. Lợi ích NCKH sinh viên


- Sinh viên có cơ hội học hỏi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm việc làm từ các thầy cô và sinh viên các khóa trước đang làm nghiên cứu khoa học; - Được thực hiện hoặc tham gia thực hiện một (01) đề tài nghiên cứu khoa học dự thi các cấp trong một năm học. - Được sử dụng tài liệu và các thiết bị sẵn có của Viện để thực hiện nghiên cứu. - Được công bố kết quả nghiên cứu trên các kỉ yếu hội thảo, tạp chí Khoa học của Viện và trên các phương tiện thông tin khác.

- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn và hỗ trợ tham dự các cuộc thi khoa học công nghệ theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Viện;

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố khoa học theo quy định hiện hành;

- Sinh viên được tính điểm rèn luyện, có học bổng và các giải thưởng;


5. Sinh viên năm thứ mấy có thể tham gia NCKH Ngay từ năm thứ nhất sinh viên đã có thể tiếp cận hoạt động này. Tuy nhiên, để nghiên cứu sâu hơn vào một lĩnh vực cụ thể sinh viên cần có một nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết vì vậy năm thứ 2 và năm thứ 3 là thời điểm thích hợp nhất để sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực mình theo đuổi. Đến năm thứ 4 thì thời gian sẽ eo hợp hơn vì phải hoàn thành khóa luận.

6. Kết quả học tập của bạn không đạt kết quả cao vậy có thể tham gia NCKH không?

NCKH bạn chỉ phải tập trung về một chủ để mà mình quan tâm và say mê thực hiện, điều này hoàn toàn khác với nhiều môn học trong chương trình ĐH, vì vậy khi bạn thấy hứng thú và say mê học hỏi về một vấn đề mà bạn thật sự quan tâm bạn sẽ thành công trong lĩnh vực mà bạn nghiên cứu.

7. Làm thế nào để tìm được đề tài NCKH ?

Sinh viên cần có sự quan sát và tư duy các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, từ đó lựa chọn vấn đề phù hợp có tính mới, tính ứng dụng và thực tiễn cao đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp, tư vấn từ giảng viên để đề tài được thực hiện thành công. Trong quá trình học tập, tiếp xúc với các Thầy/Cô, sinh viên có thể đi theo hướng nghiên cứu của giảng viên nếu vấn đề nghiên cứu phù hợp với nguyện vọng, sở thích của mình.

8. Nên chọn nhóm và chọn giảng viên hướng dẫn như thế nào?

Chọn những người cùng ý tưởng, cùng sở thích về chủ đề nghiên cứu, có trách nhiệm hoặc người bạn mà họ có những ưu điểm để có thể hỗ trợ cho mình khi thành lập nhóm nghiên cứu. Chọn những giảng viên có chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên cứu, nhiệt huyết trong công tác NCKH của bản thân và của sinh viên.

9. Làm thế nào để sinh viên  có thể đăng ký đề tài NCKH

Sinh viên có thể đăng ký với Văn phòng khoa hoặc cố vấn học tập của lớp.

10. Thời gian đăng ký đề tài và báo cáo đề tài NCKH


 Nhà trường sẽ phát động hoạt động NCKH dành cho sinh viên vào tháng 4 hàng năm. Sinh viên gửi đề xuất đề tài NCKH thông qua Khoa để Nhà trường phê duyệt.
Các đề tài NCKH của sinh viên được phê duyệt sẽ thực hiện trong 1 năm. Vào tháng 5 (của năm tiếp theo), đề tài NCKH của sinh viên được đánh  giá và xét giải ở cấp Khoa và cấp Viện.
Các đề tài NCKH đạt giải cấp Viện sẽ được lựa chọn để tham gia các giải thưởng Quốc gia, Quốc tế.  

Tác giả bài viết: Phòng NCKH&HTQT
Nguồn tin: Phòng NCKH&HTQT

(Last Updated On: 17/06/2021 By Lytuong.net)

Câu hỏi nghiên cứu là gì? Có những loại câu hỏi nghiên cứu nào? Cách để xác lập câu hỏi nghiên cứu. Tiêu chuẩn và cách xây dựng câu hỏi nghiên cứu.

Khái niệm

Nghiên cứu một vấn đề là tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Đặt câu hỏi nghiên cứu là cách tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu.

Ngược lại, khi ta đã xác định được vấn đề nghiên cứu thì ta đặt câu hỏi để trả lời vấn đề nghiên cứu đó.

Bản chất câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các hành động: khám phá, mô tả, kiểm định, so sánh, đánh giá tác động, đánh giá quan hệ nhân quả.

Các loại câu hỏi nghiên cứu

  • Câu hỏi nhằm mô tả sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
  • Câu hỏi nhằm so sánh các sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
  • Câu hỏi nhằm tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các đặc tính (biến) của sự vật hiện tượng.
  • Câu hỏi về các giải pháp, hàm ý chính sách khả

Làm thế nào để xác lập câu hỏi nghiên cứu tốt

Câu hỏi nghiên cứu được rút ra trực tiếp từ vấn đề nghiên cứu. Có thể có một câu hỏi duy nhất hay một vài câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu.

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2011), câu hỏi nghiên cứu tốt phải đáp ứng ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn FINER.

  • F là viết tắt của feasibility (khả thi): Một câu hỏi nghiên cứu tốt phải khả thi, có nghĩa là phải có khả năng trả lời được câu hỏi đó.
  • I là viết tắt của interesting (thú vị): Một câu hỏi nghiên cứu tốt phải thú vị đối với nhà khoa học, xứng đáng để theo đuổi.
  • N là viết tắt của novelty (có cái mới): Làm nghiên cứu là một việc làm tạo ra thông tin mới, phương pháp mới, ý tưởng mới hay phát hiện mới. Một nghiên cứu chỉ lặp lại những gì người khác đã làm thì không có cái gì mới, giá trị nghiên cứu thấp.
  • E là viết tắt của ethics (đạo đức): Một nghiên cứu kinh tế phải tôn trọng quyền con người, doanh nghiệp, luật pháp quốc gia, không làm tổn thương người, doanh nghiệp, lợi ích quốc gia và phải bảo mật tuyệt đối (không được tiết lộ thông tin cá nhân ra ngoài).
  • R là viết tắt của relevant (liên đới): Thật ra, chữ “liên đới” ở đây có nghĩa là có ảnh hưởng. Một câu hỏi nghiên cứu mà nếu tìm được câu trả lời và có thể làm thay đổi một chính sách là một câu hỏi quan trọng.

Ví dụ 1. Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học hiện nay”.

Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1. Các hình thức đánh giá đang được áp dụng là gì?

Câu hỏi 2. Có sự khác biệt ở giảng viên nam hay giảng viên nữ không?

Câu hỏi 3. Có sự tương quan giữa mức độ ứng dụng và sự hỗ trợ của nhà trường không?

Ví dụ 2. Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “ Tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TPHCM”.

Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1. Yếu tố FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng không? Câu hỏi 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI?

Câu hỏi 3. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI là như thế nào?

Tiêu chuẩn và cách xây dựng câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi hướng tới vấn đề mang tính quy luật

Câu hỏi hướng tới mối quan hệ (bản chất, lặp đi lặp lại) giữa các nhân tố. Những hiểu biết về mối quan hệ giữa các nhân tố thường tồn tại theo thời gian. Câu hỏi dạng này vì vậy khác với câu hỏi mang tính mô tả hoặc câu hỏi hướng vào giải pháp.

  • Nếu câu hỏi nghiên cứu mang tính mô tả, dạng như “thực trạng của chất lượng nguồn nhân lực” thì câu trả lời sẽ chỉ có ý nghĩa vào đúng thời điểm nghiên cứu này. Ngay sau khi công bố kết quả “thực trạng” đã thay đổi.
  • Nếu câu hỏi hướng vào giải pháp thì cần nhớ rằng không có giải pháp vạn năng cho mọi tổ chức, ngành, địa phương. Như vậy giải pháp đề xuất, nếu may mắn là đúng, sẽ chỉ có ý nghĩa cho “đơn vị” được nghiên cứu mà không có ý nghĩa rộng rãi.

Câu hỏi có cơ sở thực tiễn/hoặc lý thuyết

Câu hỏi nghiên cứu không thể được đề xuất một cách tùy tiện theo cảm tính và ý thích của nhà nghiên cứu. Về cơ bản, câu hỏi phải có cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học.

  • Cơ sở thực tiễn thể hiện ở chỗ câu hỏi nghiên cứu gắn với vấn đề thực tiễn quan quan tâm.
  • Cơ sở khoa học thể hiện ở việc câu hỏi nghiên cứu hướng vào khoảng trống tri thức mà các nhà nghiên cứu để lại.

Các nhân tố, yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng

Sự rõ ràng của câu hỏi phụ thuộc vào sự rõ ràng trong ý nghĩa và phạm vi của nhân tố đề cập tới. Nếu các nhân tố đề cập đã được định nghĩa, đo lường hoặc có phạm vi rõ ràng trong các nghiên cứu trước thì sẽ dễ dàng định hướng nghiên cứu. Ngược lại, nếu đây là những nhân tố trừu tượng, nhân tố có phạm vi rộng rãi hoặc chứa đựng nhiều cách hiểu khác nhau thì câu hỏi nghiên cứu cũng sẽ không rõ ràng.

Ví dụ câu hỏi nghiên cứu: “Hội nhập quốc tế ảnh hưởng như thế nào tới tái cấu trúc doanh nghiệp ở ngành A” là một câu hỏi có nhân tố không rõ ràng. Thứ nhất “hội nhập quốc tế” là một thuật ngữ lớn, không nói rõ hội nhập của ai (nền kinh tế, ngành hay địa phương” và về những gì. Thứ hai, “tái cấu trúc doanh nghiệp” là một thuật ngữ có nhiều nghĩa. “Tái cấu trúc doanh nghiệp” có thể nói tới việc thay đổi cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản phẩm, thị trường, thậm chí cả việc sắp xếp lại lao động,..Câu hỏi liên quan tới các nhân tố trừu tượng và không rõ nghĩa như vậy sẽ không thể thực hiện tốt vai trò định hướng và xác lập giá trị khoa học của đề tài.

Câu hỏi có khả năng trả lời được

Câu hỏi nghiên cứu phải có tính khả thi trong việc tìm bằng chứng để trả lời. Nếu câu hỏi quan trọng, rất thú vị nhưng không có khả thi thì nên loại bỏ khỏi đề tài nghiên cứu. Ví dụ mặc dù việc nghiên cứu tác động của một số đặc điểm trong chương trình đào tạo đại học về quản trị kinh doanh tới sự thành công của các doanh nhân là một chủ đề thú vị, song nếu nghiên cứu sự thành công thì có thể phải cần tới 10 năm và đó là khoảng thời gian quá dài để một nghiên cứu sinh có thể thực hiện được. Đây là câu hỏi không khả thi cho một nghiên cứu sinh.