Chỉ sô emerging sources citation index là chỉ số gì năm 2024

TTO - Kết quả được công bố hai năm một lần. Năm nay là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu đánh giá theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số H-index theo thông lệ quốc tế.

Chỉ sô emerging sources citation index là chỉ số gì năm 2024

Sinh viên nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: H.N.

Công trình do hệ thống Vietnam Citation Gateway của GS Nguyễn Hữu Đức, TS Võ Đình Hiếu và NCS Phan Hải ở ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện, được công bố vào dịp kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18-5).

GS Nguyễn Hữu Đức - nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết chỉ số ảnh hưởng (IF) được tính qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019).

Các trích dẫn được thu thập từ nguồn Google Scholar, thường là cao hơn tổng số trích dẫn từ nguồn Web of Science và Scopus.

Theo đó, trong số 83 tạp chí xem xét đưa vào hệ thống Vcgate và được đánh giá, có 72 tạp chí đã có chỉ số ảnh hưởng, 42 chỉ số có IF > 0.1; 12 tạp chí có IF > 0,5 và 6 tạp chí có IF > 1,0.

Tạp chí Journal of Science: Advanced Materials and Devices của ĐH Quốc gia Hà Nội có chỉ số ảnh hưởng cao nhất (IF = 5.921).

GS Nguyễn Hữu Đức cho biết kết quả cho thấy bên cạnh các tạp chí có yếu tố quốc tế, một số tạp chí khoa học của Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực, nhưng đã nhận được chỉ số IF rất đáng khích lệ.

"Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, chất lượng các tạp chí của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn xa với nhóm cuối cùng Q4 của các tạp chí quốc tế rất xa", ông Đức nói.

Chỉ sô emerging sources citation index là chỉ số gì năm 2024

Bảng xếp hạng các tạp chí khoa học Việt Nam theo chỉ số IF - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngoài ra, năm nay nhóm nghiên cứu cũng công bố kết quả khảo sát chỉ số H-index của các tạp chí. Chỉ số này đánh giá mức độ tích hợp giữa năng suất công bố (số lượng) và chất lượng (số trích dẫn).

Theo đó, tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology của Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam có chỉ số cao nhất (H-index = 53).

Chỉ 19,1% tạp chí khoa học được số hóa

Theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, chỉ tính riêng trong hệ thống tạp chí được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm đã có hơn 400 tạp chí.

Trong đó, mới có 1 tạp chí được chỉ mục trong CSDL SCIE (Science Citation Index Expansed) và 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong CSDL của ACI (Asean Citation Index).

"Đây là những con số hết sức khiêm tốn so với cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á", nhóm nghiên cứu nhận xét.

Về tình trạng số hóa, mới có khoảng 115/600 tạp chí, khoảng 19,1%, xuất bản trực tuyến, trong đó chỉ có 83 tạp chí có website tương đối chuẩn hóa, tương thích với các cơ sở dữ liệu quốc tế và được chỉ mục trong hệ thống.

GS Nguyễn Hữu Đức phân tích, định dạng và quy cách trình bày của nhiều tạp chí khoa học ở Việt Nam tùy tiện, chưa thống nhất, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, các ban biên tập và công trình công bố chưa đảm bảo tính đa dạng quốc tế, kể cả mức độ quốc gia. Quy trình bình duyệt chưa rõ ràng và minh bạch. Đặc biệt, chưa có chủ trương khuyến khích đánh giá chất lượng tạp chí theo định lượng và thông lệ quốc tế.

Nhằm mục đích cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc tìm hiểu cũng như công bố công trình khoa học trên các tạp chí khoa học Quốc tế, Khoa Cầu Đường xin giới thiệu một số khái niệm và thuật ngữ thông dụng như sau:

CI (Citation Index) là hệ thống chỉ mục trích dẫn giữa các ấn phẩm cho phép người dùng biết tài liệu nào trích dẫn đến những tài liệu nào. WoS và Scopus là 2 hệ thống Citation Index phổ biến nhất. Chúng chỉ có thể được truy cập qua việc đăng ký (thường thông qua các thư viện). Google Scholar là 1 hệ thống Citation Index khác có thể cho phép truy cập miễn phí qua Internet. ISI là nơi đầu tiên giới thiệu hệ thống Citation Index dành cho các tạp chí khoa học hàn lâm, bao gồm SCI.

ISI (Institute for Scientific Information) là tên của hệ thống dịch vụ ấn bản hàn lâm, thuộc Tập đoàn Thomson Reuters của Mỹ. ISI cung cấp dịch vụ đánh giá đo lường các tạp chí khoa học và cung cấp kho dữ liệu cho tài liệu tham chiếu.

Impact Indicator là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của một tạp chí khoa học

Impact Factor (IF) là một dạng Impact indicator, được tính dựa trên số trích dẫn trung bình hàng năm chia cho tổng số các bài báo đăng trên tạp chí đó. IF là một trong những chỉ số quan trọng dùng để tham khảo khi đánh giá chất lượng của một tạp chí

Web of Science (WoS) là một trang web cho phép truy cập vào hệ thống chỉ mục trích dẫn do ISI lập ra, cung cấp nền tảng tìm kiếm cho toàn bộ các trích dẫn khoa học.

Scopus là tên hệ thống Citation Index của riêng tạp chí Elsevier, một Nhà xuất bản tạp chí chuyên về khoa học kỹ thuật và y khoa của Hà Lan (http://www.elsevier.com/)

SCI, SCIE và ESCI:

SCI (Science Citation Index) là một hệ thống danh mục trích khoa học dẫn tạp chí do ISI lập. Hiện tại SCI thuộc quyền sở hữu của Clarivate Analytics.

SCIE (E=Expanded) là phiên bản lớn hơn của SCI. SCI có sẵn trên định dạng CD/DVD còn SCIE thì không.

ESCI (E=Emerging) là cơ sở dữ liệu mới nhất của WoS (bắt đầu ra đời năm 2015). Các tạp chí trong ESCI sẽ không có IF. Tuy nhiên, các tạp chí trong hệ thống này sẽ được đánh giá hàng năm và được phân nhóm trong danh mục của SCIE. Mục đích là để những bài báo mới được hiển thị trên WoS ngay cả khi chúng chưa được biết đến rộng rãi trên thế giới.

SCI, SCIE và ESCI đều có thể được truy cập online thông qua cơ sở dữ liệu của WoS.

JCR và SJR:

JCR và SJR là 2 công cụ phổ biến giúp người dùng đánh giá chỉ số tác động của một tạp chí (Impact Indicator).

SJR (SCImago Journal Rank) là miễn phí dựa trên kho dữ liệu của Scopus (có tính phí).

JCR (Journal Citation Reports) là tính phí và dựa trên nền dữ liệu của WoS.

Trong khi IF tính bằng JCR là bất biến thì ngược lại, các chỉ số tác động tính bởi SJR là thay đổi theo thời gian. SJR được cho là đánh giá chính xác hơn JCR.

Q1, Q2, Q3, Q4 (Quartiles):

Tùy theo mức độ ảnh hưởng (Impact Indicator), tạp chí trong mỗi lĩnh vực hẹp được phân loại xếp hạng thành 4 nhóm Q1, Q2, Q3, Q4 tương ứng với nhóm 25% cao nhất, nhóm 25-50%, và tương tự… (Các thông tin này thường được tra cứu qua các công cụ đánh giá chỉ sổ tác động của tạp chí như SJR, JCR, Scopus)