Chế độ giáo viên hướng dẫn khkt năm 2024

Giảng viên đại học tham gia hướng dẫn học sinh phổ thông thực hiện dự án thi khoa học kỹ thuật đang gây tranh cãi vì có những dấu hiệu thiếu minh bạch, cần có quy định cụ thể để kiểm soát chặt chẽ.

Chế độ giáo viên hướng dẫn khkt năm 2024
Một gian trưng bày tại cuộc thi khoa học kỹ thuật. Ảnh: LĐO

Còn nhiều tranh cãi

Trong cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) quốc gia dành cho học sinh phổ thông, có nhiều giảng viên các trường đại học (ĐH) tham gia hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án và đạt giải cao. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn, thắc mắc xung quanh hiện tượng này.

Cụ thể, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là người hướng dẫn 2 học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thực hiện dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt”. Dự án này đã được giải Nhất quốc gia và đưa đi tham dự thi quốc tế.

Chế độ giáo viên hướng dẫn khkt năm 2024
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh trong dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt“. Ảnh: LT

TS. Nguyễn Phú Hùng - Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên) cũng hướng dẫn 2 học sinh trường THPT chuyên Thái Nguyên thực hiện dự án “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá Khôi” đạt giải Nhất quốc gia và dự thi quốc tế.

Cả hai dự án nói trên đều gây băn khoăn, nghi ngờ trong giới khoa học và dư luận vì vượt quá tầm rất xa của học sinh phổ thông và có những nội dung tượng tự các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ trước đó.

Cần minh bạch và quản lý chặt chẽ

Để minh bạch, tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu, tư vấn khoa học và hạn chế các trường hợp tiêu cực, khuất tất, thiết nghĩ Bộ GDĐT và các trường ĐH cần ban hành quy định cụ thể để quản lý chặt chẽ việc giảng viên tham gia hướng dẫn học sinh thi KHKT.

Giảng viên thuộc biên chế trường ĐH, không có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh phổ thông thực hiện các dự án thi KHKT. Việc này là được phép nhưng theo quy định giảng viên phải báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo trường ĐH trước khi thực hiện.

Trường ĐH cần kiểm soát chặt chẽ việc này vì dư luận đang nghi ngờ có nhiều khuất tất. Nếu giảng viên làm tốt thì không sao nhưng nếu có vấn đề gì thì ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, thậm chí có thể mất giảng viên.

Trước hết, trường ĐH cần yêu cầu giảng viên báo cáo với hội đồng khoa học nhà trường việc hướng dẫn học sinh phổ thông thi khoa học kỹ thuật về các vấn đề: Đề tài, đối tượng, thời gian, phương pháp, kết quả hướng dẫn.

Yêu cầu giảng viên công khai, giải trình rõ: đề tài mới hay đề tài phát triển, tính cấp thiết, ý nghĩa, kết quả (dự kiến). Vai trò, nhiệm vụ cụ thể của giảng viên (người hướng dẫn) và học sinh (người thực hiện-chủ trì).

Giảng viên phải kiểm tra khả năng, trình độ của đối tượng hướng dẫn (học sinh) về lí lịch khoa học, kỹ năng nghiên cứu, xử lý thông tin, kế hoạch nghiên cứu, kết quả nghiên cứu (dự kiến). Học sinh phải chứng minh đủ điều kiện về năng lực, tài chính, thời gian... để thực hiện dự án.

Yêu cầu giảng viên, học sinh xây dựng và lưu giữ nhật ký nghiên cứu, hướng dẫn khoa học để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo (nếu có) hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Làm rõ vai trò, trách nhiệm, sự hỗ trợ của trường ĐH đối với quá trình thực hiện dự án. Có hợp đồng cụ thể với trường phổ thông về việc trả thù lao cho giảng viên, chi phí sử dụng trang thiết bị thí nghiệm...của trường ĐH và các chi phí khác.

Giảng viên thực hiện hướng dẫn học sinh thực hiện dự án phải có hợp đồng với trường phổ thông, quy định rõ quyền, trách nhiệm của mỗi bên.

Với những giải pháp quản lý nói trên, các nhà khoa học chân chính và các học sinh giỏi càng thuận lợi trong hoạt động khoa học.

Đồng thời, có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn các hành vi khuất tất, lợi dụng cuộc thi để trục lợi.

Theo đó, nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của học sinh thành phố, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc yêu cầu các phòng giáo dục đào tạo quận, huyện và TP Thủ Đức, các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa công tác NCKH của học sinh trung học. Các đơn vị lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình và nội dung dạy học của đơn vị.

Ông yêu cầu các đơn vị tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia khóa tập huấn về phương pháp NCKH, tiêu chí đánh giá dự án khoa học kỹ thuật (KHKT), hồ sơ dự thi KHKT. Nhà trường cần tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh; biểu dương, khen thưởng học sinh và giáo viên có thành tích trong công tác NCKH của học sinh; phát động, triển khai hoạt động NCKH và tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm học 2022- 2023.

Ông Nguyễn Bảo Quốc đề nghị các nhà trường chú trọng khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

Chế độ giáo viên hướng dẫn khkt năm 2024
Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH đạt giải cao sẽ được xem xét nâng lương trước thời hạn

"Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn, theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT và Thông tư 15/2017/TT- BGDĐT, để có thời gian nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi.

Đặc biệt, giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi KHKT thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được đề nghị xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác"- Phó giám đốc Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị các trường trung học xây dựng và phát triển Câu lạc bộ KHKT, tạo môi trường cho học sinh nghiên cứu, chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm NCKH; giúp đỡ học sinh tiếp cận, vận dụng các phương pháp NCKH, rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH, học tập và trong cuộc sống.

Đồng thời phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm KHCN, nhà khoa học, phụ huynh... hướng dẫn, đánh giá dự án KHKT của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp thành phố. Căn cứ điều kiện thực tế thành lập Hội đồng thẩm định khoa học và tổ chức cuộc thi KHKT học sinh trung học tại trường; Khuyến khích các hoạt động tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, đáp ứng yêu cầu chuyển đối số...

Năm học 2022-2023, cuộc thi KHKT học sinh trung học cấp thành phố được Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức vòng sơ khảo từ ngày 6-28/1/2023. Vòng chung khảo, tuyển chọn dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia dự kiến diễn ra từ ngày 30/1 đến ngày 5/2/2023.