Chuyển vị ngang cho phép của nhà cao tầng

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:13/02/2012

Hiện nay, để kiểm tra chuyển vị ngang đỉnh nhà cao tầng, có thể căn cứ 2 tiêu chuẩn VN như sau: - TCXD 198:1997 Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối: áp dụng cho nhà cao ≤ 75m, nếu kết cấu khung - vách thì f/H ≤ 1/750 (mục 2.6.3); - TCXDVN 356:2005 Kết cấu bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế: fu ≤ h/500 cho mọi trường hợp (Bảng C4 - Phụ lục C). Xin hỏi BXD như sau: 1. Nhà cao tầng có chiều cao > 75m có áp dụng TCXD 198:1997 được không, nếu không thì áp dụng TC nào? 2. Có thể áp dụng TCXDVN 356:2005 (fu ≤ h/500) cho tất cả các chiều cao nhà cao tầng được không, vì nếu kiểm tra f/H ≤ 1/750 hoặc f/H ≤ 1/1000 như tại TCXD 198:1997 thì kết cấu sẽ lớn gây lãng phí, trong khi các tiêu chuẩn phổ biến của nước ngoài đều áp dụng f/H ≤ 1/500?

Nội dung này được Vụ Khoa học công nghệ và môi trường tư vấn như sau:

  • Tiêu chuẩn TCXD 198:1997 “Nhà cao tầng. Thiết kế kết cấu BTCT” đang được đưa vào danh mục các tiêu chuẩn hủy bỏ. Đề nghị Bạn áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005.


Nguồn:

Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng

Tin tức liên quan:

Tác giả: Triệu Tây An

Khống chế chuyển vị ngang của nhà cao tầng là xem xét các nhân tố sau:

  1. Đảm bảo an toàn cho kết cấu chính, chống nứt, phá hoại, mất ổn định, chống lật. Sau khi chuyển vị ngang vượt quá một giá trị nhất định, cột của khung và vách cứng sẽ nứt, chuyển vị quá lớn kết cấu có thể bị phá hoại. Dưới áp lực gió và động đất nhỏ thường gặp, kết cấu không được nứt; đối với động đất lớn ít gặp, kết cấu không bị đổ, chuyển vị có thể chấp nhận của các loại kết cấu xem bảng 4-13.
  2. Tránh tường chèn, trang trí bị phá hoại do chuyển vị quá lớn. Hiện nay, tường xây chèn được sử dụng rộng rãi, lại tường này khả năng biến dạng kém, dễ bị nứt, chuyển vị hơi lớn sẽ đổ. Sau động đất, chi phí cho phá dỡ cải tạo rất lớn, cho nên càng cần hạn chế chuyển vị của kết cấu chính.
  3. Khi số tầng rất cao thì chuyển vị không được quá lớn, để tránh cho người ở và làm việc có cảm giác khó chịu.

Vì 3 nguyên nhân trên, công trình cao tầng cần khống chế chuyển vị ngang.

Bảng 4-13: Chuyển vị mà kết cấu có thể chịu đựng u/h

Loại kết cấu Khi nứt Khi phá hoại
Cột dài khung   1/200 ~ 1/100
Cột ngắn khung   1/1000 ~ 1/300
Vách cứng có khung viền 1/4000 ~ 1/2000 1/250
Tường xây chèn 1/4000 1/300
Vách cứng 1/1000 ~ 1/800 1/400 ~ 1/250

(Chú thích: Đây là các số liệu của tác giả Triệu Tây An - Trung Quốc. Bảng trên không được quy định trong TCVN

Câu hỏi của bạn VŨ TRẦN MINH HẰNG tại hòm thư hỏi :

Hiện nay, để kiểm tra chuyển vị ngang đỉnh nhà cao tầng, có thể căn cứ 2 tiêu chuẩn VN như sau:

- TCXD 198:1997 Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối: áp dụng cho nhà cao ≤75m, nếu kết cấu khung - vách thì f/H ≤1/750 (mục 2.6.3);

- TCXDVN 356:2005 Kết cấu bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế: fu ≤h/500 cho mọi trường hợp (Bảng C4 - Phụ lục C).

Xin hỏi BXD như sau:

1. Nhà cao tầng có chiều cao > 75m có áp dụng TCXD 198:1997 được không, nếu không thì áp dụng TC nào?

2. Có thể áp dụng TCXDVN 356:2005 (fu ≤h/500) cho tất cả các chiều cao nhà cao tầng được không, vì nếu kiểm tra f/H ≤1/750 hoặc f/H ≤1/1000 như tại TCXD 198:1997 thì kết cấu sẽ lớn gây lãng phí, trong khi các tiêu chuẩn phổ biến của nước ngoài đều áp dụng f/H ≤1/500?

Sau khi nghiên cứu, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường có ý kiến như sau:

Tiêu chuẩn TCXD 198:1997 “Nhà cao tầng. Thiết kế kết cấu BTCT” đang được đưa vào danh mục các tiêu chuẩn hủy bỏ. Đề nghị Bạn áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005.

Vụ Khoa học công nghệ & Môi trường

Theo baoxaydung.com.vn

Hiện nay, trên khắp các nẻo đường, những ngôi nhà cao tầng mọc lên như nấm, tuy nhiên một vấn đề thường phải đối diện khi thiết kế nhà cao tầng là giải pháp để hạn chế chuyển vị ngang- bước cột tương đối lớn trong khi chiều cao của dầm tương đối nhỏ nhằm đảm bảo chiều cao thông thủy với một chiều cao tầng thấp nhất làm giảm tác dụng chịu tải trọng ngang của hệ khung trong kết cấu khung – vách lõi (core wall). Và để hạn chế chuyển vị ngang cho công trình, các kỹ sư trắc địa cần hiểu đúng bản chất yêu cầu về các điều kiện hạn chế nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất khi đứng trước các tình huống thiết kế cụ thể.

Cần phải làm gì để khống chế chuyển vị ngang của nhà cao tầng?

 Trước hết cần đảm bảo an toàn cho kết cấu chính, chống nứt, phá hoại, mất ổn định, chống lật. Sau khi chuyển vị ngang vượt quá một giá trị nhất định, cột của khung và vách cứng sẽ nứt, chuyển vị quá lớn kết cấu có thể bị phá hoại. Dưới áp lực gió và động đất nhỏ thường gặp, kết cấu không được nứt; đối với động đất lớn ít gặp, kết cấu không bị đổ, chuyển vị có thể chấp nhận của các loại kết cấu xem bảng 4-13.

Bảng 4-13: Chuyển vị mà kết cấu có thể chịu đựng u/h

Loại kết cấu Khi nứt Khi phá hoại
Cột dài khung 1/200 ~ 1/100
Cột ngắn khung 1/1000 ~ 1/300
Vách cứng có khung viền 1/4000 ~ 1/2000 1/250
Tường xây chèn 1/4000 1/300
Vách cứng 1/1000 ~ 1/800 1/400 ~ 1/250

(Chú thích: Đây là các số liệu của tác giả Triệu Tây An – Trung Quốc. Bảng trên không được quy định trong TCVN

 Tiếp đến là tránh tường chèn, trang trí bị phá hoại do chuyển vị quá lớn. Hiện nay, tường xây chèn được sử dụng rộng rãi, loại tường này có khả năng biến dạng kém, dễ bị nứt, chuyển vị hơi lớn sẽ đổ. Sau động đất, chi phí cho phá dỡ cải tạo rất lớn, cho nên càng cần hạn chế chuyển vị của kết cấu chính.

Đặc biết, đối với các tòa nhà cao tầng thì chuyển vị khong được quá lớn để tránh cho những người dân cư trú và làm việc tại đó cảm thấy khó chịu.

Từ những nguyên nhân nói trên cho thấy, việc khống chế chuyển vị ngang đối với nhà cao tầng là điều hết sức cần thiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐO ĐẠC XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ PHÚC GIA

📞Điện thoại: 0903.91.62.91 (Mr. Huỳnh Văn Hạnh)

✉Email:

🏬Địa chỉ: 23-25 Đường Số 13 – KDC Nam Long, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM

Phải xem xét trị số giới hạn chuyển vị ngang của kết cấu nhà cao tầng như thế nào ?

Hồ Việt Hùng

01/11/2014

26,392

Chống động đất của kết cấy nhà cao tầng tiến hành theo hai giai đoạn: dưới tác động động đất nhỏ thường gặp, công trình nên đảm bảo tính đàn hồi hoặc hư hỏng vô cùng nhỏ; dưới tác động của động đất mạnh ít gặp thì công trình không bị đổ.

Dưới tác động của tải trọng gió và động đất tính toán, tỉ lệ chuyển vị giữa các tầng của công trình với chiều cao tầng Δu/h phải nằm trong giới hạn ở trong bảng 4-14. Tỉ lệ chuyển vị của điểm đỉnh với tổng chiều cao u/H phải nằm trong giới hạn ở trong bảng 4-15.

Bảng 4-14: Giới hạn của Δu/h

Loại kết cấu Mức độ hoàn thiện Tải trọng Gió Tải trọng Động đất
Khung

Tường ngăn nhẹ

Tường xây chèn

1/450

1/500

1/400

1/450

Khung - Vách

Trang trí loại vừa

Trang trí tương đối cao

1/700

1/800

1/650

1/700

Vách

Trang trí loại vừa

Trang trí tương đối cao

1/900

1/1100

1/800

1/1000

Bảng 4-15: Giới hạn của u/h

Loại kết cấu Mức độ hoàn thiện Tải trọng Gió Tải trọng Động đất
Khung

Tường ngăn nhẹ

Tường xây chèn

1/550

1/650

1/500

1/600

Khung - Vách

Trang trí loại vừa

Trang trí tương đối cao

1/800

1/900

1/700

1/800

Vách

Trang trí loại vừa

Trang trí tương đối cao

1/1000

1/1200

1/900

1/1100

(Ghi chú: giá trị trong các bảng bảng trên đây là tác giả đề cập theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Đối với Việt Nam, các giá trị hạn chế này được đề cập trong 2 tiêu chuẩn hiện hành là Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép và Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng)

Giá trị tính toán chuyển vị Δu và u của kết cấu lắp ghép nên tăng thêm 20%. Khi tính toán chuyên vị, hệ số độ tin cậy của tác động lấy bằng 1.

Dưới tác động của động đất ít gặp, chuyển vị của các tầng của khung nên đáp ứng yêu cầu sau:

Δup ≤ (1/50)*h

Trong đó: h là chiều cao tầng

Khi tỉ số nén của cột nhỏ hơn 0.4, Δup có thể tăng đến (1/45)*h; nếu toàn bộ chiều cao cột đều gia tăng cốt đai và dùng giói hạn trên bố trí cốt đai, Δup có thể tăng đến (1/40)*h

Thảo luận của KetcauSoft

Cuốn sách Hỏi - Đáp Thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng của Triệu Tây An được NXB Xây dựng in lần đầu vào năm 1996, có thể nguyên bản đã được xuất bản trước đó khá lâu; tuy nhiên những kiến thức trong đó không hề cũ. Có thể thấy lý luận của tác giả Triệu Tây An về vấn đề hạn chế chuyển vị là phù hợp với tiêu chuẩn EC8. Điểm đáng chú ý trong bài viết này chính là nhấn mạnh trường hợp giới hạn chuyển vị trong thiết kế kháng chấn, đó là đối với các trận động đất nhỏ thì công trình cần đảm bảo một giới hạn chuyển vị khắt khe nhằm tránh các kết nứt và cấu kiện vẫn làm việc đàn hồi; còn đối với các trận động đất lớn thì công trình cho phép biến dạng lớn miễn là không sụp đổ. Chính biến dạng lớn sẽ khiến công trình hấp thụ và tiêu tán được năng lượng động đất. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý và các Tiêu chí về hạn hế hư hỏng và không sụp đổ của EC8.

Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu kháng chấn của Việt Nam đã ban hành từ khá lâu, từ năm 2006 với phiên bản TCXDVN 375:2006 (nay là TCVN 9386:2012) được biên dịch từ EC8. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn này cho đến nay thực sự vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng thảo luận. Và điểm mâu thuẫn lớn nhất chính là sự không đồng bộ giữa các tiêu chuẩn. Trong khi TCXDVN 356:2006 (nay là TCVN 5574:2018) chỉ hạn chế chuyển vị lệch tầng ở một giá trị cho phép tương đối lớn; thì tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng vẫn ở phiên bản cũ (TCXD 195:1997) và với một giá trị hạn chế rất khắt khe.

Trong các tính toán thực tế, tải trọng động đất thường gây ra chuyển vị rất lớn, thông thường gấp 2 đến 3 lần so với tải trọng gió. Và việc áp dụng một hạn chế khắt khe về chuyển vị sẽ dẫn đến sự gia tăng về kích thước của các cấu kiện thẳng đứng, nhưng có thực sự hợp lý ?

Vậy, chúng ta nên hiểu và áp dụng như thế nào ?

Theo tôi, các yêu cầu về hạn chế chuyển vị ngang trong TCXD 195:1997 và trong TCVN 5574:2018 được áp dụng với mục đích đảm bảo cho các cấu kiện không bị nứt (đáng kể) và kết cấu vẫn làm việc trong giai đoạn đàn hồi chỉ nên áp dụng đối với tải trọng gió. Còn đối với tải trọng động đất, do cho phép nứt chính là tiền đề quan trọng cho nguyên lý thiết kế kháng chấn của TCVN 9386:2012 nhằm cung cấp khả năng hấp thụ và tiêu tán năng lượng của kết cấu, do đó, không áp dụng các hạn chế về chuyển vị được nêu trong TCXD 195:1997; mà thay vào đó, là áp dụng điều khoản về hạn chế hư hỏng được nêu trong 4.4.3.2 của TCVN 9386:2012