Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Thanh toán thương mại điện tử là một hình thức thanh toán đang ngày càng phổ biến. Qua bài viết này, bạn có thể hiểu tổng quan về thanh toán thương mại điện tử và cách thức hoạt động.

1. Thương mại điện tử (E-commerce) là gì?

Thương mại điện tử (E-commerce) là một phần của kinh doanh điện tử (E-business), thương mại điện tử tập trung vào việc mua bán trực tuyến.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi, thanh toán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet.

2. E-commerce bao gồm 5 mô hình cơ bản

Mô hình Chủ thể Mục tiêu B2C Doanh nghiệp Người tiêu dùng B2B Doanh nghiệp Doanh nghiệp C2C Người tiêu dùng Người tiêu dùng D2C Doanh nghiệp Người tiêu dùng C2B Người tiêu dùng Doanh nghiệp

2.1. B2C (business-to-consumer)

B2C (business-to-consumer) là mô hình thương mại điện tử trong đó doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng. Các giao dịch B2C thường diễn ra thông qua các website thương mại điện tử, mạng xã hội, hoặc các ứng dụng mua hàng trực tuyến.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Ví dụ về các giao dịch B2C:

  • Khách hàng mua một chiếc áo sơ mi của Coolmate thông qua Shopee
  • Khách hàng đặt phòng khách sạn trên ứng dụng của Agoda.

2.2. B2B (business-to-business)

B2B (business-to-business) là mô hình thương mại điện tử trong đó doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Các giao dịch B2B thường diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn, có quy mô và nguồn lực mạnh.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Ví dụ về các giao dịch B2B:

  • Một công ty sản xuất đồ điện tử mua linh kiện từ một nhà cung cấp linh kiện.

2.3. C2C (consumer-to-consumer)

C2C (consumer-to-consumer) là mô hình thương mại điện tử trong đó người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng khác. Các giao dịch C2C thường diễn ra thông qua các website đấu giá trực tuyến, các nền tảng kết nối người mua và người bán, hoặc các mạng xã hội.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Ví dụ về các giao dịch C2C:

  • Một người bán một chiếc xe máy cũ trên trang web mua bán trực tuyến.
  • Một người đăng bán một căn hộ chung cư trên mạng xã hội.

2.4. D2C (direct-to-consumer)

D2C (Direct-to-consumer) là mô hình thương mại điện tử trong đó doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần thông qua các nhà bán lẻ trung gian. Các giao dịch D2C thường diễn ra thông qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp hoặc các kênh bán hàng trực tiếp khác.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Ví dụ về các giao dịch D2C:

  • Khách hàng mua một chiếc áo thun trực tiếp trên website của Uniqlo.
  • Khách hàng mua vé xem phim trực tiếp từ website của CGV.

2.5. C2B (Consumer-to-Business)

C2B (Consumer-to-business) là mô hình thương mại điện tử trong đó người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Ví dụ về các giao dịch C2B:

  • Một người bán bức tranh của mình cho một doanh nghiệp bán tranh.
  • Một người bán ý tưởng sáng chế cho một doanh nghiệp công nghệ.

3. Thanh toán thương mại điện tử là gì?

Thanh toán thương mại điện tử là hành động thực hiện một giao dịch trực tuyến, trong đó khách hàng sẽ thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ đã mua trên các nền tảng thương mại điện tử.

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Thanh toán thương mại điện tử có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, QR code, chuyển khoản ngân hàng.

Xem thêm: Danh sách các hình thức thanh toán thương mại điện tử

4. Cách thức hoạt động của thanh toán thương mại điện tử

Thanh toán thương mại điện tử là quá trình chuyển tiền từ khách hàng sang người bán. Quá trình này thường liên quan đến ba bên chính:

Chương 6 thanh toán trong thương mại điện tử năm 2024

Bước 1: Cổng thanh toán là dịch vụ tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa website của người bán và bộ xử lý thanh toán.

Bước 2: Bộ xử lý thanh toán là công ty ủy quyền và xử lý thanh toán.

Bước 3: Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ giải quyết thanh toán giữa người bán và ngân hàng của khách hàng.

Bước 4: Khi khách hàng thực hiện thanh toán thương mại điện tử, các bước sau sẽ được thực hiện:

Bước 5: Khách hàng nhập thông tin thanh toán trên website thương mại điện tử của người bán.

Bước 6: Thông tin thanh toán sau khi được xác nhận sẽ được gửi đến cổng thanh toán.

Bước 7: Cổng thanh toán chuyển tiếp thông tin thanh toán đến bộ xử lý thanh toán.

Bước 8: Bộ xử lý thanh toán ủy quyền thanh toán và điều hướng quay trở lại cổng thanh toán.

Bước 9: Cổng thanh toán sẽ tiếp tục điều hướng khách hàng trở lại website của người bán, nhằm cho biết thanh toán đã được ủy quyền hay chưa.

Bước 10: Nếu thanh toán được ủy quyền, website của người bán sẽ hiện thông báo hoàn tất giao dịch cho khách hàng.

Cuối cùng, người bán nên chọn cổng thanh toán cung cấp nhiều phương thức thanh toán đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng. Bằng cách hiểu các loại phương thức thanh toán thương mại điện tử khác nhau và các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn cổng thanh toán, người bán có thể gia tăng cơ hội chuyển đổi trên các nền tảng thương mại điện tử.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm các giải pháp và dịch vụ khác của 9Pay về Thu hộ Chi hộ, Cổng thanh toán hãy liên hệ ngay với 9Pay thông qua các hình thức sau:

Hotline: 1900 88 68 32

Email: [email protected]

Nhận tư vấn về Cổng thanh toán

9Pay đã tích hợp và kết nối thành công với nhiều đối tác trong và ngoài nước về dịch vụ và giải pháp thanh toán số như:

Tiktok, Nimo TV, Razer, BIGO LIVE, Tikop,... và hơn 40+ ngân hàng trong nước và quốc tế. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết nhất về giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp và website của bạn.