Chính sách kinh tế đối ngoại là gì năm 2024

"Ngành Kinh tế đối ngoại là gì? Học những gì?” trở thành mối quan tâm lớn của các bạn trẻ năng động, hướng ngoại

Chương trình đào tạo của ngành này hướng tới đào tạo các kiến thức chuyên sâu thông qua các môn học tiêu biểu như: Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải quan... Ngành Kinh tế đối ngoại học những gì? Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước. Các kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới; Tại một số trường đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại uy tín như Đại học Ngoại Thương (cơ sở TP.HCM), Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), sinh viên còn được tạo điều kiện tối đa trong việc lĩnh hội những kỹ năng nghiệp vụ về đàm phán quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế, vận tải bảo hiểm trong thương mại quốc tế, xây dựng, phân tích quản trị dự án… Nói đến Kinh tế đối ngoại, điều quan trọng then chốt của ngành học chính là sự hiểu biết về nền kinh tế trong thời hội nhập và khả năng tiếng Anh vượt trội, đây cũng chính là điểm mạnh tại UEF. Bên cạnh đó, sinh viên học tại đây còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết trong quá trình học. Những yếu tố này chính là tiền đề làm nên sự bản lĩnh, tự tin sau khi tốt nghiệp, quan trọng hơn hết là sở hữu được cơ hội nghề nghiệp tại các công ty, tập đoàn kinh tế lớn trong thời hội nhập. Như vậy, với những thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi “Ngành Kinh tế đối ngoại là gì? Học những gì?” của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh. Việc nắm bắt được xu hướng kinh tế cùng kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ lưu loát kết hợp với kỹ năng mềm thành thạo thì khả năng thành công hoàn toàn nằm trong tầm tay tất cả những ai có đam mê và quyết tâm theo đuổi ngành học nhiều tiềm năng này.

Quỳnh Anh

Chính sách đối ngoại của một quốc gia thường được hoạch định bởi bộ máy chính phủ cao nhất của quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau, mỗi thể chế chính trị khác nhau lại có cách cấu tạo bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại khác nhau.

Nhìn chung, các nhân tố chủ chốt quyết định chính sách đối ngoại của một quốc gia bao gồm:

  • Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế;
  • Tình hình chính trị và an ninh thế giới;
  • Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được;
  • Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại; và
  • Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyển thông, công luận,…)

Chính sách đối ngoại của các nước lớn trên thế giới, hoặc của các cường quốc trong khu vực luôn được các quốc gia khác trong khu vực đó và trên thế giới quan tâm nghiên cứu đặc biệt, bởi chính sách của các nước này không chỉ liên quan đến lợi ích của các quốc gia riêng lẻ, mà còn có khả năng tác động rất lớn đến tình hình hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực hoặc toàn thế giới. Chẳng hạn như chính sách đối ngoại của Mỹ luôn gây ảnh hưởng tới tình hình chính trị toàn cầu. Việc Mỹ tiến hành chiến tranh chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan không chỉ được xem là chính sách riêng của các quốc gia này, mà còn tác động tới môi trường an ninh, chính trị, ngoại giao toàn cầu.

Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều vấn đề đối nội đang có tác động lan tỏa ra ngoài biên giới quốc gia, các chính sách đối nội vì vậy cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đối ngoại và quan hệ ngoại giao của quốc gia này đối với các quốc gia khác, chẳng hạn như các chính sách về kinh tế, đầu tư, nhập cư,… Đồng thời, việc hoạch định chính sách đối ngoại ngày nay ở các quốc gia cũng đang chịu tác động ngày càng lớn của các yếu tố chính trị nội bộ như dư luận công chúng, hoạt động vận động hành lang của các nhóm lợi ích, hay ảnh hưởng của giới truyền thông.

Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách Đổi mới từ cuối những năm 1980, Việt Nam đã thi hành chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Chính sách đối ngoại Việt Nam vì vậy đang nhằm thực hiện phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.”

Theo đó, Việt Nam đã chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ. Trong đó Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Chính sách đối ngoại Việt Nam vì vậy đã phục vụ đắc lực cho việc duy trì môi trường hòa bình ổn định ở khu vực, tạo điều kiện cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế trong nước, góp phần không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong những thập kỷ vừa qua.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).