Chỉ định thầu là loại chào hàng gì năm 2024

1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:

  1. Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
  1. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
  1. Ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Theo đó, luật không quy định quy trình chỉ định thầu rút gọn phải có thư mời chào giá vì công ty bạn có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu mà không cần thông qua thư mời chào giá.

Hạn mức chỉ định đối với gói thầu xây dựng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 54 Nghị định trên quy định về hạn mức chỉ định thầu như sau:

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

Chi tiết câu hỏi

Tôi đang công tác tại Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện. Phòng được huyện giao khoán kinh phí sự nghiệp đầu năm với 2 công trình sự nghiệp giao thông (1 công trình 400 triệu đồng sửa chữa hư hỏng đường huyện và 1 công trình 600 triệu đồng làm mới đèn tín hiệu giao thông). Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sự nghiệp giao thông đơn vị tôi xác định đây là dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên không lập chủ trương đầu tư mà tiến hành lập phê duyệt dự toán, bản vẽ thi công hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật luôn, nhưng đến bước lựa chọn nhà thầu xuất hiện 2 quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất, căn cứ Điều 1 (đối tượng áp dụng), Điều 2 (phạm vi điều chỉnh) và Điều 19 (quy trình chào hàng cạnh tranh) Thông tư số 58/2016/TT-BCT (được sửa đổi tại Thông tư 68/20022/TT-BTC), 2 gói thầu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông có giá trị > 200 triệu đồng phải thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh. Quan điểm thứ hai, căn cứ Điều 8a (hồ sơ tạm ứng, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) Thông tư số 39/2016/TT-BTC, Điều 54 (hạn mức chỉ định thầu) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, 2 gói thầu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông là dự án nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu là chỉ định thầu. Do 2 quan điểm trên đang trái ngược nhau về hình thức lựa chọn nhà thầu nên đơn vị ông Toàntôi gặp nhiều khó khăn. Đề nghị cho biết, việc lựa chọn nhà thầu theo quan điểm thứ 1 hay thứ 2 là đúng quy định pháp luật?

Trả lời

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu là không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư số 68/2022/TT-BTC) quy định về nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, trong đó có nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, trường hợp gói thầu không thuộc dự án đầu tư phát triển và sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC thì áp dụng hạn mức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh đối với mua sắm thường xuyên.

Ngoài ra, liên quan đến nội dung Thông tư số 39/2016/TT-BTC, đề nghị ông liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.

Chỉ định thầu thông thường bao nhiêu tiền?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu là không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Giá trị gói thầu bao nhiêu thì chào hàng cạnh tranh?

Các gói thầu được áp dụng chào hàng cạnh tranh Căn cứ theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình đấu thầu thông thường sẽ được áp dụng đối với những gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng, cụ thể: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.

Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu là gì?

Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư."

Thư mời chào giá là gì?

Thư mời chào giá được các bên mời thầu sử dụng để mời các nhà thầu nộp báo giá cho một dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ đang chào thầu. Thư mời chào giá thường chứa thông tin về yêu cầu kỹ thuật, số lượng, tài chính, thời hạn và các yêu cầu khác để nhà cung cấp có thể đưa ra báo giá cho gói thầu của doanh nghiệp.