Chứng khoán phát sinh là gì

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là 1 hợp đồng tài chính được thiết lập ngày hôm nay giữa hai bên tham gia, về một giao dịch sẽ được thực hiện vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Giao dịch được thỏa thuận trong hợp đồng thường liên quan đến việc mua/ bán một tài sản – chính là tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh. Trong thời gian tồn tại của hợp đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh không cố định mà thay đổi theo sự biến động giá tài sản cơ sở của nó.

Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh gồm 4 loại chính:

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
  • Hợp đồng tương lai (Future)
  • Hợp đồng quyền chọn (Option)
  • Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng hoán đổi
Là sự thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá chuyển giao (future price) tài sản đó tại một thời điểm có hiệu lực trong tương lai. Là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước Là sự thỏa thuận giữa hai bên để trong đó hai bên đối tác trao đổi dòng tiền này lấy một dòng tiền khác của bên kia

Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai

  • Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Mức giá chuyển giao được điều chỉnh theo tình hình thị trường

  • Mức giá này được ấn định ban đầu và thay đổi sau mỗi phiên trên thị trường.
  • Giá chuyển giao của Hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và liên tục thay đổi theo thời gian.
  • Nếu giá giao ngay của tài sản cơ sở tăng thì thông thường giá chuyển giao cũng tăng và ngược lại. Vào cuối phiên, mức giá chuyển giao của hợp đồng tương lai sẽ được công bố và có hiệu lực cho đến phiên tiếp theo.

Hợp đồng tương lai yêu cầu tỷ lệ ký quỹ

Khi tham gia hợp đồng tương lai, người mua và người bán phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn, và ký quỹ một tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng.

Số dư tài khoản ký quỹ của bên tham gia giao dịch sẽ luôn thay đổi theo giá hàng ngày và không được thấp hơn mức ký quỹ duy trì (theo quy định của sở giao dịch).

Vị thế

Vị thế của hợp đồng tương lai là trạng thái giao dịch và khối lượng của sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ. Hợp đồng tương lai (HĐTL) bao gồm vị thế mua và vị thế bán.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư dự đoán giá chỉ số VN30 Index sẽ tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua); ngược lại, nếu nhà đầu tư nghĩ rằng giá VN30 Index sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).

Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có duy nhất sản phẩm chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30.

  • Ví dụ về Hợp đồng tương lai chỉ số VN30:

Bạn mở vị thế mua 01 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 12/2021, và kỳ vọng thị trường (chỉ số VN30) sẽ tăng trong tương lai.

Hợp đồng tương lai chỉ số Vn30

Hệ số nhân: 100.000 đồng/ chỉ số

Mức ký quỹ: 15%

Ngày đáo hạn 31/12/2021
Vị thế mua 1.000 điểm/ vị thế
Giá trị một hợp đồng: 1.000 điểm * 100.000đ/ điểm chỉ số = 100 tr đồng
Số tiền ký quỹ ban đầu 100* 15% = 15 tr đồng
Giá hợp đồng tăng từ 1.000 lên 1.010 điểm,
Nhà đầu tư lãi: (1010-1000)*100.000/ điểm số = 1tr đồng
Tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư 1/15 = 7%
Giá trị ký quỹ tăng lên 15+1 = 16 tr đồng

Còn nếu tham gia trên thị trường cơ sở, phần trăm lãi của nhà đầu tư chỉ là: (1.010 –1.000)/1.000 x 100% = 1%

Như vậy, nhờ chỉ phải bỏ số tiền ký quỹ ban đầu (15%) mà chỉ với một biến động nhỏ về giá của hợp đồng tương lai có thể tạo ra mức lãi/lỗ lớn hơn nhiều lần so với việc đầu tư vào tài sản cơ sở.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Chứng khoán phát sinh là gì

Chứng khoán phái sinh là gì? Điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh (Ảnh minh họa)

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

(Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)

2. Phân loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn:

- Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

(Khoản 11, 12, 13 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)

3. Đối tượng, điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là công ty quản lý quỹ) chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh:

- Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, bao gồm: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh;

- Công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.

(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)

XEM THÊM: Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh TẠI ĐÂY.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .