Chứng từ đầu vào là gì năm 2024

Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, việc bỏ sót hóa đơn không kê khai là sơ suất mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải. Nhiều doanh nghiệp không biết hóa đơn đầu vào được kê khai trong bao lâu?” Hãy cùng Easyinvoice tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Chứng từ đầu vào là gì năm 2024

1. Hóa đơn đầu vào là gì?

Hóa đơn đầu vào là những hóa đơn được sử dụng cho mục đích mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, sử dụng dịch vụ… nhằm phục vụ cho doanh nghiệp.

Chứng từ cần có khi kê khai hóa đơn đầu vào:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
  • Kế toán cần bổ sung thêm danh mục hàng hóa đi kèm với hợp đồng mua bán nếu trong hợp đồng không có danh sách hàng hóa chi tiết mua vào.
  • Phiếu nhập kho hàng hóa, vật liệu mua vào.
  • Phiếu thu, biên lai giao dịch với khách hàng khi mua hàng hóa.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

2. Hóa đơn đầu vào được kê khai trong bao lâu?

Trước đó, quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC, hóa đơn thuế GTGT đầu vào sẽ có thời hạn kê khai trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, Theo Khoản 8 điều 14 Thông tư số 219/2013/TT- BTC của Bộ tài chính, thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào có sự thay đổi cụ thể như sau:

“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

– Trường hợp DN phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

Như vậy căn cứ quy định trên thì thời hạn kê khai hóa đơn GTGT đầu vào không còn bị giới hạn, (nhưng phải trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế).

Chứng từ đầu vào là gì năm 2024
Electron bill, biing system online payment, finance report concept, program code, laptop neon dark isometric vector

3. Không kê khai hóa đơn đầu vào có sao không?

Theo quy định tại Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC, để được khấu trừ, hóa đơn đầu vào cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào;
  • Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

Dù không có quy định bắt buộc kê khai hóa đơn đầu vào cho doanh nghiệp. Có hóa đơn đầu vào nhưng không kê khai không phải là hành vi trái pháp luật. Nhưng nếu không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro không đáng có như:

  • Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm làm mất hóa đơn nếu không thể xuất trình hoặc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cho các hàng hóa, dịch vụ đã mua khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra.
  • Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt trốn thuế trong trường hợp không kê khai hóa đơn đầu vào và bị cơ quan thuế chứng minh rằng đây là hành động trốn doanh thu.Bên cạnh đó, Doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT nếu không kê khai hóa đơn đầu vào. Nếu doanh nghiệp không muốn thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào, nên giữ lại đầu đủ các hóa đơn. Trên đây Easyinvoice đã giải đáp cho câu hỏi Hóa đơn đầu vào được kê khai trong bao lâu? Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 – 0915.873.088 Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

Phần mềm xử lý hóa đơn đầu vào EasyIN: Lưu trữ tự động – Quản lý tập trung trên 1 hệ thống – Tiết kiệm 80% thời gian xử lý cho kế toán Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra có được coi là đúng pháp luật hay không và bị mất hóa đơn đầu vào chưa kê khai phải xử lý thế nào hãy cùng hóa đơn điện tử EasyInvoice giải đáp ngay tại bài viết dưới đây về việc xử lý thế nào khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra?

Chứng từ đầu vào là gì năm 2024

Nội dung bài viết

1. Hóa đơn đầu vào là gì?

Hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn xuất hiện khi doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, sử dụng dịch vụ, nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Về hình thức và nội dung, hóa đơn đầu vào vẫn giống như các hóa đơn thông thường khác. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các khoản chi ra trong kế toán doanh nghiệp.

Một số loại chứng từ cần thiết của hóa đơn đầu vào là:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, có bổ sung phụ lục ghi chi tiết danh mục hàng hóa, vật tư mà doanh nghiệp mua.
  • Phiếu nhập hàng hóa đã mua vào kho của doanh nghiệp.
  • Các giấy tờ là phiếu thu, biên lai ghi tiền giao dịch hàng hóa mà doanh nghiệp đã thực hiện.
  • Biên bản ghi nhận thanh lý hợp đồng mua bán.

\>>>>> Tìm hiểu ngay Xuất hóa đơn sai thuế suất có bị phạt không

2. Hóa đơn đầu ra là gì?

Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện toàn bộ nội dung: tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.

3. Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra khác nhau như thế nào?

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra là hai thuật ngữ thường được đặt cạnh khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Vậy hai loại chứng từ này khác nhau như thế nào? Hóa đơn đầu ra là hóa đơn bên bán phát hành cho bên mua, khi có giao dịch hàng hóa, cung cấp dịch vụ diễn ra.

Hiểu đơn giản, khi doanh nghiệp là bên mua trong giao dịch, thì hóa đơn nhận được là hóa đơn đầu vào. Ngược lại, khi là bên bán, hóa đơn doanh nghiệp xuất cho bên mua là hóa đơn đầu ra. Nếu như hóa đơn đầu vào dùng để ghi nhận các chi phí, thì hóa đơn đầu ra được sử dụng để tính doanh thu của doanh nghiệp.

4. Hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra có đúng quy định không?

Chứng từ đầu vào là gì năm 2024

Trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhập hàng hóa từ đơn vị cung cấp để bán cho khách hàng. Tuy nhiên, nhà cung cấp chưa xuất hóa đơn đầu vào thì doanh nghiệp đã xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng của mình. Thực tế trong tình huống này, hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra được coi là hành vi trái quy định của pháp luật theo quy định về thời điểm xuất hóa đơn hiện hành.

Cụ thể Bộ Tài chính có quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa/dịch vụ tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

– Đối với hoạt động bán hàng hóa, thời điểm lập và xuất phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc là quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua (không phân biệt đã thu được tiền hay là chưa)

– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, thời điểm lập và xuất hóa đơn phải là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ đó (không phân biệt đã thu tiền hay chưa), nếu đã thu tiền trước thì thời điểm lập và xuất hóa đơn chính là ngày thu tiền.

– Đối với việc giao hàng hóa nhiều lần thì cần phải lập/xuất hóa đơn cho mỗi lần giao về khối lượng và giá trị hàng hóa tương ứng.

Theo đó, đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bên bán khi bàn giao hàng hóa/dịch vụ phải thực hiện xuất hóa đơn và bàn giao cho bên mua theo đúng quy định. Trong trường hợp, bên bán đã giao hàng cho bên mua mà không xuất hóa đơn là trái pháp luật và đồng nghĩa rằng xuất hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra là trái pháp luật.

Do đó, nếu nhà cung cấp đã giao hàng cho doanh nghiệp nhưng chưa xuất hóa đơn thì tuyệt đối doanh nghiệp không được xuất hóa đơn đầu ra cho khách nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Hủy hóa đơn đầu ra đã kê khai thuế có được không

5. Các bước xử lý khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra

Nhiều trường hợp không may, kế toán làm mất hóa đơn đầu vào nhưng chưa kê khai thuế thì hãy xử lý theo 03 bước dưới đây:

Bước 1: Lập biên bản ghi nhận việc mất hóa đơn

Bên bán và bên mua cần thực hiện lập biên bản để ghi nhận về việc mất hóa đơn đầu vào, cụ thể biên bản cần đáp ứng 3 yêu cầu sau:

– Thể hiện rõ trên biên bản sự việc ban mua làm mất hóa đơn đầu vào liên 2

– Thể hiện rõ trên biên bản thông tư liên 1 của bên bán đã khai, nộp thuế tháng nào

– Trên biên bản bên bán và bên mua ký và ghi rõ họ tên của người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền; đồng thời đóng dấu lên Biên bản.

Bước 2: Bên bán sẽ chụp liên 1 của hóa đơn cho bên mua

Theo quy định, bên mua khi làm mất hóa đơn đầu vào liên 2 sẽ được sử dụng hóa đơn bản sao có chữ ký và đóng dấu của bên bán kèm theo biên bản việc mất hoặc cháy hỏng hóa đơn đã lập để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.

Theo đó để tạo điều kiện cho bên mua, bên bán sẽ chụp liên 1 của hóa đơn đã mất, ký và đóng dấu xác nhận theo quy định và gửi trên bên mua.

Bước 3: Bên mua lập báo cáo về việc mất hóa đơn để gửi cho bên mua

Để hoàn tất thủ tục xử lý tình trạng mất hóa đơn đầu vào, bên mua cần tiến hành lập báo cáo về việc mất hóa đơn sau đó gửi cho Cơ quan thuế.

Chỉ với 03 bước nêu trên, kế toán đã có thể xứ lý khi làm mất hóa đơn đầu vào mà chưa kê khai thuế. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết nhất thời để tránh gặp phải tình trạng mất hay cháy hỏng hóa đơn thì doanh nghiệp nên chuyển đối sang sử dụng hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử giúp kế toán doanh nghiệp quản lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn một cách bảo mật và an toàn. Đồng thời, kế toán có thể lập và gửi hóa đơn nhanh chóng đến khách hàng.

Chứng từ đầu vào là gì năm 2024

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giải đáp thắc mắc của nhiều đơn vị về xử lý thế nào khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra? Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Chứng từ khi xuất kho bán hàng gồm những gì?

Các chứng từ mà kế toán bán hàng cần quan tâm?.

Hóa đơn VAT..

Hóa đơn bán hàng..

Báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa lẻ, dịch vụ.

Phiếu xuất kho/ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

Phiếu xuất kho hàng gửi bán cho đại lý.

Giấy nộp tiền, thẻ quầy hàng, bảng kê nhận hàng và thanh toán mỗi ngày..

Chứng từ đâu ra gồm những gì?

Hóa đơn đầu bao gồm các chứng từ như hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu nhập kho hàng hóa mua vào, phiếu thu, biên lai ghi số tiền giao dịch với khách hàng,.. Đặc biệt, đối với hóa đơn điện tử sẽ bao gồm các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Hóa đơn đầu vào là như thế nào?

Hóa đơn đầu vào là cơ sở để hạch toán các chi phí, giảm trừ thuế, và quyết toán thuế với cơ quan thuế Hóa đơn đầu vào giúp doanh nghiệp tính toán chi phí kinh doanh sản xuất để đưa ra những quyết định về giá bán, phân phối, thúc đẩy, truyền thông,...

Quản lý đầu vào là gì?

Quản lý hóa đơn đầu vào là chỉ chung những hoạt động mà kế toán cần thực hiện sau khi tiếp nhận hóa đơn đầu vào của hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp. Việc quản lý hóa đơn đầu vào bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, xử lý, phân loại và lưu trữ hóa đơn đó thuận tiện cho tra cứu, kiểm tra trong tương lai.