Chất vôi là gì

Nếu dùng vitamin C liều cao và kéo dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, sỏi oxalat và có thể gây thiếu vitamin C khi dừng đột ngột

Vitamin tan trong chất béo

Các nhóm vitamin tan trong chất béo sẽ không tan trong nước mà chỉ hấp thụ tốt nhất trong chất béo. Các vitamin tan trong chất béo sẽ được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng trong các hoạt động cần thiết của cơ thể. Do cơ thể có khả năng tích lũy các nhóm này nên những biểu hiện thiếu thường xuất hiện chậm hơn so với các vitamin tan trong nước, tuy nhiên dùng liều cao có thể gây ngộ độc.

Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, bơ, phomat, cá, khoai lang, cà rốt, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, rau dền, bí đỏ, xoài, gấc… cần thiết cho thị lực. Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, quá trình biệt hóa tế bào. Tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của cơ thể và một số quá trình tăng trưởng, sinh sản, phòng chống ung thư, chống lão hóa của cơ thể.

Triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu hụt vitamin A là dấu hiệu quáng gà, nghĩa là tình trạng giảm sút thị lực vào buổi tối. Nếu nguồn dự trữ không được bù trừ thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác như da khô, rụng tóc, gãy móng tay… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả mất hẳn thị giác, niêm mạc khí quản dễ bị khô và tạo điều kiện cho vi trùng gây hại…

Vitamin D trong dầu cá, sữa và ánh nắng mặt trời, gan cá, lòng đỏ trứng, bơ giúp hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương, vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi và phospho đồng thời hỗ trợ quá trình dự trữ trong mô xương, giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch, tham gia một số chức năng bài tiết insulin, hormon cận giáp…giúp cân bằng canxi nội môi, phòng chống còi xương và loãng xương.

Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu ngô, oliu, dầu hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạnh nhân, bơ thực vật, hạt ngũ cốc và đậu đỗ , rau màu xanh đậm, gan, lòng đỏ trứng,… đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch…

Vitamin K trong rau xanh, đậu nành, bí đỏ, ngũ cốc, hạt, quả, trứng,..cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương.

Nguyên tố vi lượng

Chất vôi là gì

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố hóa học cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho cơ thể. Các nguyên tố vi lượng gồm:

Canxi có trong các sản phẩm từ sữa, rau xanh, bông cải, đóng vai trò quan trọng cho cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng, hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch máu. Canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu.

Phốt pho có nhiều trong cá hồi, sữa chua, thịt gà, là một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.

Magie được tìm thấy trong hạnh nhân, hạt điều, đậu đen, giúp hỗ trợ các phản ứng enzym.

Natri trong muối giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp.

Clorua trong rong biển, muối, cần tây, duy trì sự cân bằng chất lỏng và được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa.

Kali trong đầu lăng, bí đao, chuối, giúp duy trì trạng thái chất lỏng trong các tế bào và giúp truyền dẫn thần kinh và chức năng cơ bắp.

Lưu huỳnh trong tỏi, hành, trứng, nước khoáng, là một phần của mọi mô sống và có trong axit amin methionine và cysteine .

Khoáng chất vi lượng

Chất vôi là gì

Khoáng chất vi lượng cần thiết với số lượng nhỏ hơn so với nguyên tố vi lượng nhưng vẫn đủ hỗ trợ thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể. Các khoáng chất vi lượng và một số chức năng của chúng là:

Sắt có trong hàu, đậu trắng, rau bina, tham gia vào nhiều phản ứng quan trọng trong cơ thể cũng như là thành phần của các enzyme quan trọng, tham gia tạo Hem: hemoglobin để vận chuyển oxy, myoglobin để cơ lưu giữ oxy… giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Mangan có nhiều trong dứa, đậu phộng, giúp hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol.

Đồng có trong gan, cua, hạt điều, cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh bình thường.

Kẽm trong hàu, cua, tôm, sò, thịt đỏ, gan, đậu xanh,… ngũ cốc không xay xát và đậu đỗ có nhiều phytate làm giảm hấp thu kẽm. Kẽm có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường, làm thay đổi sự ngon miệng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai, chức năng miễn dịch, sự phát triển của ống thần kinh trung ương và chữa lành vết thương.

Iốt trong muối iod, cá, hải sản, rong tảo biển, cá tuyết, sữa chua,… Là thành phần quan trọng của hoocmon tuyến giáp, cần cho hoạt động bình thường của tuyến giáp và giúp hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.

Fluoride cần thiết cho sự phát triển của xương và răng.

Selenium quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản và bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa.

Có thể khẳng định, vi chất dinh dưỡng là một phần của gần như mọi quá trình hoạt động trong cơ thể. Để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần cải thiện và đa dạng chất lượng dinh dưỡng bữa ăn bằng cách tăng cường các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung được sản xuất từ các đơn vị uy tín cũng là gợi ý dành cho bạn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vi chất dinh dưỡng là gì. Nếu người thân hoặc bạn bè đang thắc mắc vi chất là gì, cách bổ sung ra sao, bạn hãy chia sẻ bài viết này đến họ nhé!