Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động năm 2024

Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động như phân phối, định giá và khuyến mãi hàng hóa/dịch vụ, nhằm tạo ra sự trao đổi giữa các nhóm, nhằm đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng và tổ chức. Có 5 quan điểm quản trị Marketing cần nắm rõ:

Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động năm 2024

Quan điểm Marketing định hướng sản xuất

Quan điểm này cho rằng các nhà sản xuất cần tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất để hạ giá thành sản phẩm và bán rộng rãi với giá thấp. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ áp dụng với:

  • Sản phẩm đưa ra thị trường có khả năng tiêu thụ lớn hơn khả năng cung ứng
  • Sản phẩm có xu hướng giản dần về nhu cầu tiêu dùng, trong khi chi phí và giá thành sản xuất cao

Quan điểm marketing định hướng sản phẩm

Theo quan điểm này, các nhà sản xuất cần tập trung vào việc cải tiến chất lượng và công dụng của sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ phù hợp khi chất lượng sản phẩm còn thấp và không còn đúng nếu nhu cầu thị trường thay đổi.

Quan điểm marketing định hướng bán hàng

Quan điểm này cho rằng người tiêu dùng thụ động trong việc mua sắm, khi sản xuất quá nhiều, nhà sản xuất cần phải tập trung vào hoạt động bán hàng để kích tiêu thụ. Quan điểm này giúp cho các nhà sản xuất bán được sản phẩm khi công suất sản xuất vượt quá mức. Mục tiêu của họ là bán được những thứ họ làm ra chứ không phải cái mà thị trường cần.

Doanh nghiệp cần áp dụng các quan điểm này nhằm tạo ra các chương trình khuyến mãi quy mô, thiết kế các cửa hàng hiện đại hoặc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp,…để thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm.

Quan điểm Marketing định hướng về nhu cầu

Theo quan điểm này, mức sống người dùng ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng sẽ thay đổi, lúc này các doanh nghiệp cần xác định lại nhu cầu, sáng tạo, cung cấp và truyền thông các giá trị nổi bật cho khách hàng. Áp dụng vào thực tế doanh nghiệp cần tập trung vào thị trường mục tiêu, Xác định rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, Kết hợp nhiều hoạt động marketing.

Quan điểm Marketing xã hội

Quan điểm marketing xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài quy trình marketing như xác định các nhu cầu, nỗ lực đáp ứng các nhu cầu, phải chú ý đến giải quyết thoả đáng lợi ích xã hội, cộng đồng.

Quan điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm xã hội và đạo đức marketing như quảng cáo trung thực, tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động marketing đúng qui định của pháp luật, quan tâm đến môi trường và cạnh tranh một cách lành mạnh.

Dưới đây là ví dụ về ứng dụng các quan điểm quản trị marketing vào công ty Coca-Cola

Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động năm 2024

  1. Quan điểm marketing định hướng sản xuất: Coca-Cola có thể áp dụng quan điểm này bằng cách tăng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của khách hàng trên toàn cầu. Họ có khả năng sản xuất và cung cấp lượng lớn sản phẩm Coca-Cola để đáp ứng sự yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
  2. Quan điểm marketing định hướng sản phẩm: Coca-Cola liên tục cải tiến chất lượng và công dụng của sản phẩm. Họ đưa ra các biến thể mới, như Coca-Cola Light, Coca-Cola Zero và Coca-Cola với hương vị khác nhau để đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của khách hàng.
  3. Quan điểm marketing định hướng bán hàng: Coca-Cola thực hiện các chiến dịch bán hàng mạnh mẽ và quảng cáo sáng tạo để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Họ tạo ra các chương trình khuyến mãi, sự kiện và hợp tác với các đối tác bán lẻ để đảm bảo rằng sản phẩm Coca-Cola được tiếp cận và mua hàng rộng rãi trên thị trường.
  4. Quan điểm marketing định hướng về nhu cầu: Coca-Cola liên tục nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Họ phát triển các phiên bản mới, như Coca-Cola Life với thành phần tự nhiên hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm ít đường.

Quan điểm marketing xã hội: Coca-Cola đặt một sự chú trọng đáng kể vào trách nhiệm xã hội và bền vững. Họ thực hiện các chương trình và dự án như "Mỗi Giọt Sức Sống" nhằm đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp tích cực vào cộng đồng.

Sản phẩm (Tiếng Anh: Product) là tất cả những gì được chào bán trên thị trường. Nó có những cấp độ và cách phân loại cần chú ý.

Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: Kullabs.

Khái niệm sản phẩm theo quan điểm marketing

Sản phẩm trong tiếng Anh gọi là Product.

Sản phẩm theo quan điểm marketing là tất cả những gì được chào bán (thu hút sự chú ý và mua sắm của khách hàng) trên thương trường với có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn khách hàng.

Cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh luôn bao gồm cả những yếu tố vật chất và các yếu tố phi vật chất. Nghiên cứu các yếu tố đó, người ta có thể thấy, nó được chia làm 3 cấp độ, mỗi cấp độ có vai trò và chức năng marketing khác nhau.

Dưới đây là 3 cấp độ hay 3 bộ phận cấu thành một sản phẩm hoàn chỉnh:

Thứ nhất, các yếu tố bản chất cốt lõi của sản phẩm, đó là những lợi ích cơ bản, những giá trị mà người mua chắc chắn nhận được từ sản phẩm - sản phẩm ý tưởng.

Các doanh nghiệp phải tìm ra những lợi ích cơ bản mà khách hàng đòi hỏi ở sản phẩm để tạo ra được những thứ truyển tải được các lợi ích đó. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải cố gắng phát hiện những lợi ích mới của sản phẩm mà khách hàng quan tâm.

Thứ hai, các yếu tố hữu hình của sản phẩm, còn được gọi là sản phẩm hiện thực, thứ mà khách hàng nhận được khi mua. Đây chính là tập hợp các yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, ví dụ như đặc tính sử dụng, chỉ tiêu chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, vật liệu chế tạo, thương hiệu...

Những yếu tố này có thể được khách hàng cảm nhận bằng các giác quan, có nghĩa là họ có thể nhận thức và so sánh được với những sản phẩm cạnh tranh khác. Thực tế cho thấy, khi mua sản phẩm, khách hàng thường dựa vào những yếu tố hiện thực này để lựa chọn.

Nhà quản trị marketing thường cố gắng hữu hình hóa những ý tưởng và lợi ích của sản phẩm thành những yếu tố hiện thực mà khách hàng nhận biết được. Như vậy, thương hiệu là một yếu tố của sản phẩm, khi sản phẩm được gắn thương hiệu.

Thứ ba, các khía cạnh mở rộng của sản phẩm hay còn được gọi là sản phẩm hoàn chỉnh - đó là toàn bộ dịch vụ đi kèm với sản phẩm.

Ngày nay, tập hợp các dịch vụ kèm theo sản phẩm ngày càng phong phú như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, tín dụng, hướng dẫn sử dụng.

Khi cấp độ thứ nhất và thứ hai không giúp cho doanh nghiệp phân biệt được sản phẩm của mình với đối thủ, họ thường tìm cách phân biệt qua những dịch vụ cung cấp bổ sung cho người mua.

Phân loại sản phẩm

Phân loại theo mức độ hoàn thành của sản phẩm

- Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên vật liệu thô.

- Các sản phẩm công nghiệp bao gồm:

Vât liệu thô và bán thành phẩm

Các thiết bị chính như máy móc công cụ và các công cụ dùng để sản xuất khác.

Các bộ phận hay các linh kiện để chế tạo ra sản phẩm.

Các sản phẩm dùng để vận hành các hoạt động kinh doanh.

Phân loại sản phẩm theo thói quen và hành vi mua

- Các sản phẩm tiêu dùng được mua và sử dụng thường xuyên: Lương thực, thực phẩm,...

- Các sản phẩm mua có suy nghĩ như các vật dụng mua không thường xuyên: Ti vi, máy lạnh,...

- Các sản phẩm đặc biệt, chúng có sự nổi trội về khía cạnh nào đó: Ô tô,...

- Các sản phẩm mua ngẫu hứng, không được khách hàng tìm mua, nhưng khi nhìn thấy sản phẩm hoặc được giới thiệu, khách hàng sẽ nghĩ đến việc mua nó.

- Các sản phẩm thụ động: Đây là những sản phẩm khách hàng không biết hoặc không chủ động nghĩ đến nhưng lại có giá trị tiềm năng lớn đối với khách hàng: Các sản phẩm bảo hiểm.