Cha mẹ nuôi là gì

Lúc nhỏ tôi rất khó nuôi. Nên khi tôi được 03 tuổi thì ba mẹ ruột tôi đã cho tôi cho em của mẹ, tức là dì của tôi (vì dì tôi không thể có con) và tôi cũng hạp tuổi với dì. Dì có làm giấy và các thủ tục nhận con nuôi đầy đủ theo quy định. Cho tôi hỏi, trường hợp của tôi thì nếu tôi đang là con nuôi của dì tôi rồi thì tôi có được nhận thừa kế của dì tôi không? Nếu tôi là con nuôi của người khác thì tôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ nữa không? - đây là câu hỏi của anh Chí Thiện đến từ Đồng Tháp.

Là con nuôi của người khác có được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ nữa không?

Mặc dù đã được nhận làm con nuôi của người khác đồng nghĩa với việc các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật…của cha mẹ đẻ đã chấm dứt. Nhưng con nuôi vẫn có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của người đã được nhận làm con nuôi của người khác đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi đó, người được nhận làm con nuôi của người khác vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi, vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Theo đó, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được ưu tiên hưởng thừa kế.

Ngoài ra, nếu trong di chúc của cha mẹ đẻ có để lại di sản cho người con đã được nhận nuôi thì người này hoàn toàn được hưởng phần di sản do cha mẹ đẻ để lại. Bởi để lại di sản cho ai là quyền của người lập di chúc theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015.

Lưu ý: Di chúc đã lập phải hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp di chúc đã lập không hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.

Bởi vậy, khi đã được nhận làm con nuôi của người khác thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ đẻ theo như các quy định nêu trên.

Cha mẹ nuôi là gì

Là con nuôi của người khác có được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ nữa không? Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi không?

Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi như con ruột không?

Theo như quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam thì con nuôi cũng có đầy đủ quyền thừa kế như con ruột. Cụ thể như sau:

Trường hợp cha mẹ nuôi chết và để lại di chúc: Trường hợp này thì người con nuôi sẽ được hưởng thừa kế nếu như trong di chúc có để lại tài sản cho người con nuôi đó. Và điều kiện là di chúc đã lập hợp pháp theo như quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp cha mẹ nuôi chết và không để lại di chúc: Trường hợp này thì di sản thừa kế của cha mẹ nuôi đó sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thừa kế theo thứ tự về hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Trường hợp nào thì không được quyền hưởng di sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, những người thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Trả lời:

Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 và khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:

“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

...

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”

Như vậy, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, trong đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra.

Nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ đối với con đã cho làm con nuôi, trong đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra được quy định tại Điều 74 Mục I Chương V Luật Hôn nhân gia đình 2014 và Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015.

- Điều 74 Mục I Chương V Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

"Chương V. QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Điều 74. Bồi thường thiệt hại do con gây ra

Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự."

- Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp A (10 tuổi - chưa thành niên) gây thiệt hại đối với tài sản của ông C thì cha mẹ nuôi có trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự 2015.

Kết luận: Bạn (là cha/mẹ đẻ) không phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con đã cho làm con nuôi gây ra, trừ trường hợp bạn và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Quyền của cha mẹ đẻ khi đã cho con nuôi là gì?

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!