Chỉ số roa có ý nghĩa như thế nào năm 2024

Một trong những chỉ số giúp đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là những chỉ số cực kỳ quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư lựa chọn ra những cổ phiếu tốt. Bởi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có khả năng sinh lời tốt trong dài hạn luôn đem lại giá trị rất lớn cho cổ đông. Mặt khác, nếu bỏ qua việc phân tích các chỉ số này, nhà đầu tư sẽ dễ chọn phải cổ phiếu của doanh nghiệp có độ rủi ro cao trước thị trường đầy biến động như hiện nay. Vậy chỉ số ROA/ ROE là gì? Có những chỉ số tài chính quan trọng nào cần phân tích? Và các phương pháp phân tích chỉ số giúp chọn lựa cổ phiếu tiềm năng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích giúp nhà đầu tư có thể giải đáp được những băn khoăn trên, qua đó dễ dàng trong việc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

1. Tổng quan về chỉ số ROA/ ROE:

Chỉ số ROA là gì?

Chỉ số ROA (hay còn gọi là Return on asset) là chỉ số phản ánh về lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư có thể đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

Công thức tính:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan.
  • Tổng tài sản là toàn bộ vốn của công ty dùng để kinh doanh, gồm cả vốn đi vay và vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số ROA giúp mang lại một số ý nghĩa:

  • Cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mức độ hiệu quả từ lượng tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể đó là phản ánh được khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
  • ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
  • Ngược lại, chỉ số ROA thấp cho thấy nguồn vốn chưa được khai thác một các hiệu quả.
  • Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp, doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số ROA thấp. Điều này xảy ra ở các doanh nghiệp hoạt động không cần đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhưng vẫn có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt (như các ngành hàng tiêu dùng, công nghệ,..) Lúc này, nhà đầu tư ngoài xem xét chỉ số ROA thì cần xem xét thêm các chỉ số khác như P/E, ROE.
  • Đối với những doanh nghiệp yêu cầu nhiều vốn để hoạt động (như ngành công nghiệp nặng,..) thì khi sử dụng chỉ số ROA để đánh giá, nhà đầu tư cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Hay so sánh trực tiếp với chính chỉ số ROA trước đây của doanh nghiệp để có thể đưa ra đánh giá chuẩn xác nhất
  • Khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành, doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.

VD về chỉ số ROA của CTCP Thép Nam Kim:

Chỉ số roa có ý nghĩa như thế nào năm 2024

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE (hay còn là Return on equity) là chỉ số phản ánh về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư có thể đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông.

Công thức tính:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan.
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của công ty tự bỏ ra (không bao gồm vốn vay).

Ý nghĩa: Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số ROE giúp mang lại một số ý nghĩa:

  • Chỉ số ROE sẽ giúp cổ đông biết được về khả năng sinh lời mà cổ đông có thể nhận được từ số vốn đã góp.
  • Chỉ số ROE được tính giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận càng cao, ROE càng lớn, thì lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được càng nhiều và các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
  • Chỉ số ROE nếu tăng trưởng bền vững qua các kỳ thì chứng tỏ doanh nghiệp phát triển tốt, biết cách đầu tư, tăng năng suất, lợi nhuận, tạo giá trị tốt cho cổ đông. Ngược lại, chỉ số ROE thấp có nghĩa ban lãnh đạo chưa phát triển hiệu quả công ty, khả năng sinh lời chưa cao.
  • Khi so sánh chỉ số ROE của doanh nghiệp với chỉ số ROE trung bình ngành, nhà đầu tư sẽ dễ dàng xác định được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số này còn cung cấp đầy đủ các thông tin mà ban lãnh đạo doanh nghiệp dùng nguồn vốn chủ sở hữu để phát triển công ty.

VD về chỉ số ROE của CTCP Thép Nam Kim:

Chỉ số roa có ý nghĩa như thế nào năm 2024

2. Chỉ số ROA và ROE bao nhiêu thì được xem là tốt ?

Khi phân tích các chỉ số này, chắc hẳn điều mà nhà đầu tư quan tâm là chỉ số ROA và ROE nên cao bao nhiêu thì tốt ? Việc chỉ số này nên cao bao nhiêu chưa bao giờ là một câu hỏi dễ và để trả lời cho những câu hỏi này, nhà đầu tư cần phân tích các yếu tố sau:

  • Lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động

Các lĩnh vực khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, xi măng,… thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp. Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.

  • So sánh chỉ số với các doanh ngiệp đối thủ cùng ngành

Doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình ngành là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản hiệu quả.

  • So sánh chỉ số với các kết quả trong quá khứ

Nếu chỉ so sánh với các đối thủ xung quanh là chưa đủ, chúng ta còn cần phải so sánh với chính doanh nghiệp trong quá khứ. Tránh trường hợp chỉ số ROA của doanh nghiệp đi xuống nhưng vẫn tốt hơn so với trung bình ngành.

Đối với chỉ số ROA, chỉ số ROA từ 7.5% trở lên thì doanh nghiệp đó được đánh giá đảm bảo năng lực tài chính. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi ít nhất trong 3 năm liên tiếp. Nếu doanh nghiệp đó duy trì giá trị 10% trở lên trong 3 năm liên tục, doanh nghiệp này được đánh giá có nguồn tài chính ổn định.

Còn đối với chỉ số ROE, thì chỉ số ROE ở mức 20% – 22% được xem là tốt. Nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp đặt mức tỷ lệ này để đầu tư an toàn, tránh rủi ro. Còn nếu thấp hơn 10% nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi đầu tư.

Tuy nhiên không có chỉ số nào là hoàn hảo, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng ROA, ROE với các chỉ số tài chính khác để thấy rõ hơn bức tranh tài chính của doanh nghiệp

Qua các kiến thức trên, có thể thấy chỉ số ROA/ ROE là một chỉ số đơn giản nhưng được sử dụng rất phổ biến trong giới đầu tư. Dựa qua việc phân tích chỉ số ROA/ROE,