Chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng

Căn cứ Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chế độ như sau:

1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:

a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;

b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;

c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;

d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;

đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;

e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.

3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

4. Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

Trân trọng!

Bà con cử tri Q.Tân Bình đã phản ảnh chính sách đãi ngộ với lực lượng dân phòng hiện rất thấp, chỉ ở mức 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian và tham gia rất nhiều công việc.

Liên quan đến việc này, Tuổi Trẻ đã phản ánh qua loạt bài về dân phòng. Từ các bài viết này, UBND TP đã xem xét lại các mức hỗ trợ để đảm bảo lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Mới đây, ngày 13-5, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa ký quyết định chính thức quy định về mức hỗ trợ thường xuyên và trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng trên địa bàn TP.

Theo đó, mức hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó dân phòng bằng 25% mức lương cơ sở/người/tháng.

Một đội dân phòng cũng được trang bị 1 khóa mở trụ nước (với những địa bàn có trụ cấp nước chữa cháy đô thị), 5 bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg, 5 bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg, loa pin, thang chữa cháy, hộp sơ cứu, dây cứu người, câu liêm, bồ cào, đèn pin chuyên dụng. Mỗi dân phòng còn được trang bị một bộ quần áo chữa cháy, găng tay chữa cháy, ủng chữa cháy.

Bà con cử tri cũng phản ảnh về hành vi câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ảnh hưởng môi trường, báo Tuổi Trẻ cũng có các bài viết ghi nhận ý kiến của người dân trong khu vực.

Đến nay, dù vẫn chưa có quy định xử phạt đối với hành vi này nhưng một số phường và lãnh đạo các quận, trong đó có Q.Tân Bình, đã tổ chức mô hình tự quản, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở nên hành vi này đã giảm.

MAI HOA

Chế độ, chính sách đối với lực lượng Phòng cháy chữa cháy cơ sở

Thời gian vừa qua, quy định về Phòng cháy, chữa cháy có nhiều thay đổi với việc Chính phủ ban hành Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, thay thế cho Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Một trong những điểm thay đổi là mới là chế độ dành cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Tại Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có nêu:

Điều 34. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

...

3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

4. Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

Căn cứ quy định trên và so sánh với quy định cũ tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì có thể thấy chế độ dành cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có sự thay đổi về cách xác định. Cụ thể:

- Đối với chế độ thường niên của Đội trưởng và Đội phó, quy định cũ xác định mức hỗ trợ hằng tháng theo chức danh của họ do đơn vị quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở. Còn quy định mới thì được xác định theo mức lương tối thiểu vùng khi mức hỗ trợ thêm của họ hằng tháng là không thấp hơn 0,2 mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, với quy định mới mức hỗ trợ của họ không còn tính theo lương cơ sở nữa mà tính theo mức lương tối thiểu vùng. 

- Đối với thành viên đội phòng cháy chữa cháy nói chung khi trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì có thay đổi về mức hỗ trợ thêm khi quy định cũ nêu mức hỗ trợ một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương. Còn đối với quy định mới thì thay đổi thành mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được xác định theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Doanh nghiệp có thể đối chiếu thông tin của mình với quy định tại Nghị định trên để xác định mức lương tối thiểu vùng tương ứng của mình là bao nhiêu, từ đó xác định chính xác mức hỗ trợ, phụ cấp cho Đội trưởng và Đội phó định kỳ hằng tháng cũng như bồi dưỡng cho thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở của mình khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điểm nổi bật tại Thông tư là người được điều động, huy động chữa cháy, phục vụ chữa cháy bị chết có thể được xét công nhận liệt sỹ. Cụ thể, người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập theo quy định. Ngoài ra, họ còn được chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ theo mức suy giảm khả năng lao động.

Bên cạnh đó, nếu người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy bị chết đang tham gia bảo hiểm xã hội, thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định.

Nếu người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy không tham gia bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được trợ cấp tuất một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định pháp luật hoặc trợ cấp hằng tháng; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp mai táng. Ngoài ra, người có đủ điều kiện xét công nhận là liệt sỹ thì được cơ quan có thẩm quyền xét công nhận là liệt sỹ.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/8/2021./.

Nội dung chi tiết thông tư xem tại đây: /Images/Post/files/thong-tu-04-2021-tt-bldtbxh.pdf

Mục lục bài viết

  • 1. Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành
  • 2.Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
  • 3.Huấn luyện, bồi dưỡnglực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành
  • 4. Chế độ đối vớilực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành
  • 5.Trợ cấp, tiền bồi dưỡngkhi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
  • 6. Chế độ khitham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương
  • 7. Chế độ khitham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết

Căn cứ pháp lý:

- Luật phòng cháy, chữa cháy;

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH;

1. Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành

Điều 44 Luật phòng cháy, chữa cháy quy định:

1. Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.

2. Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:

a) Cơ sở hạt nhân;

b) Cảng hàng không, cảng biển;

c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;

d) Cơ sở khai thác than;

đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;

e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.

2.Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở bao gồm:

- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

3.Huấn luyện, bồi dưỡnglực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành

Theo Luật phòng cháy, chữa cháy:

Điều 46. Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp chữa cháy.

3. Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

4. Chế độ đối vớilực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành

Điều 34 Nghị định 136/NĐ-CP quy định:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.

- Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

- Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

- Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

5.Trợ cấp, tiền bồi dưỡngkhi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Trợ cấp, tiền bồi dưỡng đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:

Mỗi ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, thành viên đội dân phòng được trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng, thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được hưởng tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả.

Ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở doanh nghiệp trên địa bàn vùng I do Chính phủ quy định tại thời điểm thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy chia cho 26 ngày.

6. Chế độ khitham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương

Chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương bao gồm:

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh:

- Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

- Người không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Chế độ tai nạn lao động:

- Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tương tự chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ các khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội).

7. Chế độ khitham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết

Chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết được quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BTC:

1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng các chế độ:

a) Thân nhân được hưởng các chế độ, bao gồm:

a1) Trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

a2) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

a3) Hỗ trợ tiền bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Người không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân được hưởng khoản tiền hỗ trợ bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng và cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả. Mức và điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng, trợ cấp mai táng như quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.