Chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí năm 2024

Không khí ngày càng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người chính vì thế chúng ta càng cần biết về các chỉ số chất lượng không khí để đánh giá được chất lượng không gian sống và có những biện pháp cải thiện.

\=> Xem thêm: Tổng hợp những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí trong đô thị

1. Tìm hiểu về chỉ số chất lượng không khí

1.1. Chỉ số chất lượng không khí là gì?

Chỉ số chất lượng không khí được hiểu là những thông số đo lường về chất lượng không khí tại một khu vực nhất định và biểu thị bằng kết quả chỉ số báo cáo (AQI). Từ chỉ số này chúng ta sẽ đánh giá được mức độ ô nhiễm của không khí. Thông thường chỉ số càng cao thì mức độ ô nhiễm càng lớn.

Theo cơ quan nghiên cứu EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu:

Ozone mặt đất;

Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt lơ lửng): Thường đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM10. Các hạt bụi này đi vào đường hô hấp khi con người hít thở.

PM (Particulate Matter) là có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng).

PM 2.5 chỉ các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (μm). Số PM10 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm (nhưng lớn hơn kích thước PM 2.5).

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí năm 2024

Các loại hạt bụi PM2.5 và PM10 được hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác. Ở các thành phố lớn, hạt bụi mịn PM 2.5 có thể sinh ra từ hoạt động công nghiệp như đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, đám cháy, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc, và đặc biệt là từ khí thải của các phương tiện giao thông.

Carbon monoxide (CO).

Sulfur dioxide (SO2).

Nitrogen dioxide (NO2).

Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng giá trị AQI để mọi người hiểu dễ dàng hiểu được cho dù ô nhiễm không khí đang đạt tới mức độ không lành mạnh trong cộng đồng của họ.

1.2. Cách xác định mức độ ô nhiễm thông qua các chỉ số chất lượng không khí

Để đo chỉ số chất lượng không khí chúng ta sẽ đo bằng những dụng cụ kỹ thuật chuyên biệt mà nó có thể đo được nồng độ trung bình của các chất trong không khí theo mức độ thời gian trong 1 giờ, 8 giờ hoặc 24 giờ.

  • Bụi mịn PM10
  • Bụi mịn PM2.5
  • Khí NO2
  • Khí O3 (Ozon)
  • Khí CO
  • Khí SO2
  • Khí NH3
  • Chì

Từ chỉ số AQI chúng ta sẽ đánh giá chất lượng không khí như sau:

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí năm 2024

2. Tác động của ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến con người

Nếu như chúng ta sống trong vùng có không khí ô nhiễm cao sẽ có nguy cơ tiềm ẩn mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ.

  • Bệnh hô hấp

    Chúng ta hít phải không khí ô nhiễm sẽ làm cho hệ hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi. Thậm chí nếu sinh sống trong khoảng thời gian dài có thể gây ra các bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

    • Bệnh tim mạch

      Khi các phân tử bụi mịn, chất ô nhiễm đi vào trong phổi chúng sẽ nhanh chóng phát tán vào hệ tuần hoàn dẫn đến nguy cơ giãn nở và co thắt mạch máu. Các mạch máu bị giảm kích cỡ dẫn đến cản trở lưu thông, tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ.

      • Thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng

        Khi hệ tuần hoàn có nhiều tác nhân gây hại sẽ khiến cho thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không đủ khả năng lọc sạch máu. Khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh lý khác.

        • Những ảnh hưởng khác đến cơ thể

          Ngoài một số tác động ảnh hưởng bệnh lý quan trọng trên nếu sống trong khu vực ô nhiễm lâu dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, đau nhức cơ thể, nhanh lão hoá, ….

          Chính vì những tác hại tiềm ẩn lớn đến từ ô nhiễm không khí mà hàng ngày chúng ta cần cập nhật các chỉ số chất lượng không khí để có thể nắm bắt được những thông tin quan trọng và có những giải pháp mang đến bầu không khí tốt hơn cho không gian sống.

          Có khi nào chúng ta thắc mắc: “Không khí mà mình hô hấp từng giây là sạch hay ô nhiễm?”. Bởi không khí là không màu, không vị nên không thể đánh giá được chất lượng của nó bằng các giác quan thông thường. Vậy làm sao để biết được không khí trong nhà, tại nơi học tập và làm việc của chúng ta là an toàn hay có hại cho sức khỏe?

          Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

          1. Tại sao cần kiểm tra chất lượng không khí trong nhà?

          Thực tế cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà còn nghiêm trọng hơn ô nhiễm không khí ngoài trời và trở thành mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe con người trong thời gian dài.

          Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng không khí trong nhà:

          • Hoạt động nấu ăn, chế biến thức ăn với mùi dầu mỡ, thực phẩm, khói than… với nhiều gia đình nấu bếp than tình trạng còn trở nên nguy hiểm
          • Bụi, lông thú, phấn hoa, mạt bụi nhà… từ đồ dùng nội thất như thảm trải sàn, rèm cửa, ga đệm…
          • Chất phát thải VOCs từ sơn tường, sáp thơm xịt phòng, tinh dầu, đốt nến,…, các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, hóa mỹ phẩm, chất tẩy bồn cầu, nước giặt trong nhà tắm… tạo ra nhiều sợi lơ lửng, gây kích ứng hệ hô hấp.
          • Vi khuẩn, nấm mốc phát triển do thiếu khí, thời tiết ẩm nồm, nhà ở đóng kín cửa không đối lưu không khí tươi mới.

          Khi con người tiếp xúc lâu ngày với không khí ô nhiễm sẽ gây nguy hại đến sức khỏe:

          • Không gian kín, ô nhiễm gây thiếu khí, chất lượng không khí làm suy giảm về thể chất, uể oải về tinh thần. Trẻ nhỏ chậm phát triển, giảm hiệu suất làm việc.
          • Gây các tình trạng kích ứng đường hô hấp cấp tính: ngứa mũi, dị ứng hô hấp, bệnh về phổi… đặc biệt với trẻ nhỏ và người có mũi bị dị ứng. Lâu dài sẽ gây tình trạng hen suyễn mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi…
          • Các chất hữu cơ lơ lửng trong không khí, thành phần độc hại làm tăng nguy cơ ung thư. Thành phần bụi mịn có thể xâm nhập vào máu, gây các bệnh về tuần hoàn máu, tim mạch, nhồi máu cơ tim…
          • Gây hại cho người già, làm giảm trí nhớ, làm nặng tình trạng Alzheimer… giảm sút tuổi thọ ở người cao tuổi và cả trẻ nhỏ.
            Chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí năm 2024
            Kiểm tra chất lượng không khí trong nhà
          • Kiểm tra, theo dõi bằng mắt và các dấu hiệu dễ nhận biết

          Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi chất lượng không khí trong nhà bị ô nhiễm đó là ngửi thấy mùi khó chịu, mùi ẩm mốc, sau khi lau dọn mà vẫn không cải thiện. Trong nhà xuất hiện các chấm đen phát triển lớn dần, vệt nước hoặc khu vực ẩm thấp.

          • Thuê đơn vị kiểm tra chất lượng không khí trong nhà

          Nếu không thể kiểm tra được chất lượng không khí, hoặc các dấu hiệu không xuất hiện, khó nhận biết, bạn cũng có thể thuê các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng không khí.

          • Để ý sự gia tăng các triệu chứng dị ứng

          Ô nhiễm không khí cũng sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng cho con người, nếu bạn thấy các triệu chứng như ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, nhức đầu phát triển đáng kể biểu hiện ở các thành viên trong gia đình thì bạn nên kiểm tra chất lượng không khí sớm nhé.

          • Sử dụng máy đo chất lượng không khí

          Hiện nay, các thiết bị đo đạc chất lượng không khí được ưu tiên sử dụng vì sự tiện lợi và chi phí hợp lý của nó. Máy đo chất lượng không khí có thể đo được chất lượng không khí bên trong và xung quanh các nơi ở, xác định nồng nội ô nhiễm bụi, đo các hạt bụi mịn, chất gây ô nhiễm vi sinh vật tránh gây bệnh

          Chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí năm 2024
          Sử dụng máy đo chất lượng không khí Airsafe

          3. Các chỉ số cần biết để đánh giá CLKK

          Chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí năm 2024
          Các chỉ số cần biết để đánh giá CLKK

          • 0 – 50 thì Chất lượng không khí được coi là đạt yêu cầu và ô nhiễm không khí gây ra ít hoặc không có rủi ro
          • 51-100 thì Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được; tuy nhiên, đối với một số chất ô nhiễm, có thể có mối quan tâm vừa phải về sức khỏe đối với một số rất nhỏ những người nhạy cảm bất thường với ô nhiễm không khí.
          • 101-150 thì chất lượng không khí thuộc Thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Công chúng nói chung không có khả năng bị ảnh hưởng.
          • 151 -200 thì chất lượng không khí thuộc các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe
          • 201 – 300 thì chất lượng không khí đạt Cảnh báo sức khỏe của các tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ dân số có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn.
          • \> 300 thì chất lượng không khí đạt Cảnh báo sức khỏe cao nhất: mọi người có thể gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe

          Bài viết liên quan: Cách kiểm tra chất lượng không khí và các chỉ số cần biết để đánh giá.

          Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên kiểm tra và theo dõi chất lượng không khí thường xuyên để kịp thời xử lý nhanh, mang lại không khí sạch – không khí an toàn đến không gian sống cho mọi người trong gia đình nhé.

          Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí là gì?

          AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn.

          Chỉ số chất lượng không khí bao nhiêu là tốt?

          Về phương pháp đo chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm:.

          Đâu là mức chỉ số chất lượng không khí AQI nguy hiểm cho tất cả mọi ngườ?

          Giá trị AQI trên 300 thể hiện chất lượng không khí nguy hiểm và dưới 50 thể hiện chất lượng không khí tốt.

          Chỉ số AQI tư 151 200 màu gì?

          Màu xanh 0-50: Không khí tốt. Chất lượng không khí được coi là thỏa đáng, và ô nhiễm không khí gây ra ít hoặc không có rủi ro. Màu đỏ 150-200: Không khí có hại cho sức khỏe. Mọi người sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.