Cấu trúc đề toán mới của thi ts10 môn toán năm 2024

(PLO)- Đề thi môn toán và tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 có cấu trúc tương tự như năm ngoái.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6 với ba môn văn, toán và ngoại ngữ.

Liên quan đến cấu trúc đề thi môn tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ, chuyên viên phụ trách môn tiếng Anh của Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, đề thi vẫn gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút.

Đề chủ yếu là nhận biết, thông hiểu, yêu cầu nâng cao chỉ chiếm từ 10 đến 15% để phân loại thí sinh.

Đề thi không chú trọng về mặt ngữ pháp mà nghiêng nhiều về kỹ năng, từ vựng. Do đó, học sinh không nên ôn quá nhiều ngữ pháp mà cần rèn kỹ năng đọc hiểu, đọc nhiều bài để ghi nhớ từ vựng.

Trong khi đó, đối với môn toán, ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên môn toán, Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ cấu trúc đề thi môn toán vẫn như mọi năm, không có gì thay đổi.

Theo đó mức độ kiến thức với 70% nhận biết, thông hiểu; 30% vận dụng, vận dụng cao.

Đề thi vẫn gồm 8 câu hỏi, trong đó, câu 1, 2 là kiến thức quen thuộc về đồ thị, định lý Vi-et, điều kiện có nghiệm của phương trình. Câu 3 đến câu 7 là các bài toán vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tế. Câu hỏi còn lại là bài toán hình học phẳng, gồm ba bài toán nhỏ.

Trước đó, vào tối 13-2, Sở GD&ĐT cũng công bố cấu trúc đề thi môn văn.

Theo đó, cấu trúc đề thi không có gì thay đổi, gồm có ba phần đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm) và nghị luận văn học (4 điểm).

Phần đọc hiểu, văn bản được chọn có thể là văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản văn học, văn bản khoa học... Các câu hỏi được tổ chức theo mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng.

Trong các câu hỏi đọc hiểu có 1 câu hỏi về tiếng việt.

Phần nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh viết một bài văn khoảng 500 chữ. Bài văn phải có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Học sinh cần tập phân tích, xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Phần nghị luận văn học sẽ gồm 2 đề để học sinh chọn lựa.

Đề 1: Yêu cầu học tự chọn một tác phẩm thuộc chủ đề đề cho, cảm nhận tác phẩm và chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân mình hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

Đề 2: Đề thi đặt ra một tình huống cụ thể và yêu cầu các em sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống ấy.

Muốn làm tốt, học sinh cần có kĩ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm. Hạn chế tình trạng diễn xuôi lại tác phẩm, bài làm thiếu cảm xúc, viết sai vấn đề.

Thầy Nguyễn Tăng Vũ - giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu- ĐH Quốc gia TP.HCM, đánh giá: "Nhìn chung cấu trúc và độ khó của đề giống như năm ngoái và giống với bộ đề ôn tập chung của các em lớp 9 ở các trường tại TP.HCM. Trong đó bao gồm 2 bài đại số thuộc phần hàm số và định lý viet, 4 bài toán thực tế, 1 bài toán đố, và 1 bài hình học phẳng".

Em Quỳnh Anh (Trường THCS Thăng Long) dự thi tại điểm trường THCS Bàn Cờ (Quận 3) cho biết đề Toán hôm nay từ câu 1-6 là dễ, chỉ có câu 7 khó. Khả Hân - bạn cùng lớp của Quỳnh An, cũng cùng nhận xét và cho biết thêm câu 7 khó ở bởi đây là dạng Toán ít gặp, các em ít được luyện vì nhiều năm nay không có trong đề thi vào lớp 10.

Theo Quỳnh Anh, với bài làm hôm nay, dự kiến em được ít nhất 7 điểm. Khả Hân cũng cho biết mình làm được khoảng từ 6-7 điểm.

Kỳ thi vào lớp 10 TP.HCM diễn ra ngày 6-7/6. Năm nay, số lượng học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp THCS là 113.802.

Trong đó, tổng số thí sinh tham dự thi vào lớp 10 là 96.325, chia thành các nhóm: thí sinh chỉ đăng ký xét 3 nguyện vọng thường là 88.237; thí sinh đăng ký xét nguyện vọng tích hợp là 1.147; thí sinh đăng ký xét nguyện vọng chuyên là 6.941 trong đó có 236 thí sinh tỉnh khác.

Toàn thành phố có 966 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10, có 112 học sinh khuyết tật thể chất, 818 học sinh khuyết tật trí tuệ, còn lại đoạt giải quốc gia, quốc tế về thể dục, thể thao.

Kỳ thi diễn ra tại 158 điểm thi (gồm 147 điểm thi thường và 11 điểm thi chuyên) với 4.102 phòng thi (trong đó 3.778 phòng thi lớp 10 thường – 24 thí sinh/phòng, ở mỗi điểm thi sẽ có thêm 3 phòng thi dự phòng). Thành phố huy động 12.306 cán bộ, giáo viên làm cán bộ coi thi và 2.370 nhân viên, bảo vệ, công an… làm nhiệm vụ tại các điểm thi.

Học sinh dự thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Trong đó, thời gian thi môn Toán và Văn là 120 phút. Thời gian thi môn Ngoại ngữ 90 phút. Điểm xét tuyển vào lớp 10 thường = điểm Toán + điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm khuyến khích (nếu có).

Thí sinh sẽ được đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM).

Đối với lớp 10 Chuyên và Tích hợp thí sinh làm bài thi môn chuyên và tích hợp vào buổi chiều ngày 7/6, thời gian thi môn Chuyên, tích hợp là 150 phút. Điểm xét tuyển lớp 10 Chuyên = điểm Toán + điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Môn chuyên x 2 + điểm khuyến khích (nếu có).

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong nhận học sinh THCS các tỉnh khác dự thi nếu đủ điều kiện theo quy định. Học sinh đăng ký 4 nguyện vọng trong đó nguyện vọng 1,2 vào lớp chuyên; Nguyện vọng 3,4 vào lớp không chuyên tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Nếu học sinh không trúng tuyển vào trường chuyên, lớp chuyên vẫn được dự tuyển vào lớp 10 THPT.

Theo dõi thông tin kỳ thi lớp 10 năm 2023 mới nhất

Cấu trúc đề toán mới của thi ts10 môn toán năm 2024

Đáp án tham khảo môn Toán thi lớp 10 ở Hà Nội năm 2023Các thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn Toán kéo dài 120 phút. Dưới đây là đáp án tham khảo môn Toán thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023.